Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NHO QUAN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nho Quan là một huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 457,2 km2 (bằng 1/3 diện tích của tỉnh Ninh Bình) có 26 xã và 01 thị trấn, với 286 thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 274 thôn, bản, có 32 thôn, bản đặc biệt khó khăn, mật độ dân số trung bình 327 người/km2. Là một huyện có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân số 149.879 người. Trên địa bàn huyện, dân tộc thiểu số là đồng bào dân tộc Mường chiếm 17,5% dân số.
Sản xuất kém phát triển, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện là 11,22 %, đời sống dân trí còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Là huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ. Nho Quan có địa hình phức tạp mang tính chất đặc trưng của vùng núi cao và vùng bán sơn địa. Đồng thời, đây cũng là vùng đất trũng thuộc khu vực phân lũ của sông Hoàng Long nên hàng năm luôn phải chịu hậu quả của lũ lụt. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba vùng rõ rệt.
2.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Nho Quan mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Do đặc điểm địa lý, địa hình nên hàng năm vào mùa mưa, huyện Nho Quan thường xuyên phải chịu bão, lũ lụt, lượng mưa bình quân nhiều năm khoảng 1.800 mm, năm cao nhất 2.800mm.
46
2.1.1.3. Đất đai, tài nguyên, khoáng sản
Đất đai: Diện tích tự nhiên của huyện Nho Quan là 44.527,74 ha (Bảng 2.1), trong đó diện tích đất đai các loại bao gồm:
Đất nông nghiệp gồm có đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác là 34.456,56 ha, chiếm 77,38%
diện tích đất toàn huyện. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 16.470,87 ha chiếm 47,8% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện; đất lâm nghiệp là 17.539,93 ha chiếm 50,9% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện.
Đất phi nông nghiệp gồm có đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, đất nghĩa trang, đất phi nông nghiệp khác là: 6.935,09 ha, chiếm 15,57%. Trong đó, đất ở nông thôn là 1.041,59 ha chiếm 94,52% diện tích đất ở của toàn huyện, còn đất ở đô thị là 60,42 ha chiếm 5,48% diện tích đất ở của huyện.
Đất chưa sử dụng: 3.136,09 ha, chiếm 7,05%
Tài nguyền rừng: Tổng diện tích rừng, đất rừng trên địa bàn huyện:
17.539,93 ha chiếm 39,39% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó: rừng đặc dụng là 11.481,05 ha; rừng phòng hộ là 4.098,02 ha; rừng sản xuất là 1.960,86 ha. Để phát huy lợi thế, trong những năm qua huyện thực hiện chủ trương chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất, nhằm phát huy các nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đâi, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ trồng rừng, đặc biệt đồng bào miền núi, thúc đẩy KT-XH phát triển, đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ của rừng góp phần xoá đói, giảm nghèo và giảm thiểu đến tác động các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.
Khoáng sản: Nho Quan có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là tài nguyên đá vôi, đất sét và đá đôlômít với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng. Bên cạnh đó có các loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng không lớn như than bùn, than đá...
47
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Nho Quan
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng diện tích tự nhiên 44.527,74 100,00
1 Đất nông nghiệp 34.456,56 77,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.470,87 47,80 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 13.404,81 81,38 1.1.2 Đất trồng cây lúa hàng năm 3.066,06 18,62
1.2 Đất lâm nghiệp 17.539,93 50,90
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.960,86 11,18
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 4.098,02 23,36
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 11.481,05 65,46
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 373,48 1,08
1.4 Đất làm muối 0,00 0,00
1.5 Đất nông nghiệp khác 72,28 0,22
2 Đất phi nông nghiệp 6.935,09 15,57
2.1 Đất ở 1.102,01 15,89
2.1.1 Đất ở nông thôn 1.041,59 94,52
2.1.2 Đât ở đô thị 60,42 5,48
2.2 Đất chuyên dùng 4.078,11 58,80
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan 47,98 1,18
2.2.2 Đất quốc phòng 656,50 16,10
2.2.3 Đất an ninh 25,72 0,63
2.2.4 Đất kinh doanh phi nông nghiệp 845,99 20,74 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.501,92 61,35
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 41,02 0,59
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa đạt 239,66 3,45
2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1.470,70 21,20
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3,59 0,07
3 Đất chƣa sử dụng 3.136,09 7,05
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 986,45 31,46
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 895,09 28,54
3.3 Núi không có rừng cây 1.254,55 40,00
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
48
Tài nguyên nước: Với hệ thống sông và hồ chứa như hiện nay, Nho Quan là huyện có tài nguyên mặt nước khá phong phú, được phân bố rải rác ở nhiều khu vực trong toàn huyện. Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình của Nho Quan một số xã vùng cao (Kỳ Phú, Cúc Phương, Phú Long, Thạch Bình) thường xuyên gặp khó khăn về nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh. Ngoài ra, ở huyện Nho Quan còn có nguồn nước khoáng nóng Cúc Phương khá phong phú...
Phần lớn các xã trên địa bàn huyện đều có tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đất đai phong phú, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thuỷ sản; đất nông nghiệp khác; đất phi nông nghiệp…
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Nho Quan là huyện miền núi thuộc tỉnh Ninh Bình, là huyện nông nghiệp do vậy sản xuất nông nghiệp luôn được Đảng bộ và nhân dân huyện nhà xác định là chiến lược phát triển KT-XH và ra sức thực hiện nhằm đưa kinh tế huyện Nho Quan bắt kịp với xu hướng phát triển của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ 2011-2013 Đơn vị: %
Cơ cấu ngành Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013 1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây
dựng cơ bản 32,5 32,5 33,0
2. Nông - lâm - thủy sản 35,0 34,0 34,5
3. Thương mại - dịch vụ 32,5 33,5 32,5
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
49
Qua bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy ngành nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng chính, chuyển dịch chậm do xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; Các cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nho Quan đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, các lĩnh vực KT-XH. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện cần phải khắc phục nhiều tồn tại yếu kém.
Đề ra những giải pháp hiệu quả cho sự phát triển KT-XH của huyện trên cơ sở khắc phục khó khăn, phát huy tối đa lợi thế là một yêu cầu cấp thiết.
Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm gần đây được nêu trên bảng 2.3.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Nho Quan
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Tỷ lệ
(%) Số lượng Tỷ lệ
(%) Số lượng Tỷ lệ (%) I. Tổng giá trị sản xuất 1.452.140 100,00 1.579.820 100,00 1.698.621 100,00 1. Ngành nông nghịêp 558.360 38,45 628.220 39,76 675.530 39,77 - Trồng trọt 484.657 86,80 545.290 86,80 579.605 85,80
- Chăn nuôi 73.703 13,20 82.930 23,20 95.925 14,20
2. Tiểu thủ công nghiệp 415.600 28,62 414.040 26,21 416.731 24,53 3. Ngành TM-DV 478.180 32,93 537.560 34,03 606.360 35,70
II. Thu nhập BQ khẩu 16 17 17
III. Thu nhập BQ hộ 64 67 68
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
50
Qua bảng số liệu trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế của huyện, chiếm 39,77% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện (năm 2013). Tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển, thương mại - dịch vụ phát triển không đồng đều; chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã bước đầu được cải thiện nhưng chưa triệt để còn gặp nhiều khó khăn. Ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2012 là 628.220 triệu đồng, tăng 69,860 triệu đồng so với năm 2011; Năm 2013 tăng 47.310 triệu đồng so với năm 2012.
Về trồng trọt: Đây là ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện, một năm cấy hai vụ lúa chính, xen kẽ đó là gieo trồng cây vụ đông.
Về chăn nuôi: Phát huy lợi thế của huyện, trong những năm qua huyện Nho Quan đã tâm đến sự phát triển chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi trở thành sản xuất chính của địa phương, chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các trang trại, gia trại, con nuôi đặc sản, như đẩy mạnh phát triển đàn trâu bò, lợn, gà thả vườn. Trung tâm khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật do Tập đoàn Vingroup hỗ trợ bò cho nhân dân.
Tính đến tháng 12 năm 2013, Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có 728.745 con; trong đó đàn trâu bò có 23.108 con, đàn lợn có 80.556 con, đàn gia xúc gia cầm có 566.922 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 13.240 tấn, tăng 2,6% so cùng kỳ 2012. Ngoài ra, công tác phát triển chăn nuôi cá cũng được phát huy, các loại con giống có năng suất cao mới được đưa vào chăn thả.
2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện
Lao động là yếu tố rất cần thiết của bất kỳ quá trình sản xuất nào, đặc biệt là trong khu vực nông thôn. Quy mô, cơ cấu góp phần quyết định đến sự thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế ở nông thôn. Chính vì vậy, để xem xét tình hình phát triển KT-XH của địa phương chúng ta phải xem xét tình hình lao động và nhân khẩu ở nơi đó.
51
Huyện Nho Quan có 38.961 hộ với 149.879 nhân khẩu, có mật độ dân số trung bình là 327người/km2, lực lượng lao động dồi dào. Cùng với xu thế phát triển chung của toàn xã hội, số nhân khẩu, số lao động, số hộ trong huyện đều tăng qua các năm được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tình hình lao động, nhân khẩu huyện Nho Quan
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số hộ Hộ 38.961 100
+ Hộ thuần nông Hộ 27.592 70,82
- Hộ kiêm Hộ 11.671 42,30
- Hộ chuyên Hộ 15.921 57,70
+ Hộ thương mại dịch vụ Hộ 11.369 29,18
2 Tổng sổ nhân khẩu Người 149.879 100
+ Khẩu nông nghiệp Người 110.368 73,64
- Khẩu kiêm Người 46.684 42,3
- Khẩu chuyên Người 63.684 57,7
+ Khẩu thương mại dịch vụ và khác Người 39.511 26,36
3 Tổng số lao động LĐ 87.682 58,50
+ Lao động nông nghiệp LĐ 61.377 70,00
- Lao động kiêm LĐ 18.699 21,33
- Lao động chuyên LĐ 42.678 48,67
+ Lao động thương mại dịch vụ LĐ 26.305 30,00 4 Một số chỉ tiêu bình quân
- Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 4
- Số lao động bình quân/hộ LĐ 2
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
52
Qua bảng số liệu cho thấy hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 70,82%), đời sống dân trí còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy chất lượng lao động không cao, không ổn định, lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu là lao động phổ thông, dôi dư nhiều. Số lao động này nếu được đào tạo sẽ là nguồn lao động có chất lượng cung cấp tại chỗ và các địa phương khác.
2.1.2.3. Tình hình y tế, văn hóa, giáo dục của huyện
- Hệ thống y tế: Huyện Nho Quan có 27/27 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Có 06 bác sỹ/vạn dân. Nói chung, hệ thống y tế đảm bảo khám cấp thuốc bảo hiểm, tiêm chủng mở rộng và tư vấn chữa bệnh ban đầu cho người dân.
Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế đạt 48,4%.
Bảng 2.5: Cơ sở vật chất y tế, giáo dục và văn hóa
TT Chi tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Trường học
- Trường Mầm Non Trường
Phòng
26 195
- Trường Tiểu học Trường
Phòng học
26 397
- Trường THCS Trường
Phòng học
26 319 2 Y tế
- Trạm xá Trạm 27
- Y, Bác sỹ Người 83
- Phòng khám tư nhân Phòng 5
3 Hệ thống thông tin
- Đài truyền thanh Bộ 26
- Bưu điện Chiếc 26
- Điện thoại Chiếc 65.000
- Điểm Internet cộng cộng điểm 74
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
53
- Hệ thống giáo dục: Tính đến năm 2013, tổng số trường học trên địa bàn huyện: 85 trường. Trong đó có 27 nhà trường m ần non; 27 tiểu học; 27 trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông. Toàn huyện có 61 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó 27/27 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (trong đó có 2 trường đạt chuẩn mức độ II); 17/27 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia = 75,3% (có 1 trường đạt chuẩn mức độ II); 17/27 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia = 75,3%. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học nghề hàng năm đều đạt tỷ lệ cao. Nhìn chung, về cơ sở vật chất của các nhà trường cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
- Hệ thống văn hoá: toàn huyện có 243/274 nhà văn hoá thôn, bản đạt 88,7%; 18 nhà văn hoá xã đạt 66,6%; toàn huyện có 221/274 khu dân cư văn hoá, đạt 80,6%. Thông tin đại chúng phát triển rộng khắp, chương trình và hình thức luôn được đổi mới, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân văn hoá. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” tiếp tục phát triển.
Hiện nay, hệ thống phát thanh của các xã cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về thông tin, liên lạc trên hệ thống truyền thanh 3 cấp. Về điểm kết nối internet có chiều hướng gia tăng ở trụ sở làm việc của Đảng uỷ, UBND xã và các trường học, ngoài ra có khoảng 30% số hộ gia đình cũng thường xuyên sử dụng mạng internet tại nhà.
2.1.2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
Nho Quan có nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển, nhất là trong 5 năm trở lại đây. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
54
Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật huyện Nho Quan
TT Chi tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Công trình điện
- Trạm biến áp Trạm 145
- Số dây hạ thế Km 571,00
- Số dây trung thế Km 88,72
- Số dây cao thế Km 8,00
- Số hộ sử dụng điện Hộ 34.651
- Mức độ đáp ứng yêu cầu % 76,35
2 Hệ thống đường giao thông
- Đường quốc lộ Km 48,70
- Đường trục xã, liên xã Km 299,40
- Đường trục thôn, xóm Km 544,03
- Đường ngõ, xóm Km 611,30
- Đường trục chính nội đồng Km 820,38
3 Thuỷ lợi
- Hệ thống trạm bơm Trạm 69
- Hệ thống kênh mương Km 1.263,80
- Hệ thống hồ, đập (Hồ 32 chiếc) Chiếc 70 (20 triệu m3) Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013
Thể hiện qua bảng 2.6 cho thấy, CSHT của huyện trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp và đã phát huy được tác dụng:
Hệ thống điện khu vực nông thôn toàn huyện hiện có 145 trạm biến áp và 571km đường dây hạ thế; 88,72 km đường dây trung thế. Do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Ninh Bình quản lý và bán điện trực tiếp đến các hộ dân. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt 96,6%. Mức độ đáp ứng yêu cầu sản xuất đạt 76,35%. Trong những năm qua nhà nước và ngành điện đã quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung hệ thống điện nông thôn chất lượng còn hạn chế, độ an toàn chưa cao, tổn thất điện năng lớn, mức độ tin cậy cung cấp điện còn thấp.
55
Hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối tốt, thường xuyên được tu bổ, đảm bảo tưới, tiêu cho hầu hết các cánh đồng, nhanh chóng và kịp thời, các trạm bơm phục vụ tưới tiêu đã ổn định, từ đó góp phần làm cho canh tác thuận lợi hơn, nâng cao hệ số gieo trồng và năng suất đất đai. Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn gồm kênh mương, trạm bơm tưới, tiêu, đê, cống. Toàn huyện hiện có 1.260,1 km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là 204,8 km; đã kiên cố hoá 87,9 km, đạt 42,93%; kênh cấp 2 là 448,8 km, đã kiên cố hoá 63km, đạt 14%; kênh cấp 3 là 609,8 km, đã kiên cố hoá 8,27km, đạt 1,36%. Hệ thống kênh này cơ bản đã đáp ứng 95% nhu cầu cung cấp nước chủ động cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại một số kênh đã xuống cấp, khi dẫn nước còn bị thất thoát nước nhiều.
Đường quốc lộ chính đi qua địa bàn huyện với chiều dài là 48,7 km gồm có hai tuyến là đường QL12B (Từ Tam Điệp lên) và đường ĐT 477 từ đường QL1A vào đã được đổ bê tông.
Các tuyến đường trục liên xã, liên thôn, đường trong ngõ, xóm dài 2.275,11 km đã đổ bê tông hoặc dải nhựa. Tuy nhiên, do xây dựng đã quá lâu nên những tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân.
Nhìn chung, về kết quả phát triển KT-XH qua từng năm là rất đáng khích lệ, phù hợp với quy luật chung trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các cấp ủy Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện; an ninh, chính trị, trật tự xã hội đảm bảo ổn định, Đảng bộ, chính quyền đoàn kết đó là yếu tố quan trọng làm cho đời sống nhân trong huyện đã và đang được cải thiện từng ngày.
Tuy nhiên, còn có một số hạn chế là một huyện miền núi có 13/23 xã nghèo trọng điểm của tỉnh, chủ yếu là thu nhập trong nông nghiệp nên nguồn thu thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân củav tỉnh. Đây là một trong những thách thức lớn đối với quá trình XD NTM của huyện.