1.3 Tình hình tài chính của Công ty CASUMINA giai đoạn 2017 – 2019
1.3.2 Phân tích các chỉ số tài chính
27 Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này được xác định bằng tổng tài sản trên tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán tổng quát = ∑ 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝑩𝑸 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả 𝑩𝑸 Bảng 1.7 Hệ số thanh toán tổng quát
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Chênh lệch năm 2017 - 2018
Chênh lệch năm 2018 - 2019 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Tổng tài
sản BQ 3,699,180 3,941,646 3,839,447 242,467 6.55% (102,199) (0.03) Tổng nợ
phải trả BQ
2,421,038 2,732,305 2,624,161 311,267 12.86% (108,144) (0.04) Hệ số
thanh toán tổng quát
1.53 1.44 1.46 (0.085) -5.58% 0.021 0.01 ( Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
Năm 2017, cứ 1 đồng nợ phải trả thì có 1.53 đồng tài sản đảm bảo. Tương tự như vậy, năm 2018 một đồng nợ phải trả có 1.44 đồng tài sản đảm bảo, năm 2019 một đồng nợ phải trả có 1.46 đồng tài sản đảm bảo. Như vậy, bình quân trong 3 năm 2017 – 2019 cứ 1 đồng nợ phải trả thì có thể đảm bảo thanh toán bằng 1.47 đồng tài sản đảm bảo.
Nhận xét:
Từ năm 2017 đến năm 2018, hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm 0.09 (lần), tương ứng tốc độ giảm 6%. Năm 2018 – 2019 con số này tăng nhẹ lên 0.02 (lần) tương ứng với tốc độ tăng 1%. Nhìn chung từ giai đoạn 2017 – 2019 con số này giảm đi đáng kể. Tuy vậy, ở cả 3 năm thì chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 cho thấy với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp vẫn đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả.
28 Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành được xác định bằng tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán hiện hành = ∑ 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 Bảng 1.8 Hệ số thanh toán hiện thời
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Chênh lệch năm 2017 - 2018
Chênh lệch năm 2018 - 2019 Tuyệt
đối Tương
đối (%) Tuyệt
đối Tương đối (%) Tổng
tài sản ngắn hạn
2,230,071 2,054,262 2,172,178 (175,809) -7.88% 117,916 5.74%
Tổng nợ ngắn hạn
2,149,180 2,121,253 2,157,652 (27,927) -1.30% 36,399 1.72%
Hệ số thanh toán hiện hành
1.04 0.97 1.01 (0.069) -6.67% 0.038 3.96%
( Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
Năm 2017, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1.04 đồng tài sản ngắn hạn. Tương tự như vậy, năm 2018 một đồng nợ ngắn hạn có 0.97 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2019 một đồng nợ ngắn hạn có 1.01 đồng tài sản ngắn hạn. Như vậy, bình quân trong 3 năm 2017 – 2019 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có thể đảm bảo thanh toán bằng 1 đồng tài sản ngắn hạn
Nhận xét:
Từ năm 2017 đến năm 2018, hệ số khả năng thanh toán hiện hành giảm 0.07 (lần), tương ứng tốc độ giảm 7%. Năm 2018 – 2019 con số này giảm nhẹ xuống còn 0.04 (lần) tương ứng với tốc độ giảm 4%. Ở cả 3 năm thì chỉ tiêu này đều lớn hơn 1
29 cho thấy với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp vẫn đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝑻𝑺 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏+𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒌𝒉𝒐 𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
Bảng 1.9 Hệ số thanh toán nhanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Chênh lệch năm 2017 - 2018
Chênh lệch năm 2018 - 2019 Tuyệt
đối Tương
đối (%) Tuyệt
đối Tương đối (%) Tổng tài
sản ngắn
hạn 2,230,071 2,054,262 2,172,178 (175,809) -7.88% 117,916 5.74%
Hàng
tồn kho 1,328,300 1,124,607 1,224,138 (203,693) -
15.33% 99,531 8.85%
Tổng nợ
ngắn hạn 2,149,180 2,121,253 2,157,652 (27,927) -1.30% 36,399 1.72%
Hệ số thanh toán nhanh
1.66 1.50 1.57 (0.157) -9.49% 0.075 5.04%
( Nguồn: Báo cáo tài chính ) Ý nghĩa
Năm 2017 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có thể đảm bảo bằng 1.66 đồng vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và phải thu ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Năm 2018 có 1.5 đồng tiền, các khoản tương đương tiền và phải thu ngắn hạn có thể đảm bảo được 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2019 có 1.05 đồng tài sản đảm bảo. Như
30 vây, bình quân trong 3 năm 2016 – 2018 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có thể đảm bảo bằng 1.6 đồng tài sản đảm bảo mà không cần bán hàng tồn kho.
Nhận xét:
Từ năm 2017 đến năm 2018, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 0.16 (lần), tương ứng tốc độ giảm 9%. Năm 2018 – 2019 con số này tăng nhẹ lên 0.08 lần tương ứng với tốc độ tăng 5%. Nhìn chung từ giai đoạn 2017 – 2019 con số này giảm xuống nhẹ. Tuy vậy, ở cả 3 năm thì chỉ tiêu này đều lớn hơn 1.5 cho thấy với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho) thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗à 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚 𝑳ã𝒊 𝒗𝒂𝒚
Bảng 1.10 Hệ số lãi vay
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Lợi nhuận trước thuế 68,751 16,510 65,562
Lãi vay 93,838 124,602 126,474
Hệ số thanh toán lãi vay 0.73 0.13 0.52
( Nguồn: Báo cáo tài chính ) Ý nghĩa:
Năm 2017 cứ 1 đồng lãi vay có thể đảm bảo thanh toán bằng 0.73 đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên đến năm 2018 giảm mạnh xuống còn 0.13 và 2019 công ty tăng lên 0.52.
Nhận xét:
31 Nguyên nhân sụt giảm chỉ số khả năng thanh toán đặc biệt là trong năm 2018 được cho là chi phí tài chính ,chi phí bán hàng cũng như đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm đến từ thị trường Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan. Đặc biệt, thị trường lốp ô tô có xuất xứ từ Trung Quốc với giá rẻ cũng đang gây áp lực lớn đối với sản phẩm nội địa là lý do khiến cho lợi nhuận trước thuế sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2018.
Chỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.
Vòng quay hàng tồn kho = 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐
Số ngày quay vòng HTK bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝑯𝑻𝑲 Bảng 1.11 Vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
GVHB 3,084,327 3,468,834 3,688,487
Hàng tồn kho 1,328,300 1,124,607 1,224,138
Vòng quay HTK 2.32 3.08 3.01
Số ngày quay vòng HTK
bình quân 155 117 119
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
Năm 2017, hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ là 2.32 vòng, số ngày quay vòng hàng tồn kho bình quân năm 2018 là 155 ngày, tức để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì sẽ mất khoảng 155 ngày. Năm 2018, hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ là
32 3.08 vòng, số ngày quay vòng hàng tồn kho bình quân là 116.7 ngày, tức để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì sẽ mất khoảng 116.7 ngày. Năm 2019, hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ là 3.01 vòng, số ngày quay vòng hàng tồn kho là 119.5 ngày, tức mất khoảng 119.5 ngày thì doanh nghiệp sẽ quay được 1 vòng hàng tồn kho. Như vậy, bình quân trong ba năm từ năm 2017 – 2019 để quay được 1 vòng hàng tồn kho bình quân doanh nghiệp sẽ mất khoảng 130 ngày.
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, vòng quay hàng tồn kho giảm vào năm 2018 và tăng lại vào năm 2019. Điều này cho thấy khả năng thanh lý hàng tồn kho tuy có chút biến động nhưng vẫn đảm bảo thanh lý hàng tồn kho trong thời gian ngắn.
Vòng quay tổng tài sản: Số vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó.
Vòng quay tổng tài sản = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
Số ngày quay vòng tổng tài sản bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Bảng 1.12 Vòng quay tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Doanh thu thuần 3,517,418 3,891,984 4,387,614
Tổng tài sản bình quân 3,699,180 3,941,646 3,839,447
Vòng quay tổng tài sản 1 1 1
Số ngày quay vòng tổng tài
sản bình quân 379 365 315
( Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
33 Vòng quay tổng tài sản năm 2017 là 0.95 có nghĩa với một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra 0.95 đồng doanh thu, tương đương sẽ mất 379 ngày để quay được 1 vòng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản năm 2018 là 0.99 có nghĩa với một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra 0.99 đồng doanh thu, tương đương sẽ mất 365 ngày để quay được 1 vòng doanh thu. Tương tự năm 2019, với một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra 1.14 đồng doanh thu và sẽ mất 315 ngày để quay được 1 đồng doanh thu đó. Như vậy, bình quân trong ba năm từ 2017 – 2019 với một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra 1.02 đồng doanh thu và sẽ mất 353 ngày mới có thể quay được 1 đồng doanh thu đó.
Nhận xét:
Nhìn chung vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2019 tương đối ổn định . Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất sang châu âu nên đang tối ưu hóa việc sử dụng tài sản để đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh thu qua các năm tăng lên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng ngày càng tốt .Mặt khác, công ty đã và đang mở rộng quy mô sản xuất nên các khoản đầu tư khá lớn.
Vòng quay khoản phải thu: Hệ số vòng quay khoản phải thu là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng. Tỉ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.
Vòng quay khoản phải thu = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑷𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒉à𝒏𝒈
𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
Bảng 1.13 Vòng quay khoàn phải thu
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Doanh thu thuần 3,517,418 3,891,984 4,387,614
34 Phải thu khách hàng bình
quân 615,723 634,666 637,778
Vòng quay khoản phải
thu 5.71 6.13 6.88
Kỳ thu tiền bình quân 63.02 58.71 52.33
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
Năm 2017, tốc độ luận chuyển các khoản phải thu là 5.71 vòng, tức là mất khoảng 63 ngày thì công ty thu được tiền của khách hàng. Tương tự vậy, năm 2018 tốc độ luân chuyển là 6.13 vòng tức mất khoảng 59 ngày thì công ty đã thu được tiền của khách hàng. Năm 2019 tốc độ luân chuyển các khoản phải thu là 6.88 vòng tương đương doanh nghiệp sẽ mất khoảng 52 ngày để thu được tiền từ khách hàng. Như vậy, bình quân trong ba năm từ năm 2016 – 2018 tốc độ luân chuyển bình quan khoản phải thu của khách hàng là 6.2 vòng tương đương mất khoản 58 ngày thì doanh nghiệp đã thu được khoản phải thu từ khách hàng.
Nhận xét:
Nhìn chung vòng quay khoản phải thu qua từng năm tương đối ổn định và giảm qua từng năm. Vòng quay khoản phải thu cao cho thấy doanh nghiệp đang gặp thuận lợi với việc thu nợ từ khách hàng.
Vòng quay tài sản cố định: Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản cố định = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
𝑵𝒈𝒖𝒚ê𝒏 𝒈𝒊á 𝑻𝑺𝑪Đ 𝒉ữ𝒖 𝒉ì𝒏𝒉 𝑩𝑸
Bảng 1.14 Vòng quay tài sản cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2016 2017 2018 2019
Doanh thu thuần 3,517,418 3,891,984 4,387,614 TSCĐ hữu hình 1,389,084 1,440,583 1,461,150 1,332,301 TSCĐ hữu hình
BQ 1,414,834 1,450,867 1,396,726
35
Vòng quay TSCĐ 2 3 3
(Nguồn: Báo cáo tài chính) Ý nghĩa:
Vòng quay tài sản cố định năm 2017 là 2.49 tức là cứ 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2.49 đồng doanh thu. Năm 2018 tạo ra 2.68 đồng doanh thu và năm 2019 tạo ra 3.14 đồng doanh thu. Như vậy, bình quân trong ba năm từ 2017 - 2019 cứ 1 đồng l TSCĐ đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2.77 đồng doanh thu.
Nhận xét:
Từ năm 2017 – 2019, ta thấy vòng quay TSCĐ có xu hướng tăng liên tục có thể thấy rằng doanh thu tăng dần qua các năm cho doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hiệu quả để mang lại doanh số cho công ty.
Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hay bình quân 1 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. ROA càng cao thì mức độ sử dụng tài sản của Doanh nghiệp càng tốt.
𝑹𝑶𝑨 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
Bảng 1.15 Bảng phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Lợi nhuận sau thuế 55,001 13,161 52,450
Tổng tài sản BQ 3,699,180 3,941,646 3,839,447
36
ROAA 1.49% 0.33% 1.37%
Bình quân ngành 5.63% 3.28% 4.80%
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Biểu đồ 1.17 Biểu đồ thể hiện chỉ số ROA của công ty so với trung bình ngành Ý nghĩa:
Tỷ số ROA cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sẽ tạo ra 1.49 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2017. Tương tự năm 2018 và năm 2019 lần lượt tạo ra 0.33 đồng và 1.37 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số ROA của 3 năm của CSM đều thấp hơn so với trung bình ngành. Trong khi đó chỉ số ROA trung bình ngành lần lượt qua 3 năm là 5.03%, 3.28 và 4.8%, có thể thấy được ROA của công ty thấp hơn trung bình ngành đáng kể.
Nhận xét:
Nguyên nhân ROA năm 2018 giảm so với năm 2017 là 1.15% và năm 2019 tăng so với năm 2018 1,03% là lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động qua các năm. Bên cạnh đó năm 2018 tổng tài sản tăng của công ty giảm 4% so với 2017, tương đương giá trị tổng tài sản đạt 4,020 tỷ đồng và năm 2019 công ty tăng tổng tài sản tiếp
1.49%
0.33%
1.37%
5.63%
3.28%
4.80%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
2017 2018 2019
ROA CỦA CASUMINA SO VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
ROAA Bình quân ngành
37 tục giảm thêm 1% so với 2018, tương đương giá trị tổng tài sản đạt 3,816 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính làm cho ROA của năm tăng rồi giảm qua các năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở bình quân (ROE): Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân là tỉ lệ tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân của công ty. Thông thường, ROAE sẽ đề cập đến hiệu suất của một công ty trong năm tài chính, vì vậy tử số ROAE là thu nhập ròng và mẫu số là trung bình cộng giá trị vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm.
𝑹𝑶𝑬 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
Bảng 1.16 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Lợi nhuận sau thuế 55,001 13,161 52,450
Vốn chủ sở hữu BQ 1,278,141 1,209,350 1,215,296
ROE 4.30% 1.09% 4.32%
Bình quân ngành 6.11% 5.76% 8.45%
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
38 Biểu đồ 1.18 Biểu đồ thể hiện chỉ số ROE của công ty so với trung bình ngành Ý nghĩa:
Tỷ số ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo tạo ra 4.3 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2017. Tương tự năm 2018 và năm 2019 lần lượt tạo ra 1.09 đồng và 4.32 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số ROE của năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 4.3%,1.09 %, 4.32%. Trong khi đó chỉ số ROE trung bình ngành lần lượt là 6.11%, 5.76% và 8.45% có thể thấy được ROE của công ty đang thấp hơn trung bình ngành.
Nhận xét:
Từ năm 2017 – 2019, ROE của CSM có sự biến động qua các năm đặc biệt là suy giảm vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong năm 2018 tuy nhiên công ty cũng đã chứng tỏ sử dụng rất hiệu quả đồng vốn của cổ đông khi đã có sự tăng trưởng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô, từ đó tạo ra một tỷ suất sinh lợi khá ấn tượng và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông cũng tương đối cao.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS): Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty.
4.30%
1.09%
4.32%
6.11% 5.76%
8.45%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
2017 2018 2019
ROE CỦA CÔNG TY SO VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
ROE Bình quân ngành
39 𝑹𝑶𝑺 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
Bảng 1.17 Bảng phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần ( ROS)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2017 2018 2019
Lợi nhuận sau thuế 55,001 13,161 52,450
Doanh thu thuần 3,517,418 3,891,984 4,387,614
ROS 1.56% 0.34% 1.20%
Bình quân ngành 3.73% 3.80% 4.92%
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Biểu đồ 1.19 Biểu đồ thể hiện chỉ số ROS của công ty CASUMINA so với trung bình ngành từ năm 2017 – 2019
Ý nghĩa:
1.56%
0.34%
1.20%
3.73% 3.80%
4.92%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
2017 2018 2019
ROS CỦA CÔNG TY SO VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
ROS Bình quân ngành