C. MỘT SỐ XOẮN KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
10. Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng
Để phòng chống bệnh ký sinh trùng có hiệu quả cần căn cứ vào các đặc điểm sinh học của ký sinh trùng và vật chủ, đặc điểm dịch tễ học của bệnh, điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường, ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học khác vào phòng chống.
10.1. Nguyên tắc
- Phòng chống trên quy mô rộng lớn, vì hầu hết các bệnh ký sinh trùng là chẳng của riêng ai, đa số là bệnh xã hội, nhiều người mắc, dễ lây lan.
- Phòng chống trong thời gian lâu dài, có kế hoạch nối tiếp nhau, vì các bệnh ký sinh trùng thường kéo dài, tái nhiễm liên tiếp.
- Kết hợp nhiều biện pháp với nhau.
- Lồng ghép việc phòng chống bệnh ký sinh trùng với các hoạt động/ các chương trình, các dịch vụ y tế sức khỏe khác.
- Xã hội hóa công việc phòng chống, lôi cuốn cộng đồng tự giác tham gia.
- Kết hợp phòng chống các bệnh ký sinh trùng với việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là ở tuyến cơ sở.
- Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước.
- Phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người kết hợp với việc phòng chống bệnh ký sinh trùng thú y - vật nuôi và chống ký sinh trùng ở môi trường.
10.2. Biện pháp chủ yếu
- Diệt ký sinh trùng: phát hiện và điều trị triệt để cho những người bệnh ký sinh trùng. Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian truyền bệnh. Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh bằng nhiều biện pháp (lý học, cơ học, hóa học, sinh học, thủy học…)
- Làm tan vỡ/ cắt đứt chu kỳ sống của ký sinh trùng.
- Chống ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh.
- Quản lý và sử lý phân - Phòng chống côn trùng đốt
- Chỉ dùng nước sạch, thực phẩm sạch để ăn uống.
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể.
- Giáo dục sức khỏe để thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe, tạo hành vi có lợi cho sức khỏe (như không ăn gỏi cá, không dùng phân tươi để tưới bón cây trồng, không ăn tiết canh, ngủ màn…)
- Phát triển kinh tế – xã hội
- Nâng cao trình độ giáo dục dân trí.
- Phát triển mạng lưới y tế công cộng tới tận thôn ấp.
LƯỢNG GIÁ
* Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách viết ý trả lời vào cột đáp án
Câu Nội dung Đáp án
1 Vật chủ mang KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa trưởng thành là:
A.Vật chủ chính B.Vật chủ phụ
C.Vật chủ trung gian D.Vật chủ ngõ cụt
2 Dị ứng thuộc nhóm tác hại nào do ký sinh trùng gây nên:
A.Tác hại tại chỗ, tại vị trí ký sinh B.Tác hại do nhiễm các chất gây độc C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều chưa chính xác
3 KST có thể được thải ra ngoài cùng với dịch thải tiết cơ thể nào trong các loại sau:
A.Phân B.Nước tiểu C.Đờm
D.Tất cả ba đường trên
4 KST có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua:
A.Đường miệng B.Đường hô hấp C.Đường hậu môn D.Cả ba đường trên
* Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi 5 bằng viết ý trả lời vào cột đáp án
5 Giun đũa sống trong ruột người được xếp là loại ký sinh trùng:
A. Ký sinh tạm thời B. Ký sinh vĩnh viễn C. Nội ký sinh
D. Ngoại ký sinh
* Phân biệt đúng sai cho các câu hỏi từ 6 đến 20 bằng cách viết chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai vào ô tương ứng ở cột đáp án
6 Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển của KST từ giai đoạn trứng hoặc ấu trùng đến khi có khả năng sinh sản hữu tính.
7 Ký sinh trùng là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển.
8 Quẩn thể và lối sống của con người là một trong ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sống, phát triển và phân bố của KST.
9 Việc phân loại KST chủ yếu dựa vào hình thể học.
10 Một loài ký sinh trùng nhưng ở những giai đoạn khác nhau chúng có hình thể rất khác nhau
11 Cấu tạo cơ quan của KST thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh. Những bộ phận không cần thiết đã thoái hóa hoặc biến đi.
12 Một số ký sinh trùng có thể sinh sản ở giai đoạn ấu trùng
13 Bệnh KST thường mang tính chất vùng, liên quan mật thiết với các yếu tố địa lý, thổ nhưỡng.
14 Bệnh KST không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, tập quán của cộng đồng dân cư.
15 Mức độ mất sinh chất của vật chủ không phụ thuộc vào độc tố của KST.
16 Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng trong dịch tễ học của một số bệnh KST.
17 Phòng chống trên qui mô rộng lớn là một trong những nguyên tắc phòng chống bệnh KST.
18 Giáo dục sức khỏe là một biện pháp cần thực hiện trong phòng chống bệnh do KST.
19 Đa số bệnh nhân mắc bệnh KST phải điều trị nội trú tại bệnh viện.
20 Phát triển kinh tế - xã hội là một trong những biện pháp chủ yếu phòng bệnh ký sinh trùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Lực (2010), Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học, Học viện Quân y.
2. Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế (2007), Ký sinh trùng y học, NXB Y học, Hà Nội.
MỘT SỐ LOẠI GIUN ĐƯỜNG RUỘT GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học, học sinh có khả năng:
Trình bày được đặc điểm hình thể, sinh thái, bệnh tật, cách chẩn đoán, điều trị và phòng một số loại giun gây bệnh đường ruột thường gặp.