Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở việt nam (Trang 48 - 61)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp

2.2.1. Đặc điểm của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp Đối thoại xã hội góp phần tăng cường tính hợp tác, cải thiện mối quan hệ giữa các chủ thể. Đối thoại xã hội trong QHLĐ tại doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:

Một là, ĐTXH tại doanh nghiệp được hỗ trợ bởi một khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tương tác hoặc đề ra các quyết định thực hiện của các chủ thể: NSDLĐ và tập thể NLĐ thông qua TCĐDNLĐ. Khuôn khổ pháp luật điều

chỉnh mối quan hệ hợp tác hai bên và bảo đảm thực hiện mối quan hệ hợp tác đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của đối thoại. Sự hiện diện của khuôn khổ pháp lý không chỉ thiết lập và điều chỉnh quá trình ĐTXH mà còn khẳng định vị thế và tư cách tham gia đối thoại của các chủ thể QHLĐ tại doanh nghiệp. Khung pháp lý cho đối thoại cấp doanh nghiệp được tạo bởi các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực lao động; Các chính sách, quy định về lao động của ngành, địa phương và các quy định, chính sách của doanh nghiệp hay cam kết giữa các bên. Đây chính là kim chỉ nam hỗ trợ các bên ký kết, triển khai, tuân thủ thỏa thuận; Điều chỉnh các nội dung bổ sung vào thỏa thuận mà các bên xây dựng và hạn chế các hoạt động của các chủ thể có thể làm tổn hại đến lợi ích của nhau nếu đối thoại không thành công.

Hai là, ĐTXH là quá trình hợp tác, tự nguyện giữa NSDLĐ và tập thể NLĐ thông qua TCĐDNLĐ. Mục đích của đối thoại là xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp. Đây là quá trình giao tiếp thường xuyên, liên tục mang tính cởi mở, tích cực và chủ động của các bên. Trong đối thoại, NLĐ gián tiếp thực hiện quyền đối thoại của mình với NSDLĐ thông qua TCĐDNLĐ để giải quyết các vấn đề, sự việc hàng ngày tại nơi làm việc. Đây là quá trình ủng hộ lẫn nhau của các chủ thể. Sự hợp tác, tự nguyện này thể hiện ở chỗ các đối tác tự quyết định hình thức đối thoại, mức độ hợp tác với mỗi vấn đề mà các bên quan tâm. Thông qua đối thoại, doanh nghiệp có thể hoàn thiện được các chính sách nhân lực, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả chi phí sử dụng nhân lực, giúp NLĐ hài lòng, là điều kiện giúp QHLĐ phát triển lành mạnh. Đồng thời, các chủ thể có thể cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn, bàn bạc, thảo luận trên tinh thần hợp tác.

Ba là, ĐTXH tại doanh nghiệp không chỉ là chìa khóa lành mạnh hóa QHLĐ mà còn là quá trình các bên hợp tác để cải thiện tình hình thực tế một cách hợp lý thông qua những góp ý, sáng kiến của các đối tác hay đưa ra những giải pháp được các bên chấp nhận. Cách thức giao tiếp chủ yếu giữa các chủ thể là bằng ngôn ngữ nói, viết và cử chỉ hành động thông qua các hình thức ĐTXH là: trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến hay TLTT nhằm trao đổi những vấn đề mà các bên quan tâm có liên quan hay ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ [53] để đạt được sự đồng thuận hay các thỏa thuận hợp tác giữa các bên tại doanh nghiệp.

2.2.2. Trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến

2.2.2.1. Nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến

Nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến giúp cho NLĐ biết được những thông tin liên quan đến bản thân mình cũng như doanh nghiệp và đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Trong đó có những nội dung NLĐ được biết, được kiểm tra, giám sát và những nội dung NSDLĐ phải công khai. Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến được tổng hợp ở Bảng 2.1. Cụ thể:

Bảng 2.1. Nội dung trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến TT Nội dung trao đổi thông tin và

tham khảo ý kiến Nghiên cứu

1 Kế hoạch, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Oh Hak Soo (2006), Choi Sukhwan (2007), Better Work (2017), OECD (2011), Australian Government, Fair Work Ombudsman (2010), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2018), MOLISA (2016), CIRD (2011), VCCI và VGCL (2016), Nguyễn Tiệp (2008), Nguyễn Duy Phúc (2011)

2 Nội quy, quy chế và các thỏa thuận đã ký kết giữa các chủ thể

Vidu Badigannavar (2016), Jungwoo Kim và Minsoo Song (2019), Choi Sukhwan (2007), VCCI và VGCL (2016), Nguyễn Tiệp (2008), Nguyễn Duy Phúc (2011), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2018)

3 Lương và các chế độ phúc lợi cho NLĐ

CIRD (2011), Vidu Badigannavar (2016), Nguyễn Tiệp (2008), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2018), Jungwoo Kim và Minsoo Song (2019), VCCI và VGCL (2016), Sukhwan Choi (2007)

4 Sáng kiến, giải pháp hữu ích

A. Sivananthiran và C.S. Venkata Ratnam (2003), Nippon Keidanren (2006), Nguyễn Tiệp (2008), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2018), CIRD (2011), Jungwoo Kim và Minsoo Song (2019), ILO (2013), Choi Sukhwan (2007) 5 Vấn đề nhân sự, khen thưởng, kỷ luật Nguyễn Tiệp (2008), Nguyễn Thị Minh Nhàn

(2018), VCCI và VGCL (2016)

Nguồn: Tổng hợp của NCS a. Kế hoạch, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh là một bản kế hoạch mô tả mục tiêu của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho biết quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua và phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo nhằm tìm kiếm những triển vọng phát triển để thành công trong tương lai. Người sử dụng lao động cần thông báo cho tập thể NLĐ về tình hình thực tế của doanh nghiệp để họ chia sẻ phần nào những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải hoặc cùng doanh nghiệp phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra. Có sự thấu hiểu, chia sẻ của các bên thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoàn thành được những kế hoạch đã định qua đó góp phần phát triển doanh nghiệp.

b. Nội quy, quy chế và các thỏa thuận đã ký kết giữa các chủ thể

Bao gồm các văn bản như: Nội quy lao động; Quy chế tuyển dụng; Quy chế đào tạo; Quy chế nâng bậc lương, thang, bảng lương; Quy chế thi đua khen thưởng;

Định mức lao động, trang bị bảo hộ lao động; ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ; Bảo vệ bí mật kinh doanh… Đây là những văn bản do NSDLĐ ban hành bao gồm những quy tắc xử sự chung và xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất có tính pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp, buộc các bên phải tuân thủ. Được tiếp cận những thông tin trong các văn bản này, các chủ thể sẽ biết rõ được nhiệm vụ, quyền hạn, lợi ích của mỗi bên và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài việc thông tin đến tập thể NLĐ thì tất cả những bản thỏa thuận này trước khi người đứng đầu doanh nghiệp ký ban hành cần phải lấy ý kiến đóng góp của tập thể NLĐ bởi nó liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Người sử dụng lao động căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cân nhắc sửa đổi hoặc giữ nguyên các nội dung trong văn bản nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện quyền dân chủ của NLĐ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, việc thay đổi nội dung của văn bản phải được sự thống nhất của các bên và các bên có quyền nêu ý kiến về những nội dung thay đổi đó. Việc tiếp thu ý kiến đóng góp thể hiện sự tôn trọng đối tác trong quá trình hợp tác tại nơi làm việc.

c. Lương và các chế độ phúc lợi cho NLĐ

Tiền lương, thang lương, bảng lương và các chế độ phúc lợi (BHXH, BHYT,…) là những vấn đề quan tâm hàng đầu của NLĐ khi làm việc tại doanh nghiệp. Việc thay đổi nội dung trong các văn bản trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của họ. Thực tế cho thấy phần lớn những bất đồng giữa NLĐ và NSDLĐ đều xuất phát từ việc thay đổi trong thu nhập của NLĐ. Chính vì vậy, khi có bất cứ sửa đổi nào liên quan đến thang lương, bảng lương, chế độ phúc lợi thì doanh nghiệp cần thông báo và tiếp nhận ý kiến của tập thể NLĐ thông qua tổ chức đại diện của họ nhằm tránh những hành vi tiêu cực từ phía NLĐ. Người sử dụng lao động cũng cần thông báo cho tập thể NLĐ và cập nhật kịp thời những nội dung mới, thay đổi trong các văn bản pháp luật của cơ quan QLNN như Nghị định, Thông tư,… mà nội dung các văn bản này liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ tại nơi làm việc.

Ngoài ra, cần thông báo tình hình chấp hành các nghĩa vụ đối với NLĐ như: đóng BHXH, BHYT, trợ cấp mất việc làm... theo đó, phải công khai thời điểm đóng, khoản tiền trích nộp đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc đối với từng NLĐ.

d. Sáng kiến, giải pháp hữu ích

Đôi khi việc tham khảo ý kiến tập thể NLĐ nhằm mục đích huy động trí tuệ tập thể trong việc khuyến khích NLĐ đưa ra những sáng kiến hữu ích, các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả khi thực hiện công việc hay để cải thiện điều kiện, môi trường làm việc. Người lao động có thể đưa ra những sáng kiến cải tiến bằng văn bản hoặc đề xuất với người quản lý trực tiếp hay với TCĐDNLĐ tại cơ sở.

e. Vấn đề nhân sự, khen thưởng, kỷ luật

Trong quá trình sử dụng lao động, khi có bất cứ sự thay đổi nào về vị trí công việc, về việc cử NLĐ đi học tập, đào tạo, NSDLĐ cần phải trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến NLĐ trước khi đưa ra quyết định bởi những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện công việc của NLĐ và thời gian diễn ra QHLĐ. Đồng thời cũng cần công khai các cá nhân NLĐ có những đóng góp cho doanh nghiệp để khuyến khích tập thể lao động làm việc và nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm thỏa thuận lao động giữa các bên.

2.2.2.2. Kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến

Tăng cường tương tác giữa các chủ thể nhằm thực hiện quyền dân chủ tại cơ sở của NLĐ, giúp họ có quyền đóng góp ý kiến, quyết định một số vấn đề trong doanh nghiệp hay kiểm tra, giám sát những hoạt động liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Trên thực tế thì trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến giữa NSDLĐ và TCĐDNLĐ tại doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua các kênh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo Sola Fajana và Oluseyi A. Shadare (2012), A. Sivananthiran và C.S. Venkata Ratnam (2004), Nguyễn Văn Bình (2014), Nguyễn Duy Phúc (2011, 2012), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014), CIRD (2015), VCCI và VGCL (2016) thì các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp gồm có:

a. Họp giữa CBQL và tập thể NLĐ

Đây là cuộc họp ngắn có thể diễn ra hàng ngày vào đầu giờ làm việc giữa quản lý cấp tổ/phòng ban với tập thể NLĐ. Các chủ thể sẽ thảo luận về các vấn đề ưu tiên trong ngày giúp nhanh chóng phát hiện và tìm ra giải pháp. Đôi khi cuộc họp chỉ đơn giản là điểm lại kết quả làm việc của ngày hôm trước hay thông báo chỉ tiêu sản lượng, công việc ưu tiên trong ngày cũng như thay đổi trong ca làm việc.

b. Họp định kỳ giữa CBCĐ và quản lý doanh nghiệp

Đây là cuộc họp nhằm phát hiện, thảo luận và tìm cách giải quyết cho những vấn đề phát sinh tại nơi làm việc và không được quy định trong TƯLĐTT nhằm mục đích cải thiện ĐKLV. Các bên sẽ thống nhất về thời gian, địa điểm và độ dài các cuộc họp. Số lượng thành phần tham dự tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo số lượng thành viên hai bên như nhau và phải có đại diện CBQL của doanh nghiệp (tổ trưởng/đại diện phòng nhân sự/lãnh đạo doanh nghiệp), đại diện BCHCĐ và những thành viên khác có liên quan. Nên gửi chương trình họp đến từng thành viên trước khi họp, sắp xếp vấn đề thảo luận theo thứ tự ưu tiên. Hoặc dán công khai chương trình họp có ghi rõ tên các thành viên tham dự để công nhân đóng góp ý kiến về những vấn đề thảo luận. Biên bản họp cần được lưu giữ và dán ở chỗ thích hợp để các thành viên công đoàn và quản lý đều nắm rõ tiến triển của cuộc họp.

c. Gặp gỡ giữa CBCĐ và NLĐ

Cán bộ công đoàn tại tổ là kênh thông tin chính và truyền thống của TCCĐCS.

Cán bộ công đoàn nên là NLĐ thay vì là CBQL thì mới phát huy được vai trò thu thập thông tin từ NLĐ cũng như chia sẻ các thông tin từ BCHCĐCS tới các đoàn viên công đoàn một cách khách quan và chính xác. Đại diện BCHCĐCS nên họp với các tổ trưởng công đoàn (2 lần/tháng) để nắm bắt tình hình NLĐ. Cán bộ công đoàn nên hỏi han thường xuyên NLĐ để biết tâm tư, nguyện vọng của NLĐ trong quá trình làm việc và những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời qua đó tạo mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi giữa NLĐ và CBCĐ.

d. Hội nghị người lao động/ Đại hội công nhân viên chức

Hội nghị NLĐ hay Đại hội CNVC là cuộc họp có tổ chức do NSDLĐ và tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại doanh nghiệp tổ chức nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho NLĐ. Tại Việt Nam, theo Điều 9, Nghị định 149 năm 2018 của Chính phủ thì Hội nghị NLĐ được tổ chức ít nhất 01 lần/ năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu. Hình thức tổ chức, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình và phương thức phổ biến kết quả hội nghị được thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

e. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là một trong những hình thức cơ bản nhằm thực hiện quyền dân chủ tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp quy định chi tiết về đối thoại định kỳ trong quy chế dân chủ cơ sở. Trách nhiệm tổ chức và chủ trì đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về NSDLĐ. Người sử dụng lao động phải phối hợp với TCĐDNLĐ thực hiện đối thoại định kỳ để trao đổi, thảo luận các nội dung theo đúng quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu. Nếu thời điểm đối thoại trùng với thời điểm tổ chức Hội nghị NLĐ thì doanh nghiệp sẽ không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

f. Hòm thư góp ý

Hòm thư góp ý là kênh đối thoại phổ biến, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiều đối tượng NLĐ. Đây là một trong những kênh trao đổi và tiếp nhận thông tin hiệu quả về những vấn đề liên quan đến lao động. Sử dụng hòm thư góp ý giúp NLĐ thoải mái chia sẻ ý kiến của mình, đưa ra những gợi ý, sáng kiến cũng như đề xuất với doanh nghiệp nhằm cải thiện ĐKLV và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giúp khắc phục triệt để tâm lý ngại ngùng, rụt rè của NLĐ. Khi tiếp nhận thư

góp ý, người tham gia mở hòm thư góp ý phải cam kết không tiết lộ nội dung thư góp ý, bảo đảm bí mật cho người gửi thư. Để NLĐ góp ý tích cực, doanh nghiệp phải có cơ chế tiếp thu, phản hồi kịp thời và khách quan qua hệ thống các kênh thông tin truyền thông.

g. Thông báo bằng văn bản

Khi có bất cứ thông báo, doanh nghiệp sẽ chuyển văn bản trực tiếp đến từng đơn vị/bộ phận để người đứng đầu đơn vị/bộ phận thông tin lại NLĐ. Văn bản tiếp nhận sẽ được bộ phận lưu lại để khi có những thắc mắc, kiến nghị của NLĐ, CBQL có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và chủ động xử lý. Đây là kênh truyền đạt thông tin phổ biến nhất tại các doanh nghiệp và cũng là kênh truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chi tiết, đơn giản và hiệu quả.

h. Đường dây nóng

Doanh nghiệp có thể khuyến khích NLĐ bày tỏ ý kiến bằng cách gọi điện đến tổng đài tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí của doanh nghiệp để NLĐ bày tỏ những bức xúc, vướng mắc hay có những góp ý, phàn nàn, đề xuất cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Thông tin thu được qua đường dây nóng sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận, giải đáp kịp thời.

i. Bảng tin nội bộ

Đây là kênh trao đổi thông tin phổ biến mà nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi:

dễ làm, dễ theo dõi và có thể cập nhật nội dung thường xuyên. Doanh nghiệp có thể đặt bảng thông báo ở nhiều vị trí khác nhau, do nhiều bộ phận quản lý. Bảng thông báo nên để ở những nơi dễ thấy và nhiều người qua lại như cầu thang, cửa ra vào doanh nghiệp,… Để thu hút sự chú ý của NLĐ thì các thông tin dán trên bảng thông báo phải được thiết kế đẹp mắt. Trước khi dán thông tin lên bảng thông báo, CBQL có thể thông báo trước với NLĐ.

j. Loa phát thanh

Thông qua hệ thống loa phát thanh, doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin tới NLĐ một cách nhanh nhất. Tuy nhiên lưu ý về chất lượng âm thanh và đường truyền. Nội dung thông tin cũng cần ngắn gọn, rõ ràng để NLĐ có thể hiểu hết thông điệp muốn truyền tải. Loa phát thanh nên được phát vào các thời điểm: bắt đầu và gần kết thúc buổi làm việc, nghỉ giữa ca, nghỉ trưa để tránh ảnh hưởng đến công việc của NLĐ.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng trang thông tin nội bộ trên mạng LAN hoặc mạng xã hội để trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tập thể NLĐ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, doanh nghiệp có thể thiết lập các kênh trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến tại đơn vị mình sao cho phù hợp nhất. Các kênh trao đổi thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở việt nam (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)