Chương 3. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2012-2016
3.4 Kiến nghị, đề xuất
3.4.1 Đối với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
-Xây dựng chiến lược phát triển của Tổng Công ty đến năm 2016, định hướng đến 2025. Trong đó xác định rõ mục tiêu chiến lược trong công tác nguồn nhân lực để các đơn vị trực thuộc định hướng thực hiện.
-Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam thống nhất ban hành bộ
“Quy tắc ứng xử trong EVN”, hướng dẫn các đơn vị thành viên triển khai thực hiện đảm bảo tính thống nhất trong toàn ngành. Bên cạnh đó, ngành điện cũng cần phải có kế hoạch để ứng phó với việc chuyển đổi cơ chế từ độc quyền sang thị trường điện cạnh tranh. Đổi mới cung cách phục vụ hướng tới khách hàng và vì khách hàng.
Trong năm 2013, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã lấy năm 2013 là năm “kinh doanh và dịch vụ khách hàng”. Xây dựng và giao kế hoạch thực hiện cho các đơn vị trực thuộc theo tiêu chí tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như giảm thời gian cắt điện (mất điện theo kế hoạch, mất điện theo sự cố) bằng 50% năm 2012. Các công ty Điện lực được đầu tư cải tạo để xây dựng mỗi quận/huyện có 01 phòng giao dịch khách hàng theo đúng bộ nhận diện thương hiệu của Tổng Công ty, có CBCNV trực chăm sóc khách hàng, là đầu mối giúp khách hàng giải quyết các vướng mắc trong quá trình kinh doanh bán điện cũng như hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết…
-Phân cấp hơn nữa cho các đơn vị trực thuộc trong công tác sản xuất kinh doanh, để các đơn vị chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển cũng như huy động các nguồn lực để thực thi chiến lược, đặc biệt là chiến lược nguồn nhân lực, đảm bảo tuân thủ mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
-Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chương trình làm việc cụ thể với liên Bộ Công Thương- Tài Chính để xây dựng lộ trình về giá điện cũng như thị trường bán điện trong thời gian tới. Đảm bảo giá điện phải vận động theo quy luật thị trường, có tính cạnh tranh với các mặt hàng thay thế như xăng dầu, gas.
Trong năm 2013, mặc dù sau 02 lần tăng giá điện nhưng ngành điện vẫn phải bù lỗ đặc biệt cho nhóm khách hàng có giá ưu đãi theo quy định của Chính phủ (hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, ngành y tế, giáo dục…). Mặt khác, việc giá điện thấp hơn các nước trong khu vực đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp “rác” như luyện thép, xi măng…công nghệ cũ với sức tiêu thụ điện lớn, đã làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành điện không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng phụ tải, dẫn tới phải cắt điện, sa thải phụ tải như trong thời gian qua.
3.4.2 Đối với Công ty Điện lực Hƣng Yên
-Hiện tại, do đặc thù trong cơ chế quản lý hạch toán phụ thuộc theo mô hình công ty Mẹ- công ty Con, do vậy Công ty Điện lực Hưng Yên cần thực hiện triệt để những quy định, những hướng dẫn của Tổng Công ty trong công tác kinh doanh phát triển, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ công tác phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên.
-Tận dụng triệt để những thuận lợi, những cơ hội từ phía Tổng Công ty, UBND các cấp, đặc biệt là những cơ hội trong quá trình hội nhập để thu
hút đầu tư, cải tạo nhằm hiện đại hóa lưới điện cũng như nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
-Căn cứ những định hướng chiến lược của EVN, EVNNPC, Công ty Điện lực Hưng Yên xây dựng chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2016, định hướng đến 2025. Trước mắt, có thể xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2016. Từ đó hoàn thiện bản chiến lược nguồn nhân lực Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2016 mà tác giả đã nghiên cứu xây dựng. Cụ thể:
+Giao phòng Tổ chức lao động tham mưu đề xuất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2016. Trong đó Giám đốc làm Trưởng Ban, các thành viên gồm các Phó Giám đốc (Kỹ thuật, Kinh doanh, Đầu tư xây dựng), Trưởng các phòng P1, P2, P3, P4, P5, P8, P9, P10, P11 và một số chuyên viên tại các phòng giúp việc cho Ban.
+Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công, các Phó Giám đốc sẽ là Trưởng các Tiểu ban cùng các phòng chuyên môn xây dựng các chiến lược chức năng như: Tài chính, Sản xuất- Kinh doanh, Marketing, Quản trị nguồn nhân lực.
+Từ mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể và các chiến lược chức năng, Ban lãnh đạo sẽ huy động các nguồn lực để thực thi chiến lược đã đặt ra. Định kỳ hàng tháng/quý sẽ có sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện qua đó sẽ có những điều chỉnh, bổ sung nếu cần.