Các phản ứng do tiêm huyết thanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật-Ký sinh trùng - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 37 - 42)

Nói chung loại globulin miễn dịch có nguồn gốc từ người đã được tinh chế cao và đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp ít gây ra các phản ứng nguy hiểm. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, tỷ lệ phản ứng do tiêm huyết thanh cao hơn nhiều so với phản ứng do tiêm chủng vaccine. Những phản ứng khi tiêm huyết thanh do hai cơ chế chính:

- Do cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ, nhất là đối với các huyết thanh chưa được tinh chế cao.

- Do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch.

Các phản ứng do tiêm huyết thanh có thể là tại chỗ hoặc toàn thân.

4.1. Phản ứng tại chỗ

Nơi tiêm có thể bị đau, mẩn đỏ. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây nguy hiểm và sẽ hết sau một ít ngày.

4.2. Phản ứng toàn thân

Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, một số trường hợp có thể bị nhức đầu và nôn. Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất. Nếu tiêm huyết thanh lần đầu, phản ứng thường xuất hiện

xảy ra ngay sau khi tiêm đến sau một vài ngày, tuỳ thuộc vào lượng kháng thể ở lần tiêm trước còn nhiều hay ít.

Các triệu chứng của sốc phản vệ như khó thở do phù nề đường hô hấp trên và co thắt thanh quản; ngứa toàn thân; nổi mề đay và ban sẩn khắp người, sưng mắt. Bệnh nhân có thể đau bụng và bí đái do các cơ trơn bị co thắt.

Ngoài ra còn gặp các triệu chứng do phức hợp kháng nguyên kháng thể đọng lại trong các tiểu động mạch như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm khớp...

LƯỢNG GIÁ

* Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 8 bằng cách viết ý trả lời vào cột đáp án

Câu Nội dung Đáp án

1 Ở những khu vực có lưu hành bệnh truyền nhiễm, để có khả năng ngăn ngừa được dịch thì tỉ lệ tiêm chủng cho đối tượng chưa có miễn dịch phải đạt:

A. Trên 60%

B. Trên 70%

C. Trên 80%

D. Trên 90%

2 Bốn đúng trong nguyên tắc sử dụng vắc xin là:

A. Đúng đối tượng, đúng lúc, đúng khoảng cách, đúng liều

B. Đúng đối tượng, đúng lúc, đúng khoảng cách, đúng đường

C. Đúng đối tượng, đúng lúc, đúng liều, nhắc lại đúng thời gian

D. Đúng đối tượng, đúng lúc, đúng liều, đúng đường 3 Ưu điểm của vaccin chết là:

A. Tiện lợi, chỉ cần tiêm 1 lần B. Giá thành rẻ

C. Không có nguy cơ nhiễm trùng 4 Vaccin BCG là loại vaccin

A. Vaccin sống giảm độc lực B. Vaccin chết toàn thể

C. Vaccin chết chỉ chứa kháng nguyên tinh chế

C. Vaccin tái tổ hợp

5 Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam tại Quyết định 845/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế thì vaccin OPV cần cho trẻ uống khi trẻ được:

A. 2 tháng tuổi B. 3 tháng tuổi C. 4 tháng tuổi

D. 2, 3 và 4 tháng tuổi

6 Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vaccine cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng:

A. Từ 00C đến 20C B. Từ 20C đến 80C C. Từ 80C đến 100C D. Từ 00C đến 100C

7 Một vắc xin an toàn lý tưởng là:

A. khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc, không gây phản ứng

B. được kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng

C. được kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết

D. được kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết, không độc

8 Huyết thanh được sử dụng nhiều nhất để điều trị:

A. Các bệnh nhiễm trùng B.Thiếu hụt miễn dịch C. Dị ứng.

D. Bệnh tự miễn

* Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 9 đến 11 bằng viết ý trả lời vào cột đáp án

9 Các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng sau, vắc xin nào là vắc xin sống giảm độc lực

A. Sởi

B. Bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) C. Viêm gan B

D. Uốn ván

E. Bại liệt (OPV)

khi trẻ được 18 tháng tuổi cần được tiêm vắc xin nào trong các vắc xin sau:

A. Vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B -Hib)

B. Vắc xin 3 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván) C. Vắc xin sởi

D. Vắc xin sởi - rubella E. Vắc xin viên gan B

11 Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vắc xin là:

A. Vô trùng B. Đặc hiệu C. Hiệu lực D. An toàn E. Không độc

* Phân biệt đúng sai cho các câu hỏi từ 12 đến 22 bằng cách viết chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai vào ô tương ứng ở cột đáp án

12 Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

13 Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn là một trong những nguyên tắc sử dụng vaccin.

14 Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam tại Quyết định 845/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế thì khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi cần tiêm vaccin DPT - VGB - Hib.

15 Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam tại Quyết định 845/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế thì khi trẻ được 18 tháng tuổi cần được tiêm 2 loại vaccin là sởi và Hib.

16 Các vaccine nói chung đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.

17 Dây chuyền lạnh cần tạo lập được trong việc tổ chức tiêm chủng không chỉ là có các nhà lạnh,

tủ lạnh, các phích đá hoặc các hộp cách nhiệt mà còn phải lưu ý cả những khâu trung gian trong quá trình vận chuyển vaccine và tiến hành tiêm chủng.

18 Vaccine có hiệu lực lớn là vaccine gây được miễn dịch và tồn tại trong một thời gian dài.

19 Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể để giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

20 Tiêm vắc xin phối hợp là một trong những nguyên tắc sử dụng vắc xin

21 Làm phản ứng giải mẫn cảm trước khi tiêm huyết thanh là một trong những việc cần làm để đề phòng phản ứng

22 Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi sử dụng huyết thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Vi sinh vật trường Đại học Y khoa Huế (2008), Vi sinh vật y học.

ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học, học sinh có khả năng:

1. Trình bày được các loại hình thể của vi khuẩn.

2. Mô tả được thành phần và cấu tạo của vi khuẩn qua đó nêu rõ đặc tính sinh lý của vi khuẩn, các yếu tố tác động lên vi khuẩn.

3. Nêu được rõ mối liên hệ giữa vi khuẩn gây bệnh, đối tượng cảm thụ và yếu tố ngoại cảnh trong quá trình nhiễm khuẩn.

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật-Ký sinh trùng - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)