Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NHO QUAN
3.4. Tổ chức thực hiện
88
Một là, Công tác lãnh đạo và tuyên truyền:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc cơ sở triển khai các nhiệm vụ, nội dung XD NTM ở cơ sở đáp ứng yêu cầu tiến độ, đúng định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện. Quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ làm công tác XD NTM ở các cấp, đặc biệt cán bộ ở thôn, xã.
- Tập trung tuyên truyền, vận động xã hội sâu rộng về XD NTM với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình XD NTM, nhất là người nông dân hiểu rõ được chính họ là chủ thể trong việc XD NTM và là người trực tiếp thụ hưởng những thành quả mà chương trình mang lại, để từ đó tự giác và tích cực tham gia, tránh tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tăng cường vai trò của các hội, tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc vận động đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp huy động hết khả năng, phát huy sức mạnh tổng hợp, xã hội hoá, thu hút các nguồn lực để XD NTM.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở các cấp tập trung tuyên truyên, vận động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;
chủ động, tích cực tham gia XD NTM. Đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" gắn với XD NTM; kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại; tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chú trọng công tác tổng kết, sơ kết, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố mới, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong XD NTM.
89
- Bổ sung vào quy ước Làng văn hóa những tiêu chí liê n quan đến XD NTM, khơi dâ ̣y tinh thần yêu nước, tự lực tự chủ, tự cường vươn lên của nông dân, xây dựng làng quê hòa thuâ ̣n , ổn định, dân chủ và có đời sống văn hóa phong phú, tạo động lực cho quá trình XD NTM.
- Triển khai củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNN-BTC-BKHĐ và Nghị quyết số 15-NQ/HU, ngày 31/10/2012 của Huyện ủy Nho Quan.
- Cấp huyện: Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện.
- Cấp xã:
+ Thành lập mới Ban chỉ đạo XD NTM do đồng đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị của xã và các Trưởng thôn.
+ Kiện toàn lại Ban quản lý XD NTM cấp xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và Trưởng thôn.
+ Củng cố Ban phát triển thôn theo quy trình Thôn bầu và UBND xã ra quyết định phê chuẩn.
+ Củng cố Ban giám sát cộng đồng theo quy trình bầu cử do Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc xã hướng dẫn chỉ đạo và ra nghị quyết công nhận.
Hai là, Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới:
- Quy hoạch XD NTM phải đảm bảo tính lâu dài, bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, cảnh quan và nét đặc trưng văn hoá của từng địa phương. Quy hoạch XD NTM phải công khai, dân chủ có sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của người dân.
90
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, thực hiện quy hoạch, đề án XD NTM cấp xã phải đảm bảo nội dung, trình tự theo các hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh; lập quy hoạch và xây dựng đề án NTM cấp xã phải tiến hành đồng thời, xã nào chưa có quy hoạch chi tiết và đề án XD NTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chưa được đầu tư.
- Trong quy hoạch phải dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hoá, công trình thể thao, cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, khu chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thuỷ sản và khu dân cư mới (có giá trị kinh tế cao) để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm bổ sung nguồn vốn cho thực hiện các nội dung XD NTM.
Ba là, Giải pháp về huy động vốn; cơ chế, chính sách đầu tư:
- Huy động vốn: Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đề án. Cụ thể:
- Vốn ngân sách: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho chương trình XD NTM để thực hiện đề án theo hướng: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ tập trung bố trí cho 03 xã điểm;
ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ cho các xã còn lại và một phần cho 03 xã điểm;
ngân sách huyện, xã chủ động cân đối, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung XD NTM. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các tiêu chí có thể tạo nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan toả đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn.
Viê ̣c tiếp nhâ ̣n và huy đô ̣ng các nguồn lực cho chương trình XD NTM phải được công khai , dân chủ trong suốt quá trình thực hiê ̣n . Ban quản lý xã
và tiểu ban quán lý thôn phải chủ động, đồng thời tiến hành triển khai các nô ̣i dung công viê ̣c theo kế hoa ̣ch đă ̣t ra.
91
- Vốn tín dụng: Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ. Thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX nông nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.
- Vốn doanh nghiệp: Thực hiện xã hội hoá đầu tư các công trình cấp nước sạch, chợ nông thôn, công trình thu gom, xử lý rác thải và một số công trình công ích khác, nhất là đối với các cồng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã NTM theo quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ.
- Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư:
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua (Được huy động bằng nhiều hình thức như: Bằng tiền, ngày công lao động, nguyên nhiên vật liệu, hiến đất... Khuyến khích hình thức đóng góp đất sản xuất gắn với dồn điền đổi thửa).
Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện XD NTM tại cơ sở.
Bốn là, Cơ chế, chính sách hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn khác của Trung ương và Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 của HĐND tỉnh Ninh Bình.
92
Bảng 3.2: Cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
A Hỗ trợ 100% kinh phí từ Ngân sách Nhà nước:
1 Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới Lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết.
2
Đường giao thông đến trung tâm xã; trụ sở xã; trường học; trạm y tế xã; nhà văn hoá xã.
3
Kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn, HTX.
4
Xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào (đường giao thông, điện, nước) các điểm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; khu chăn nuôi tập trung; khu nuôi trồng thủy sản.
Theo quy hoạch được duyệt; ưu tiên cho 03 xã thực hiện giai đoạn 2011-2015; mỗi năm hỗ trợ đầu tư cho 01 khu/01xã.
B Hỗ trợ một phần kinh phí từ Ngân sách Nhà nước:
I Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng:
1 Đường giao thông thôn, xóm Hỗ trợ bằng xi măng.
- Xây dựng mới 180 tấn xi măng/km
- Cải tạo, nâng cấp 120 tấn xi măng/km
2 Kênh mương nội đồng do cấp xã quản lý 100 tấn xi
măng/km Hỗ trợ bằng xi măng.
3 Nhà văn hoá thôn
- Xây dựng mới 50 triệu/công trình
- Cải tạo, nâng cấp 30 triệu/công trình 4 Công trình thể thao thôn
- Xây dựng mới 50 triệu/công trình
93
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
- Cải tạo, nâng cấp 30 triệu/công trình
5 Công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung hợp vệ sinh
90% tổng dự toán công trình
Bao gồm cả vốn chương
trình MTQG nước sạch &VSMTNT, MTQG xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động khác.
6 Môi trường
- Hệ thống thoát nước, thu gom nước thải cấp thôn
30% tổng dự toán công trình/thôn
Tối đa không quá 50triệu/1công trình - Xe vận chuyển thu gom rác thải. 3 triệu đồng/xe/1
thôn
Đối với những xã có mật độ dân cư đông.
- Bãi tập kết rác thải sinh hoạt. 100 triệu đồng/1công trình
Quy mô tối thiểu 120m2
có tường bao; mỗi xã từ 01-02 điểm.
7
Hỗ trợ chỉnh trang nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn nông thôn (cho các nhà chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng)
Hỗ trợ theo Đề án
10/ĐA-UBND Hỗ trợ 01 lần
II
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
II.1 Lĩnh vực Nông nghiệp
1 Hỗ trợ các xã thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp.
Các xã xây dựng phương án “dồn điền, đổi thửa” lấy ý kiến đồng thuận của nhân
94
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
dân, trình UBND huyện, thị xã phê duyệt, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên
&MT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hỗ trợ công tác xây dựng phương án thực hiện.
- Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “dồn điền, đổi thửa”
- Chỉnh trang đồng ruộng
1.000.000 đồng/ha.
2 Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị cơ giới
hóa nông nghiệp Thực hiện theo Nghị
định số 02/2010/NĐ- CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông.
- Xã địa bàn khó khăn, xã nghèo: Hỗ trợ 100%
- Xã địa bàn trung du miền núi, bãi
ngang: Hỗ trợ 75%
- Xã đồng bằng Hỗ trợ 50%
3
Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử lý chất thải. (Trang trại phải có giá trị sản lượng hàng hóa/năm đạt trên 700triệu đồng)
Hỗ trợ 80 triệu đồng/ trang trại
Hỗ trợ một lần, sau đầu tư. Tiêu chí để xác định trang trại theo Thông tư số:
27/2011/BNNPTNT, ngày 13/4/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
4
Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây, giống vật nuôi, giống lâm nghiệp, giống thủy sản: Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử lý chất thải (Cơ sở phải có giá trị sản
Hỗ trợ 80 triệu
đồng/cơ sở Hỗ trợ một lần.
95
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
lượng hàng hóa/năm đạt trên 300 triệu đồng)
5
Hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, xa khu dân cư (Cơ sở có công suất giết mổ trên 100 con gia súc/ngày)
Hỗ trợ 80 triệu đồng/cơ sở
Theo quy hoạch khu giết mổ tập trung được UBND tỉnh phê duyệt;
Hỗ trợ một lần.
6
Hỗ trợ cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp có máy móc thiết bị trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, di dời vào điểm sản xuất tập trung của xã.
Hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở
Theo quy hoạch được duyệt;
7 Hỗ trợ kinh phí mua giống sản xuất cây vụ Đông hàng hóa
Hỗ trợ không quá 50% tiền mua giống cây truyền thống có giá trị kinh tế cao cần khuyến khích phát triển; hỗ trợ 100%
tiền mua giống cây trồng mới trong vụ đầu.
8
Hỗ trợ kinh phí giống, công kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất giống lúa chất lượng cao.
Hỗ trợ theo Đề án số 11/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 9 Hỗ trợ phát triển giống con nuôi
* Chăn nuôi:
- Hỗ trợ sản xuất giống: Hỗ trợ 50% giá trị giống cho các hộ.
Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/1hộ:
+ Chăn nuôi lợn đực ngoại, lợn nái ngoại
Quy mô mỗi hộ có từ 20 con lợn nái ngoại trở lên
+ Chăn nuôi dê đực giống, dê cái giống địa phương để bảo tồn và phát triển
Quy mô mỗi hộ có từ 20 con dê cái địa phương trở lên
96
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
+ Chăn nuụi bũ đực giống ắ mỏu Zờbu trở lên
+ Chăn nuôi trâu đực giống tốt
* Thuỷ sản:
Hỗ trợ nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh cho các đối tượng nuôi cá rôphi đơn tính, cá diêu hồng, tôm càng xanh, cua đồng, cá rô đầu vuông.
Hỗ trợ 50% giá giống cho các mô hình
Hỗ trợ 1 lần, từ 01ha/
1 mô hình trở lên, mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng / 01 mô hình
II.2 Lĩnh vực công nghiệp, TTTCN
Thực hiện theo chính sách khuyến công. Hỗ trợ sau đầu tư.
- Hỗ trợ công nhận làng nghề cấp tỉnh Hỗ trợ 30 triệu đồng/ 01 làng nghề - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm
chung của tỉnh: Dê núi, ngao, lúa chất lượng cao, ...
Hỗ trợ 100 triệu đồng/thương hiệu
III Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/TTg
- Lao động nông thôn: Diện chính sách ưu đãi người có công, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
Được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)
Mức hỗ trợ tối đa 3 triệu/ khoá học/người (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế)
Được hỗ trợ thêm tiền
ăn 15.000
đồng/ngày/người, hỗ trợ tiền xe đi lại trên 15 km, tối đa 200.000 đồng/khoá học/người;
- Lao động nông thôn có mức thu nhập bằng 150% thu nhập của người nghèo.
Được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)
Mức tối đa 2.5 triệu/khoá
học/người (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian
Theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
97
TT Lĩnh vực hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
học thực tế) duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020
- Lao động nông thôn khác. Được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)
Mức tối đa 2 triệu/khoá
học/người (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế)
IV Hỗ trợ hệ thống quản lý cấp xã xây dựng nông thôn mới - Hỗ trợ Ban chỉ đạo cấp xã: 20 triệu đồng
/xã/năm
(Riêng Ban Quản lý xã và Ban Giám sát cộng đồng đã có chi phí quản lý dự án quy định tại điểu 17, Thông tư 26/TTLT-BNN-
BKHĐT-BTC)
- Hỗ trợ Ban phát triển thôn 10 triệu
đồng/thôn/năm
Nguồn: Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, 2012 Năm là, Cơ chế quản lý đầu tư:
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC ngày 13/4/2011; hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và cơ chế phân cấp và uỷ quyền quản lý các dự án đầu tư của tỉnh. Cụ thể:
- Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý XD NTM xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.