C. MỘT SỐ XOẮN KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
6. Khả năng gây bệnh
Virus có khả năng gây bệnh cho người. Một virus có thể gây ra
nhiều hội chứng khác nhau và ngược lại một hội chứng có thể do nhiều virus khác nhau gây ra. Nhiễm trùng virus có thể chia làm hai loại chính tùy theo thời gian cư trú của virus trong cơ thể:
6.1. Tác động của virus lên cơ thể xảy ra trong thời gian ngắn Loại này bao gồm hai hình thái nhiễm virus sau đây:
- Nhiễm virus cấp tính: có đặc điểm là thời gian ủ bệnh ngắn(từ một vài ngày đến một vài tuần lễ) và tiếp theo sau đó các triệu chứng đặc trưng cho tác nhân gây bệnh phát triển. Nhiễm virus cấp có thể kết thúc khỏi hoàn toàn, hoặc một phần, hoặc tử vong.Trong quá trinh hồi phục virus bị thải trừ.
- Nhiễm virus không biểu lộ: nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh. Xác minh có virus trong cơ thể nhờ phát hiện hiệu giá kháng thể trong huyết thanh.
6.2. Tác động kéo dài của virus trong cơ thể
Cả bốn hình thái nhiễm trùng của loại này đều có đặc điểm là trạng thái mang virus kéo dài:
- Nhiễm virus tồn tại dai dẳng: virus tồn tại dai dẳng không có triệu chứng nhưng có kèm theo thải virus ra môi trường chung quanh.
Hình thái này có thể được hình thành sau khi bình phục sức khỏe. Nó đóng vai trò quan trọng trong dịch tể vì là nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ bệnh viêm gan B.
- Nhiễm virus tiềm tàng: virus tồn tại dai dẳng, không có triệu chứng nhưng không thải virus ra môi trường xung quanh. Trong nhiễm virus tiềm tàng virus có thể ở dưới dạng tiền virus, axit nucleic của virus có thể tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ. Trong một vài trường hợp do ảnh hưởng của một hay nhiều tác nhân như chấn thương, stress, giảm miễn dịch, v.v..., tiền virus có thể được hoạt hóa và chuyển sang trạng thái nhân lên, gây bệnh cấp tính cho cơ thể. Ví dụ bệnh herpes.
- Nhiễm virus mạn tính: virus tồn tại dai dẳng có kèm theo một hoặc vài triệu chứng lúc ban đầu, sau đó tổn thương bệnh lý tiếp tục phát triển trong một khỏang thời gian dài. Đặc điểm trong tiến triển của nhiễm virus mạn tính là có những thời kỳ sức khỏe bệnh nhân khá lên, bệnh thuyên giảm, xen kẽ với nhữnhg giai đoạn bệnh bùng phát, kéo dài một vài tháng có khi hằng năm.
- Nhiễm virus chậm: đây là một hình thái tác động đặc biệt giữa
có triệu chứng kéo dài nhiều tháng hoặc năm, tiếp theo là sự phát triển chậm nhưng không ngừng tăng lên của các triệu chứng và kết thúc bằng những tổn thương rất nặng hoặc tử vong.
LƯỢNG GIÁ
* Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách viết ý trả lời vào cột đáp án
Câu Nội dung Đáp án
1 Quá trình nhân lên của virus gồm có:
A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn C. 5 giai đoạn D. 7 giai đoạn
2 Giai đoạn các virus truyền đạt những thông tin di truyền của mình cho tế bào chủ và bắt tế bào chủ tổng hợp các thành phần của virus là giai đoạn:
A. Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào
B. Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus C. Sự lắp ráp các thành phần của virus
3 Đối với các virus có vỏ ngoài thì giai đoạn giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào theo kiểu hay gặp nhất là:
A. Phá vỡ màng tế bào B. Thoát bào
C. Nảy chồi
4 Hậu quả của sự nhân lên của virus trong tế bào hay gặp nhất là:
A. Tế bào bị phá huỷ
B. Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể
C. Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau
D. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh
* Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi 5 bằng viết ý trả lời vào cột đáp án
5 Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của vi rút:
A. Virus là sinh vật đơn bào có cấu tạo đơn giản.
B. Virus chỉ chứa một loại axit nucleic duy nhất
C. Có khả năng tự sinh sản
D. Ký sinh bắt buộc trong tế bào sống
* Phân biệt đúng sai cho các câu hỏi từ 6 đến 16 bằng cách viết chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai vào ô tương ứng ở cột đáp án 6 Đơn vị đo kớch thước của virus là micromet (àm).
7 Mỗi loại virus có kích thước từ 20-300 nm và không thay đổi trong suốt quá trình phát triển.
8 Virus có cấu tạo đơn giản có 2 thành phần cơ bản là acid nucleic và lipoprotein.
9 Mỗi loài virus chỉ có thể hấp phụ và gây nhiễm cho một loại tế bào nhất định gọi là các tế bào cảm thụ.
10 Các virus sau khi đã gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào cảm thụ sẽ xâm nhập vào tế bào theo cơ chế thẩm thấu.
11 Hạt virus không hoàn chỉnh là virus chỉ có capsid, không có hoặc có không hoàn chỉnh axit nucleic.
12 Một trong những hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ là gây nên khối u hoặc ung thư.
13 Kích thích tế bào sinh Interferon là một trong những hậu quả của sự nhân lên của vi rus trong tế bào.
14 Tính chất chống virus của interferon mang tính đặc hiệu với virus.
15 Nhiễm virus tiềm tàng là virus tồn tại dai dẳng trong cơ thể vật chủ, không có triệu chứng nhưng có thải virus ra môi trường xung quanh.
16 Đặc điểm trong tiến triển của nhiễm virus mạn tính là có những thời kỳ sức khỏe bệnh nhân khá lên, bệnh thuyên giảm, xen kẽ với những giai đoạn bệnh bùng phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Vi sinh vật trường Đại học Y khoa Huế (2008), Vi sinh vật y học.
MỘT SỐ VIRUS THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học, học sinh có khả năng:
1. Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, chẩn đoán vi rút, cách phòng và điều trị một số virus gây bệnh thường gặp.
NỘI DUNG
1.Virus cúm (Influenza virus) 1.1.Đặc điểm sinh học
Cấu trúc: Dưới kính hiển vi điện tử virus cúm hình cầu, cấu trúc đối xứng hình soắn, có vỏ bao ngoài, chứa ARN, đường kính khoảng 100 – 120 nm. Vỏ bao ngoài của virus cúm được cấu tạo bởi lớp lipid, có các kháng nguyên hemaglutinin (H) và neuraminidase (N). Hai kháng nguyên H và N là kháng nguyên đặc hiệu của từng typ virus, hay thay đổi và có khả năng ngưng kết hồng cầu động vật.
Các virus cúm được phân chia thành 3 typ khác nhau A, B, C do một số cấu trúc kháng nguyên bề mặt khác nhau, nhưng phần lớn có cấu trúc kháng nguyên giống nhau.
Nuôi cấy: Có thể nuôi cấy virus cúm vào tế bào thường trực Vero, tế bào nguyên phát thận khỉ và phôi người. Cũng có thể nuôi cấy virus cúm vào bào thai hoặc khoang niệu đệm trứng gà ấp 8 – 11 ngày.
Khả năng đề kháng: virus cúm tương đối bền vững với nhiệt độ: ở 00C đến 40C sống được vài tuần.; ở -200C và đông khô virus cúm sống được hàng năm, vững bền ở pH 4-9. Tuy vậy, virus cúm cũng bị bất hoạt ở 560C/ 30 phút, trong các dung môi hòa tan lipid: ether, formol… và tia cực tím.
1.2. Khả năng gây bệnh
Virus cúm lan truyền từ người sang người qua đường hô hấp.
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân từ tháng giêng đến tháng tư.
Virus cúm typ A thường gây đại dịch với chu kỳ 7 đến 10 năm.; cúm typ B thường chỉ gây dịch nhỏ hơn với chu kỳ 5 – 7 năm.
Sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày, biểu hiện triệu chứng lâm sàng: sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, ho, xuất tiết nhiều lần. Với trẻ em nhỏ có thể sốt cao, co giật. Những biến chứng của bệnh cúm là: viêm tai, viêm phổi, thậm chí viêm não dẫn đến tử vong. Khi mắc bệnh cúm thường kèm theo bội nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, nên bệnh nặng lên gấp bội.
1.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm được lấy vào những ngày đầu của bệnh, dùng ống hút, hút nước xuất tiết đường mũi họng.
1.4. Phòng bệnh
Trong vụ dịch thực hiện các biện pháp cách ly, sử dụng vaccin.
1.5. Điều trị
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các thuốc chủ yếu làm giảm nhẹ mức độ nặng của bệnh và điều trị triệu chứng.