Thực trạng đời sống của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 87)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp

4.1.3. Thực trạng đời sống của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3

4.1.3.1. Tình hình về đời sống của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3

Đời sống vật chất của người lao động tương đối khó khăn, do phần lớn lao động là lao động phổ thông, trình độ lao động thấp nên mức thu nhập của người lao động không cao. Giá cả thị trường ở KCN cũng biến động lớn, thường cao hơn so với chỗ khác. Sau đây là bảng mức chi tiêu hàng tháng của người lao động.

Bảng 4.17. Mức chi tiêu hàng tháng của người lao động tại KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Nội dung

1. Mức chi tiêu BQ/tháng của LĐ - Thuê nhà

- Tiền ăn

- Tiền dịch vụ khác

2. Mức tiết kiệm BQ/tháng của lao động

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Từ bảng 4.17 ta có thể thấy được mức chi tiêu hàng tháng của các lao động khá lớn nên mức tiết kiệm không cao. Mức tiết kiệm không cao còn do, ngoài việc phải chi trả các khoản chi tiêu các nhân thì người lao động còn phải gửi tiền về quê cho bố mẹ, con cái… Nhiều người lao động đi làm bỏ lại quê hương, bố mẹ, con cái để kiếm sống. Họ không đủ khả năng, cũng như thời gian để chăm sóc bố mẹ, con cái của mình. Chính vì vậy, hàng tháng họ chỉ có thể gửi tiền về quê để bố mẹ, con cái trang trải cuộc sống ở quê. Nên nhiều người lao động không tiết kiệm được một khoản tiền nào cả, thậm chí còn phải đi vay mượn.

Tiền lương thấp cũng dẫn đến sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp khá lỏng lẻo. Lao động sẵn sàng rời bỏ công việc đang làm để làm việc ở công ty khác, gây ra vấn đề thiếu lao động và mất công đào tạo nhiều lần.

Bảng 4.18. Tình hình chỗ ở của người lao động KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3

Nội dung

1. Số lượng lao động địa phương 2. Số lượng lao động từ nơi khác đến 3. Số lượng lao động thuê nhà trọ

Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (2016) Khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 đã có quỹ đất xây dựng khu chung cư, dịch vụ, đô thị phục vụ cho KCN. Tuy nhiên thì tiến độ đầu tư rất chậm. Nhiều doanh nghiệp nhận thức được cần thiết phải lo nhà ở cho người lao động nhưng do khó khăn về vốn đầu tư, quỹ đất… nên chưa triển khai được.

Phần lớn lao động phải tự tìm chỗ ở từ các nhà trọ của dân vùng phụ cận với mức tiền lương eo hẹp, tình hình ăn ở và sinh hoạt chưa được tốt. Nhiều lao động không có chỗ ở ổn định, thường xuyên phải thay đổi chỗ ở phù hợp với đồng lương và công việc. Hiện nhà ở kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện tối thiểu đang gia tăng rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thuê nhà của người lao động vì đất của người dân xung quanh các KCN đều rất chật hẹp và khả năng đầu tư của người dân cũng hạn chế. Việc thuê nhà trọ của người lao động rất khó khăn, có khi phải tìm thuê nhà cách KCN từ 5 – 7 km.

Việc hàng nghìn người lao động tạm trú trên địa bàn trong thời gian dài đã kéo theo nhiều biến đổi về văn hóa – xã hội, làm thay đổi nếp sống của người dân địa phương. Do điều kiện ở, sinh hoạt không đảm bảo nên đã xảy ra không ít va chạm giữa công nhân và dân địa phương. Nhiều tệ nạn xã hội cũng đã nảy sinh, gây mất trật tự trong khu vực.

Về đời sống tinh thần, với mức tiền lương thấp, điều kiện nhà ở khó khăn, người lao động rất thiếu điều kiện để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập.

Các dịch vụ phát triển con người bị thiếu hụt nghiêm trọng, thậm chí không có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại chúng qua báo chí, truyền hình.

KCN đi vào hoạt động chưa chú ý ngay từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội cần thiết như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao…

Bên cạnh đó, thời gian làm việc của người lao động thường kéo dài nên họ cũng ít có cơ hội tham gia và cũng không muốn tham gia các hoạt động khác vì quá mệt mỏi.

4.1.3.2. Đời sống vật chất của người lao động tại khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3

a. Nhà ở của người lao động tại khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 KCN phát triển thu hút lao động từ khắp mọi nơi, không chỉ lao động tại địa phương mà còn các lao động từ nơi khác đến. Với những lao động địa phương họ chọn sống với gia đình, những lao động xa nhà họ lựa chọn cách thuê nhà trọ, có thể họ sống một mình hoặc cùng bạn bè tùy vào điều kiện cá nhân.

Bảng 4.19. Nơi sống hiện nay của người lao động KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3

Nội dung 1. Sống cùng gia đình 2. Ở trọvới bạn bèvới gia đìnhmột mình

DN trong nước

SL CC

(Người) (%)

12 24

38 76

18 47,37

12 31,58

821,05

DN liên doanh

Do các lao động của KCN là người từ nơi khác đến nên tỷ lệ thuê nhà trọ là khá cao. Tỷ lệ sống cùng gia đình tại các DN trong nước chỉ khoảng 24% còn lại 76% là ở trọ. Đối với các DN nước ngoài cũng vậy, có hơn 60% lao động ở trọ.

Tỷ lệ lao động sống với bạn bè hoặc gia đình của cả 3 loại hình doanh nghiệp đều khá là cao, rất ít lao động sống 1 mình. Những lao động sống 1 mình chủ yếu là những lao động mới chưa quen biết ai, hoặc là bạn cùng phòng nghỉ việc. Người lao động không thích sống 1 mình là do ở cùng bạn hay gia đình sẽ vui hơn, giảm được 1 phần chi tiêu và cũng an toàn hơn khi ở 1 mình.

Bảng 4.20. Những thông tin mô tả nhà ở của người lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Nội dung 1. Nhà ở Nhà trần Nhà cấp 4 2. Diện tích nhà

> 20m2 Từ 15-20m2

<15m2

3. Mật độ (lao động/10m2) (%)

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng thông tin về nhà ở của người lao động ta thấy được điều kiện sống vật chất của những người lao động sống tại gia đình tốt hơn nhiều so với những lao động tại địa phương khác phải đi thuê nhà trọ. Những lao động sống ở cùng với gia đình thì họ được sống trong những ngôi nhà khang trang, còn hầu như lao động từ địa phương khác đến phải sống trong các khu nhà cấp 4 (64%), diện tích nhà trọ thì trật hẹp, phải ở chung với nhiều người.

Đánh giá của người lao động về nhà ở của họ

Bảng 4.21. Đánh giá của người lao động về nhà ở của họ

Nội dung

1. Mức độ hài lòng Hài lòng

Không hài lòng

2. Đánh giá về diện tích Rộng

Bình thưởng Hẹp

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng số liệu ta thấy người lao động sống tại gia đình rất hài lòng với chỗ ở của họ, 90,9% hài lòng và chỉ có 9,1% không hài lòng. Ngược lại, các lao động phải đi thuê nhà trọ thì đến 60,75% lao động không hài lòng về nhà ở của mình.

Với lao động ở tại gia đình có đến hơn 95% đánh giá chỗ ở của họ rộng rãi, lao động phải đi thuê trọ thì chỉ có 15% lao động đánh giá là chỗ ở của họ rộng còn lại hơn 60% lao động cho rằng chỗ ở của mình khá là chật hẹp.

Từ đây chúng ta có thể thấy được, chỗ ở của người lao động rất thiếu thốn, vì là KCN mới mở nên vấn đề chỗ ở chưa được ban quản lý quan tâm, người lao động phải đi thuê ở các nhà dân ở địa phương.

b. Điều kiện sinh hoạt của người lao động

Vấn đề điều kiện sinh hoạt của người lao động ở cả địa phương đều không được cao. Tuy nhiên, do sống tại gia đình nên các lao động địa phương vẫn có những điều kiện sinh hoạt tốt hơn so với lao động đi thuê nhà trọ.

Bảng 4.22. Điều kiện sinh hoạt của người lao động KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3

Nội dung 1. Có nước sạch

2. Có nước giếng khoan

3. Có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn 4. Không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn 5. Nhà dột nát

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.22 có thể thấy được các lao động đều có đầy đủ nước để ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên thì lao động sống tại gia đình có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, có đến hơn 70% lao động sống tại gia đình được sử dụng nước sạch trong khi đó đối với lao động thuê nhà trọ thì chỉ có hơn 12%.

Lao động sống tại gia đình thì không phải sống trong nhà dột nát và nhà vệ sinh thì sạch sẽ. Nhà trọ ở KCN vẫn có những phòng bị dột vào mùa mưa chiếm 23,53% và nhà vệ sinh thì tương đối là bẩn.

Các tiện nghi trong sinh hoạt

Tiện nghi trong sinh hoạt là những vật dụng đảm bảo đời sống của người lao động. Sau đây là bảng tiện nghi của lao động trong KCN:

Bảng 4.23. Tiện nghi trong sinh hoạt của lao động KCN Nội dung

1. Tivi

2. Tủ lạnh

3. Máy giặt

4. Máy tính

5. Điều hòa

6. Bếp ga

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Với những lao động sống tại gia đình thì những tiện nghi như tivi, tủ lạnh là không thể thiếu còn với những lao động đi thuê nhà trọ thì những tiện nghi đó được coi là xa xỉ và chỉ một phần nhỏ lao động có thể trang bị được cho mình. Tài sản đáng giá nhất đối với họ có thể nói đó chính là phương tiện đi lại của họ có thể là: xe máy hay xe đạp.

c. Điều kiện ăn uống của người lao động

Người lao động làm việc trong các DN tại KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 thì vấn đề ăn uống của người lao động cũng được nhiều lao động quan tâm. Họ cho người lao động một khoản phụ cấp tiền ăn hoặc là nấu ăn cho người lao động tại công ty trong thời gian làm việc tại công ty. Tuy nhiên thì hầu như các DN trong KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 chưa quan tâm đến vấn đề ăn uống của người lao động.

Bảng 4.24. Tiền ăn của người lao động tại các DN

Nội dung

LĐ được tiền ăn LĐ không được tiền ăn

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Từ số liệu điều tra cho ta thấy, các DN trong nước không quan tâm lắm đến vấn đề ăn uống của người lao động, chỉ có 32% người lao động được tiền ăn. Trong khi đó số lao động được tiền ăn tại DN liên doanh là hơn 73%, còn DN 100% vốn nước ngoài thì 100% người lao động đều được họ cho tiền ăn. Tại các DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài thì họ còn được cung cấp nước mát những ngày trời nắng. Điều này cho thấy các DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề ăn uống của người lao động.

Đối với lao động địa phương thì họ được sống trong ngôi nhà của chính bản thân mình, nên các bữa ăn của họ được chuẩn bị rất cẩn thận và tương đối

đảm bảo vệ sinh cũng như đảm bảo về vấn đề dinh dưỡng. Còn những người lao động từ nơi khác đến, họ phải thuê nhà diện tích tương đối chật hẹp, không có nhà bếp riêng, họ phải nấu ăn trong phòng gây mùi khó chịu, nóng bức nên nhiều lao động ngại nấu nướng mà hay ra ngoài ăn tại các quán cơm bình dân.

Chất lượng đồ ăn ở các quán ăn bình dân thì không tốt, không đảm bảo vệ sinh, họ nấu ăn sử dụng dầu mỡ không đảm bảo. Người lao động ăn nhiều cơm ở đây sẽ dẫn đến việc sức khỏe không tốt, có thể mắc nhiều bệnh tật.

d. Một số điều kiện vật chất khác

Khi xây dựng KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 thì chủ đầu tư đã không quan tâm đến vấn đề xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá cũng như chợ hay siêu thị cho người lao động.

Bảng 4.25. Thông tin về vị trí nơi ở của người lao động

Nội dung Xa trường học Gần trường học Xa bệnh viện, trạm xá Gần bệnh viện, trạm xá Xa chợ, siêu thị

Gần chợ, siêu thị

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Trường học cho con em công nhân

Nhiều người lao động làm việc xa nhà phải ở trọ họ mang con cái lên để có thời gian quan tâm, chăm sóc vì vậy vấn để trường học rất được những người lao động có con cái quan tâm. Hầu như chỗ ở của người lao động đều gần với các trường học, nên người lao động có thể dễ dàng đưa đón con em mình. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, có một số vấn đề bất cập liên quan đến việc học của con cái người lao động như sau: con cái của người lao động từ nơi khác đến đi học cùng trường với con em của người dân địa phương thì con của họ thường bị tách biệt ra một lớp cho công nhân và các khoản thu hàng năm cũng nhiều hơn so với

người dân địa phương. Điều này dẫn đến nhiều bất cập, con cái của người lao động không được hòa đồng với nhiều người.

Bệnh viện, trạm xá

Về vấn đề bệnh viện, trạm xá thì hầu như chỗ ở của người lao động đều xa bệnh viện, có gần 66% người lao động có chỗ ở xa bệnh viện, trạm xá.

Bệnh viện và trạm xá là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động vì con người ai cũng phải trải qua ốm đau bệnh tật không ai có thể đoán trước được khi nào thì bị ốm đau. Chính vì vậy nơi ở của họ có gần bênh viện, trạm xá hay không là vấn đề rất được quan tâm.

Chợ, siêu thị

Chợ và siêu thị là nơi để họ mua bán các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày cũng và quan trọng nhất là phục vụ bữa ăn của họ. Qua điều tra thì hầu như chỗ ở của họ đều gần chợ và siêu thị, chiếm tỷ lệ gần 78% cho nên việc mua các đồ dùng, vật dụng cũng như các thực phẩm thiết yếu rất dễ dàng và thuận tiện.

4.1.3.3. Điều kiện tinh thần của người lao động

Bảng 4.26. Đời sống tinh thần của lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Nội dung

Tỷ lệ lao động tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, cầu lông…

Tỷ lệ lao động tham gia các hoạt động văn nghệ Tham gia các hoạt động khác

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua số liệu trên có thể thấy được do thời gian làm việc trong nhà máy là tương đối dài nên khi khi hết giờ họ rất ít khi tham gia các hoạt động thể thao. Chỉ có 40,11% lao động tại gia đình tham gia vào các hoạt động thể thao, con số đó là 20,34% đối với lao động thuê trọ. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia hoạt động văn nghệ lại tương đối lớn, hơn 78% lao động gia đình và hơn 70% lao động ở trọ tham gia vào các hoạt động văn nghệ.

Sự khác nhau trong đời sống tinh thần của lao động nam và lao động nữ Bảng 4.27. Sự khác nhau

trong đời sống tinh thần của lao động nam và lao động nữ

Nội dung

Tỷ lệ lao động tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, cầu lông…

Tỷ lệ lao động tham gia các hoạt động văn nghệ Tham gia các hoạt động khác

Do tính cách khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ. Lao động nam thường hiếu động hơn và năng tham gia các hoạt động thể thao hơn với các lao động nữ. Tỷ lệ lao động nam tham gia các hoạt động thể thao lên tới hơn 70%

trong khi đó lao động nữ tham gia gia hoạt động thể thao chỉ chiếm hơn 20%.

Với các hoạt động văn nghệ thì người lao động nữ lại tham gia nhiều hơn so với lao động nam. Số lao động nữ tham gia vào hoạt động văn nghệ chiếm tới hơn 60% trong khi đó lao động nam tham gia là hơn 50%.

Đánh giá về đời sống tinh thần của người lao động

Bảng 4.28. Đánh giá về đời sống tinh thần của người lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Nội dung Phong phú Hạn hẹp

Bảng 4.28 cho chúng ta thấy đời sống tinh thần của cả 2 nhóm lao động sống với gia đình và lao động thuê nhà trọ thì đều đánh giá là hạn hẹp. Với các lao động sống tại gia đình có tới gần 60% cho rằng đời sống tinh thần của họ là hạn hẹp bởi ngoài giờ làm họ trở về nhà giúp đỡ gia đình. Còn với các lao động

thuê nhà trọ thì họ chỉ bó hẹp trong quan hệ với đồng hương và cùng xóm trọ, thời gian rảnh của họ chỉ dùng để ngủ và sinh hoạt nên có tới gần 80% lao động cho rằng đời sống tinh thần của mình là hạn hẹp.

Mức độ hòa nhập với cộng đồng địa phương

Đối với mỗi người tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh là rất quan trọng. Người lao động tại các khu công nghiệp cũng vậy, ngoài giờ làm việc

công ty họ trở về nhà để nghỉ ngơi. Trong quá trình sống họ giao tiếp với mọi người xung quanh nơi cư trú.

Đối với lao động địa phương, cuộc sống hàng ngày của họ gắn liền với làng xã nên mối quan hệ của họ với hàng xóm là tương đối tốt. Bởi họ được sống tại chính nơi họ sinh ra và lớn lên, các mối quan hệ được xây dựng mật thiết trong nhiều năm nay.

Đối với những lao động từ nơi khác đến, họ phải thuê nhà tại những vùng lân cận KCN, họ phải học cách thích nghi với điều kiện sống của những địa phương đó. Khi được hỏi mối quan hệ của họ với địa phương có rất nhiều ý kiến như có quan hệ tốt, hay chỉ có quan hệ xã giao và không có quan hệ gì với địa phương.

Nhìn chung tại các xóm trọ, người lao động có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh kể cả dân địa phương cũng đối xử tốt với họ.

Bảng 4.29. Quan hệ của người lao động nơi khác với địa phương

Chỉ tiêu

1. Đối với lao động nữ 2. Đối với lao động nam

Từ bảng 4.29, có thể thấy được có hơn 30% lao động nữ có quan hệ tốt với địa phương nơi cư ngụ, hơn 60% quan hệ với bà con hàng xóm chỉ ở mức xã giao và có 0,4% lao động không có quan hệ gì với địa phương. Với lao động nam thì tỷ lệ lao động không có quan hệ gì với người dân địa phương tương đối cao gần 25%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w