Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh
Năm 2015 dân số của huyện Đông Anh là 388.403 người với 62.196 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 206.844 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.991 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,08%;
năm 2015 tăng so với 2014 là 1,09%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sinh con thứ 3 tăng lên trong một vài năm gần đây.
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động
Chỉ tiêu
1. Dân số trung bình
2. Phân theo giới tính + Nam
+ Nữ 3. Khu vực
+ Thành thị + Nông thôn 4. Độ tuổi lao động
+ Nông nghiệp + Công nghiệp + Dịch vụ
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2015) Toàn huyện có 206.844 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 194.589 lao động, chiếm 50,1% tổng số lao động. Nhìn chung dân số vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ẵ thời gian trong ngày nờn thường nụng nhàn mà hiệu quả kinh tế lại thấp. Số lao động trong ngành Công nghiệp – Xây dựng cơ bản là 121.182 lao động, chiếm 31,2% tổng số lao động. Còn lại là 76.632 lao động hoạt động trong ngành Thương mại – Dịch vụ - Vận tải, chiếm 18,7%.
Mức sống dân cư của huyện nhìn chung vào loại khá, bình quân thu nhập đầu người khoảng 16,75 triệu/người/năm, tăng gấp 1,39 lần so với năm 2013. Qua kết quả điều tra tình hình giàu nghèo cuối năm 2015 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo từ 1,32% năm 2013 xuống còn 0,9% năm 2015.
b) Thực trạng cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội * Tình hình kinh tế
Trong 3 năm từ 2013– 2015, kinh tế của huyện Đông Anh phát triển khá toàn diện; giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 18,88%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 19,61%; thương mại, dịch vụ
tăng 24,04%/năm; nông nghiệp tăng 13,67% năm. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2013 chiếm 30,4% đến năm . 2015 giảm xuống còn 27,8%. Thay vào đó là ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm.
Trong giai đoạn này, với tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của huyện Đông Anh. Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư, hình thàng các khu công nghiệp, các khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá với nhịp độ ổn định công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữa vững trình độ dân được nâng lên. Sự nghiệp văn hóa – xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân được cải thiện về từng bước, bộ mặt nông thôn được đổi mới ngày càng khang trang, hiện đại hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố và nâng cao.
Qua nhiều năm đổi mới kinh tế, huyện Đông Anh đã phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều dự án công trình được Nhà nước phê duyệt, đầu tư thích hợp là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh.
Trong giai đoạn 2013-2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – Xây dựng cơ bản - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển: Công nghiệp – Xây dựng là 47,4% - thương mại, dịch vụ 24,8% - Nông nghiệp 27,8%.
Công nghiệp
Huyện đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Nhà nước được áp dụng kịp thời trong sản xuất, kinh doanh đối với 4.062 doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ sản xuất kinh
doanh trên địa bàn như: Miễn giảm thuế, tiền thuê đất, gia hạn, giãn thời gian nộp thuế; tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các cơ chế, chính sách và nguồn vốn ưu đãi, tổ chức gặp mặt, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển kinh doanh. Cùng với các giải pháp của Nhà nước, các Ngân hàng trên địa bàn đã chủ động nắm bắt tình hình, huy động được trên 14.000 tỷ đồng và đầu tư cho vay trên 19.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh, bước đầu thu được kết quả. Do đó, GTSX công nghiệp xây dựng cơ bản ước đạt 34.689 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm trước.
Thương mại dịch vụ
Thương mại, dịch vụ và du lịch được quan tâm, chỉ đạo: Các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường đa dạng về chủng loại, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong dịp các ngày lễ, tết.
Nhằm đảm bảo nhu cầu mua sắm của nhân dân, Huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn và Thành phố tổ chức các hội chợ thương mại, các đợt bán hàng lưu động, nhằm kích thích tiêu dùng và tích cực đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng không phải vì tăng diện tích gieo trồng mà tăng do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên; mặt khác là do người dân đã chuyển dần sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả sản xuất lớn như cây rau và cây lương thực khác cùng với những vật nuôi chủ yếu như lợn, trâu bò và gia cầm các loại.
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh
45
Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất 1- Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2- Công nghiệp, xây dựng 3- Thương mại dịch vụ
Năm 2013 Số lượng
(tr đồng)
3.497,5 1.063,2 483,97 579,23 1.637,5 796,8
So sánh (%) 14/13 15/14 115,30 122,46 110,75 116,59 103,92 110,96 116,46 120,78 115,99 123,23 119,94 128,15
BQ
118,83 113,63 107,38 118,60 119,56 123,98
Nguồn : Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2015)
* Giao thông, thủy lợi:
Hệ thống giao thông thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiện lợi cho sinh hoạt. Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã được nâng cấp, rải nhựa, đường liên xã được bảo dưỡng đảm bảo thông suốt 24/24 xã, thị trấn. Trong mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư vốn nâng cấp, trải nhựa 6 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 31 km, đầu tư 5 tuyến đường bê tông cho 5 thôn nghèo
ở 5 xã với tổng chiều dài 7,4km. Chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương kiên cố hóa kênh mương kết hợp với mở rộng cơ đường các tuyến giao thông quan trọng (trục kinh tế miền Đông, tuyến bệnh viện đi đền Sái, đường trung tâm huyện đi Cổ Loa, đường Thuy Hà đi cầu Đò So), đồng thời kiên cố hóa 71 tuyến kênh mương và nâng cấp các trạm bơm Đài Bi, Đồng Dầu, Lại Đà… đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế.
* Xây dựng:
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển mở rộng khắp các xã trên địa bàn huyện cụ thể là các công trình trường học, trụ sở UBND các xã, huyện, trạm xá, bưu điện, nhà văn hóa xã… Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm chào mừng kỷ niêm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng như các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực đầu giá quyền sử dụng đất theo đúng kế hoạch đề ra.
* Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao:
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được triển khai, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao. Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc 24/24 xã, thị trấn có điện thoại, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 21 máy trên 100 người dân. Hoàn thành việc đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống điện nông thôn giai đoạn I, chuyển giao cho ngành điện quản lý và bán điện trực tiếp cho các hộ dân.
Công tác thông tin tuyên truyền các hoạt động VHTT-TDTT được triển khai rộng khắp với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đổi mới cả về hình thức và nội dung. Hoạt động thể dục thể thao luôn được duy trì và phát triển đặc biệt là các môn bóng chuyền, vật, cầu lông… được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Phong trào thể thao phát triển mạnh và đạt nhiều thành tích tại các đấu trường trong nước và cả quốc tế mà điển hình là thành tích của các vận động viên tham dự các kỳ Sea Games và Para Games. Đã tổ chức 32 giải thi đấu cấp Huyện, tham gia 35 giải thi đấu Quốc gia, Thành phố đạt 293 huy chương các loại (86 vàng, 96 bạc, 111 đồng). Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Huyện hoạt động có hiệu quả.
Đến nay toàn Huyện có 106 thôn, làng được công nhận “Làng văn hóa” đạt tỷ lệ 67,9% (KH 60,9%), 58 tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa bằng 93,5% và 76.259 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt tỷ lệ 88,3% (KH 88,3%). Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Việc cưới: Triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11 của Thành ủy, các đồng chí lãnh đạo Huyện, cơ sở thực sự là tấm gương đi đầu trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới và được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Việc thực hiện tang văn minh trên địa bàn với 4 nội dung cơ bản đến nay đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ số người qua đời được thực hiện hỏa táng đạt 55,6%.
* Giáo dục – Đào tạo:
Mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng được học tập của nhiều con em nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện đã có 34 trường mẫu giáo, 20 trường tiểu học, 1 trường chuyên biệt, 27 trường trung học cơ sở, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường phổ thông trung học và 6 trường dân lập. Hiện nay toàn huyện đã có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia (3 trường mầm non, 11 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông). Phấn đấu các năm tiếp theo sẽ có thêm các trường đạt chuẩn Quốc gia. 24/24 xã, thị trấn đã xóa mù triệt để và hiện nay đang duy trì phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở để đến những năm tiếp theo có thể hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học phổ thông trên phạm vi toàn huyện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được đầu tư nâng cấp và được xã hội hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các nhà trường. Chất lượng đào tạo được giữ vững. Thi học sinh giỏi các môn văn hóa và kỹ thuật khối 9 cấp Thành phố đạt tổng số 78 giải (trong đó 04 giải nhất, 13 giải nhì, 35 giải ba, 26 giải khuyến khích). Tổ chức và tham gia thi Olympic Tiếng Anh, thi giải toán qua mạng cấp huyện và Thành phố cho học sinh tiểu học và THCS.
Tổ chức các hội thi và tham dự các hội thi do Thành phố tổ chức đạt kết quả cao như: Thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp Thành phố đạt 02 giải nhất, 03 giải nhì; Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố đạt 02 giải nhì, 03 giải ba; thi giáo viên dạy giỏi bộ môn Toán, Sinh học và Tiếng Anh đạt 02 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba. Công tác xây dựng thư viện chuẩn, trường chuẩn Quốc gia được tập trung quan tâm. Tổ chức đón nhận thêm 8 trường đạt chuẩn Quốc gia (KH 6 trường). Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, các trường đã làm tốt công tác tham mưu cho địa phương, huy động được các nguồn lực trong xã hội, để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… tạo cho khung cảnh sư phạm các nhà trường ngày một khang trang, sạch đẹp đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
* Công tác y tế, dân số và KHHGĐ
Đã chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì giám sát dịch tễ thường xuyên. Do vậy tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm đều giảm so với năm 2014, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đến tháng 9 năm 2015 đã có 10 xã đạt tiêu chí Quốc gia y tế (TCQGYT) bằng 29,6% (KH 12,5%) ước cuối năm có thêm 9 xã đạt TCQGYT nâng tổng số xã đạt năm 2015 là 16 xã bằng 66,6%. Giảm 0,6% tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (TP giao 0,5%). Chỉ đạo kịp thời các biện pháp đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ em. Công tác khám chữa bệnh đã ngày càng được nâng cao về chất lượng, quy trình khám chữa bệnh được cải tiến, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 13/2013/NQ – HĐND của HĐND Thành phố ngày 17/7/2013 về việc ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm chỉ đạo.
c) Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
* Thuận lợi:
- Vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo của thành phố vào điều kiện cụ thể của Đông Anh nên đã khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Các mặt về văn hóa xã hội có sự chuyển biến tiến bộ, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng và công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền địa phương được nâng lên.
* Khó khăn:
- Dự án triển khai chậm so với tiến độ vẫn còn tiếp diễn; tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp, chuyển nhượng đất, chuyển mục đích trái pháp luật vẫn còn phức tạp và chậm được khắc phục.
- Tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra, tình trạng sinh con thứ 3 mấy năm gần đây gia tăng gây áp lực lên nền kinh tế nói chung và quĩ đất nói riêng.
3.1.3. Đặc điểm đơn vị quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh
3.1.3.1. Tổ chức bộ máy
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT- BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm:
đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện;