Giải pháp xây dựng đề án nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 83 - 92)

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NHO QUAN

3.2. Giải pháp xây dựng đề án nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

3.2.1. Lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới

Tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác lập đồ án quy hoạch chung, đề án XD NTM cấp xã trên địa bàn toàn huyện trong quý II/2012; đồng thời, từng bước hoàn thành các quy hoạch chi tiết theo hướng dẫn của Trung ương.

Công khai quy hoạch được duyệt, cắm mốc chỉ giới thực hiện quy hoạch theo quy định.

3.2.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

* Giao thông: Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành đạt chuẩn 40%

đường giao thông nông thôn với chiều dài 2.263,45km theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, gồm: 299,4km đường trục xã, liên xã; 544,03km đường liên thôn; 544,03km đường ngõ, xóm và 820,38km đường trục chính nội đồng; từng bước tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn. Trong đó, 05 xã điểm: Hoàn thành 1.961 km, gồm: 2019 km đường trục xã, liên xã; 522 km đường liên thôn; 500km đường ngõ, xóm và 620 km đường trục chính nội đồng.

77

* Thủy lợi: Tiếp tục thực hiện phong trào kiên cố hoá kênh mương (ưu tiên hệ thống kênh tưới) phục vụ sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới với tổng chiều dài 1.260,1km, gồm: 204,8 km kênh cấp 1, 448,8 km kênh cấp 2 và 609,8 km kênh cấp 3; xây dựng, cải tạo, nâng cấp 66 trạm bơm.

Trong đó, 05 xã điểm: Kiên cố hoá 18,6 km kênh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 do xã quản lý; xây mới 13 trạm bơm; cải tạo, nâng cấp 6 trạm bơm (Đối với các trạm bơm, cầu, kè, cống có quy mô lớn được đầu tư từ các chương trình, dự án khác theo quy hoạch).

* Điện: Tạo điều kiện về đất đai, giải phóng mặt bằng cho ngành điện tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 145 trạm biến áp; làm mới, cải tạo 8 km đường dây trung cao thế, 571 km đường dây hạ thế. Phấn đấu đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, 100% hộ dân nông thôn được mua điện trực tiếp từ ngành điện. Khuyến khích nhân dân sử dụng nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm điện. Trong đó: 03 xã điểm cần làm mới, cải tạo 2 trạm biến áp; 9 km đường dây hạ thế và 11 km đường dây trung thế.

* Trường học: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; cải tạo, nâng cấp, bổ sung 9 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 9 trường Trung học cơ sở để chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn các xã. Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, phấn đấu đến 2015 cơ sở vật chất trường học của ngành giáo dục cơ bản đạt tiêu chí giáo dục về nông thôn mới. Trong đó 03 xã cần nâng cấp, cải tạo, bổ sung 03 nhà trẻ, trường mầm non; 03 trường tiểu học và 03 trường trung học cơ sở.

* Cơ sở vật chất văn hóa: Xây mới 14 nhà và cải tạo, nâng cấp được 9 nhà văn hóa xã; cải tạo nâng cấp 163, xây mới 78 nhà văn hóa thôn; xây mới 220 khu thể thao thôn. Phấn đấu đến 2015, mỗi xã có 1 nhà văn hoá, 1 khu thể thao; trong đó có 60% nhà văn hóa xã, 60% khu thể thao xã và 60% số nhà

78

văn hóa thôn đạt chuẩn. Trong 3 xã làm điểm cần xây mới 19 nhà văn hoá thôn; nâng cấp, cải tạo 01 nhà văn hoá xã; đầu tư mới cho 04 công trình thể thao xã, 43 công trình thể thao thôn.

* Cơ sở y tế: Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế xã đạt chuẩn quốc gia; củng cố, nâng cấp chất lượng bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo tiêu chuẩn. Trong đó 03 xã cần nâng cấp, cải tạo 02 trạm y tế xã.

* Chợ nông thôn: Rà soát, phệ duyệt quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn làm cơ ở cho việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Công thương

Cải tạo, xây dựng mới chợ 26 nông thôn đang hoạt động, theo quy hoạch; ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh xây dựng chợ chưa sinh lời, chợ có hạ tầng kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng và chợ tạm; thực hiện xã hội hoá đầu tư đối với chợ có khả năng sinh lợi. Trong đó 03 xã cần đầu tư mới 03 chợ nông thôn.

* Bưu điện, thông tin truyền thông: Tạo điều kiện về đất đai, giải phóng mặt bằng cho ngành bưu chính, viễn thông đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu thông tin và truyền thông nông thôn theo tiêu chí quốc gia. Xây mới, cải tạo nâng cấp 15 điểm bưu điện văn hóa xã, 25 điểm Internet. Phấn đấu đến năm 2015: 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; 100% số xã trên địa bàn tỉnh có internet đến thôn. Trong đó: 3 xã cần đầu tư mới 02 điểm, nâng cấp 09 điểm bưu điện văn hoá xã và 74 điểm internet thôn.

- Tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống đài truyền thanh 03 cấp cho 03 xã điểm và 23 xã còn lại.

* Nhà ở dân cư: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào chỉnh trang vườn tược, nhà cửa gọn gàng, xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình. Ưu tiên việc cải tạo, nâng cấp nhà

79

ở gắn với 3 công trình sinh hoạt hợp vệ sinh, tiện ích và văn minh; khuyến khích bảo tồn, kế thừa, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp. Tiếp tục chỉnh trang gần 1.200 nhà ở dân cư nông thôn cho 03 xã điểm. Phấn đấu đến hết 2015, hoàn thành chỉnh trang thêm 91.699 nhà ở dân cư nông thôn đạt chuẩn. Nâng tỷ lệ nhà ở nông thôn đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 90% trở lên.

* Xây dựng trụ sở UBND xã đạt chuẩn: Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến năm 2015, có trên 65% số xã đạt tiêu chí, trong đó nâng cấp, cải tạo 02 trụ sở xã cho 02 xã làm điểm là Đồng Phong và Lạng Phong.

3.2.3. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất 3.2.3.1. Nâng cao thu nhập

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao:

Tiếp tục phát triển sản xuất lúa chất lượng cao (1.500 ha), cây vụ đông (2500 ÷ 3000 ha/năm); tập trung dồn điền, đổi thửa; triển khai xây dựng 03 vùng sản xuất lúa, màu hàng hóa tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu.

Thực hiện tốt mối liên kết bốn nhà, tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định.

Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Hỗ trợ xây dựng 01 khu chế biến nông sản; 23 khu chăn nuôi tập trung; 04 vùng sản xuất thủy sản thâm canh; 10 mô hình trình diễn nông, lâm, thuỷ sản; hỗ trợ mua 10 máy cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp, nghề và làng nghề, dịch vụ, thương mại, du lịch ở nông thôn:

Hỗ trợ bảo tồn và phát triển 6 làng nghề; ưu tiên duy trì, phát triển nghề, làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng nghề một sản

80

phẩm”, thế mạnh của từng địa phương, như: Thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, mây tre đan, tăm hương, gốm…

Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề mới theo quy hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Hình thành Trung tâm giới thiệu và bán hàng thủ công, mỹ nghệ, từng bước phát triển du lịch cộng đồng, du lịch đồng quê, du lịch nghề ở nông thôn.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước để quản lý đối với các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn: như HTX Nông nghiệp, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ. Bố trí đủ cán bộ quản lý chuyên trách ở cấp huyện có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế đồng thời hàng năm được tập huấn chính sách về phát triển các tổ chức sản xuất ở nông thôn. Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức này quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, rà soát phân công, phân cấp cụ thể, xác định rõ và thống nhất quản lý về các hình thức tổ chức sản xuất ở các ngành và các cấp. Tiếp tục rà soát, bổ sung các chính sách như chính sách đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX. Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình điểm về HTX Nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại, kinh tế hộ.

Phát huy vai trò và tác dụng của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm có tổng kết mô hình, động viên khen thưởng kịp thời những nhân tố tiên tiến để nhân ra diện rộng. Có chính sách cụ thể để khuyến khích hỗ trợ để củng cố phát triển các HTX trung bình, khá đồng thời xử lý các HTX yếu kém. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất trong nông thôn: tăng cường học tập, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, trước mắt là cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ tài chính kế toán HTX, có chính sách cho cán bộ công tác

81

tại HTX đảm bảo lương và bảo hiểm xã hội để họ yên tâm gắn bó với HTX.

Có quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lâu dài trong HTX cho các năm 2010 - 2020. Thực hiện tốt công tác kế hoạch làm cơ sở hoạt động kinh doanh các dịch vụ trong HTX, khuyến khích các HTX tổ chức tốt dịch vụ đã có, có dịch vụ thiết yếu phục vụ hộ xã viên đồng thời khuyến khích mở rộng dịch vụ mới như: chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ngành nghề nông thôn, tín dụng nội bộ. Tổ chức, hướng dẫn hộ nông dân hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học để hỗ trợ về vốn, tư vấn về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Phấn đấu đến năm 2015, có trên 20% số xã đạt chuẩn quốc gia về tiêu chí thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

3.2.3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XIX về giảm nghèo. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn giảm xuống dưới 6%. Tại 03 xã điểm tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% theo tiêu chí quốc gia.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện và cứu trợ xã hội. Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015 có trên 40% lao động được đào tạo nghề; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 150 người đi lao động nước ngoài. Để đảm bảo mục tiêu của đề án 1956: Nhu cầu học nghề của lao động giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện là 27.700 người, để đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50% lao động được học nghề, trong đó, nhu cầu của lao động đang làm nghề nông nghiệp chuyển

82

sang làm phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 theo bộ tiêu chí về NTM đến năm 2020 là 20% tương ứng với 12.660 người (bình quân mỗi năm đào tạo 1.266 lao động).

3.2.3.3. Củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn.

Củng cố và phát triển kinh tế HTX; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để đến 2015 mỗi xã có ít nhất 01 tổ chức sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế hợp tác hoặc có 2 - 3 trang trại hoạt động có hiệu quả, gồm: Hỗ trợ phát triển 80 trang trại; củng cố, nâng cao năng lực cho 43 HTX nông nghiệp; tổ chức 10 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX, trang trại; 20 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ chi phí tổ chức gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu.

3.2.4. Văn hóa - xã hội và môi trường 3.2.4.1. Giáo dục

Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến năm 2015 có trên 60% xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ cập trình độ trung học cho thanh niên. Phấn đấu đến năm 2015 trên 90% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục vào học THPT và tương đương.

3.2.4.2. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, xã văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đẩy mạnh

83

các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; tăng cường đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hoá nông thôn. Phục hồi và bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể ở thôn, bản như: Các lễ hội, hát đúm, hát ru, cồng chiêng,... Phấn đấu đến năm 2015 có trên 50% số xã đạt tiêu chí quốc gia về văn hoá.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy ước làng văn hoá. Phấn đấu đến năm 2015 có 250/274 làng (91%) đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Tỷ lệ gia đình văn hoá và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp 15%. Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể thao, thể dục thường xuyên 27%. Tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ 10%. Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hoá 70%.

3.2.4.3. Y tế

Mục tiêu: đạt chuẩn yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015 có 100% số xã đạt chuẩn. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở và tuyến huyện. Tập trung, củng cố xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế; đẩy mạnh phát triển bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút bác sỹ về công tác tại các trạm y tế xã, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Tiếp tục củng cố hệ thống y tế thôn, bản và có chính sách khuyến khích phát triển mở rộng các hình thức xã hội hoá về y tế. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho 26 trạm y tế xã đạt tiêu chí của Bộ y tế (theo tiêu chí mới), tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

3.2.4.4. Môi trường

- Tập trung xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt theo chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện xã hội hoá đầu tư; phấn đấu đến năm 2015 có trên 35% số xã đạt chuẩn, 90% hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch.

84

- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thu gom rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt và phế thải chăn nuôi ở nông thôn theo hướng xã hội hoá; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.

- Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh, môi trường, văn hoá. Phấn đấu mỗi xã chỉ có 1 đến 2 nghĩa trang; những nghĩa trang ngoài quy hoạch phải được quản lý chặt chẽ không cho mai táng mới, khoanh lại trồng cây và vận động di chuyển dần mồ mả đến nơi quy định. Hỗ trợ quy hoạch 100% nghĩa trang đạt chuẩn, phấn đấu 100% nghĩa trang có ban quản trang va quy chế quản lý nghĩa trang.

Xử lý chất thải: phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã thành lập tổ thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm soát; 60% số chuồng trại chăn nuôi tập trung được xử lý chất thải, hỗ trợ 7.000 hộ cải tạo nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh. Hướng dẫn, quản lý các cơ sở quản lý sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã không gây ô nhiễm môi trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Thường xuyên tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo môi trường sinh thái.

3.2.5. Hệ thống chính trị

3.2.5.1. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở vững mạnh Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở thôn, xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2015: 100% số xã có đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn; 80-90% số xã có Đảng bộ, chính quyền đạt tiêu chuẩn

“trong sạch, vững mạnh”. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các tổ chức đoàn thể chính trị của xã, phấn đấu 100% các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)