Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 68 - 73)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Đông Anh chia ra làm 24 xã, thị trấn trong đó có 23 xã và 01 thị trấn với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và mức độ triển khai công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cũng khác nhau.

Đề tài lựa chọn 3 xã đại diện làm điểm nghiên cứu là các xã đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Anh, để đảm bảo khách quan đề tài đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng canh tác trên địa bàn Huyện: xã Tàm Xá (phía tây H. Đông Anh), xã Xuân Nộn (phía Bắc H. Đông Anh), xã Việt Hùng (phía đông H. Đông Anh).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố, các số liệu báo cáo lấy từ phòng thống kê, các ban ngành của huyện. Được tổng hợp qua bảng sau:

STT

1

2

Bảng 3.4 Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin/số liệu

cần thu thập

Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, yếu tố ảnh hưởng, giải pháp về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu tình hình đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng;

tình hình phát triển kinh tế.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ cán bộ huyện, xã và người sử dụng đất nông nghiệp với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng phân bổ mẫu điều tra, khảo sát

Đối tượng điều tra

Cán bộ UBND huyện Cán bộ phòng chuyên môn: QL đất, TN, MT Cán bộ phòng kinh tế, Chi cục thống kê

Cán bộ địa chính

Hộ nông dân sử dụng đất

NN

ĐVT

Người Người Người Người Hộ

Đối với người sử dụng đất nông nghiệp

Để tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và tình hình thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tôi tiến hành

đ t n ô n g n g h i p c a h , đ á n h g i á c á c y ế u t

55

Đối với cán bộ địa chính cấp huyện, xã

Cán bộ cấp huyện, xã là trung gian thực hiện các giải pháp giải quyết tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn.

Để tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa chính cấp huyện, xã, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người được phỏng vấn, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân về số lượng, cơ cấu đất nông nghiệp nhằm mô tả, đánh giá các mức độ trong quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thống kê so sánh: Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Mọi số liệu thống kê, số liệu của việc khảo sát điều tra sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ để qua đó phân tích và làm rõ thực trạng từ đó đề xuất ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

+ Số tờ bản đồ, diện tích đất đã được khảo sát , đo vẽ;

+ Đặc điểm các loại đất nông nghiệp, phân hạng đất nông nghiệp.

- Chỉ tiêu về lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp + Tổng diện tích được quy hoạch và đã được các cấp có thẩm quyền phê

duyệt;

+ Kế hoạch giao đất cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp ( diện tích,

cơ cấu).

- Chỉ tiêu về thực hiện giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng + Tổng diện tích đất nông nghiệp giao cho đối tượng sử dụng ( hộ nông dân, tổ chức khác);

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ nông dân được giao;

+ Diện tích đất nông nghiệp cho thuê, thời hạn thuê;

+ Diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng.

- Chỉ tiêu phản ánh quá trình thu hồi đất nông nghiệp và đền bù của nhà nước đối với đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;

+ Số tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp bình quân 1 ha.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

+ Số hồ sơ đất nông nghiệp được hoàn thiện khi giao đất;

+ Số lượng hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp được cấp sổ đăng ký; + Số hộ nông dân chưa làm rõ hồ sơ giao đất;

+ Số hộ nông dân kgoong giao đất nông nghiệp.

- Chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản;

+ Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm;

+ Diện tích đất nông nghiệp dành chăn nuôi gia súc, sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản;

+ Diện tích đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích.

- Chỉ tiêu về thanh tra, giám sát quá trình sử dụng đất nông nghiệp + Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vi phạm luật đất

đai; + Số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; + Số vụ xử lý về vi phạm đất nông nghiệp;

+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi do sử dụng sai mục đích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w