Đánh giá chung về xây dựng NTM ở huyện Nho Quan

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 73 - 82)

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NHO QUAN

2.3. Đánh giá chung về xây dựng NTM ở huyện Nho Quan

Thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về XD NTM ở huyện Nho Quan trong những năm qua, các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của huyện. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản có bước tiến mới cả về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh; diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm đều tăng; giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt trên 60 triệu đồng/năm, sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 80 nghìn tấn, đảm bảo an ninh lương thực. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng nông thôn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy.

67

2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý

* Cấp huyện.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 gồm: 31 người, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban;

- Cơ quan thường trực điều phối giúp Ban chỉ đạo (Văn phòng điều phối), gồm 7 người, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp làm Chánh văn phòng điều phối và đại diện một số phòng chuyên môn là uỷ viên, Văn phòng điều phối hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, thường trực tại Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Văn phòng điều phối huyện sử dụng 01 cán bộ viên chức có trình độ kỹ sư xây dựng và 01 hợp đồng - Kỹ sư thủy lợi;

* Cấp xã.

26/26 xã kiện toàn Ban chỉ đạo, tổ giúp việc dồn điền đổi thửa gắn với chương trình XD NTM.

* Việc ban hành các văn bản điều hành chương trình:

Ban hành trên 50 văn bản các loại về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

* Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế trong công tác chỉ đạo.

- Thuận lợi:

Bộ máy thực hiện chương trình NTM từ huyện đến xã, thôn được thành lập đảm bảo theo quy định;

Có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nhất là sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện luôn được kịp thời chặt chẽ từ công tác đánh giá thực trạng lập quy hoạch, đề án kiện toàn bộ máy các cấp, huy động vốn từ các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đến công tác kiểm tra giám soát đánh giá kết quả chỉ đạo điểm;

68

Các ban ngành, đoàn thể của huyện có sự chủ động và phối hợp tốt hướng dẫn các địa phương trong việc triển khai thực hiện với nội dung cả nước chung sức XD NTM.

- Khó khăn:

Chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế - chính trị, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở; XD NTM mới chính là công cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ, công đồng người dân là chủ thể XD NTM.

Cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về Chương trình NTM nên gặp khó khăn trong việc theo dõi tổng hợp báo cáo Chương trình XD NTM;

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân còn ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước nhất là tiêu chí nhóm II (Hạ tầng – Kinh tế - Xã hội).

2.3.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động

- 26/26 xã lồng ghép tuyên truyền chương trình XD NTM bằng băng zôn, panô, áp phích và hàng nghìn lượt tuyên truyền trên loa đài và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các hội thi như xã Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Lạng Phong, Đồng Phong, Văn Phong.

- Các tổ chức chính trị xã hội lồng ghép tuyên truyền bằng các hội thi hội viên tham gia XD NTM như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban Dân vận huyện uỷ tổ chức hội thi dân vận khéo XD NTM trên 26 xã, Ban Tuyên giáo tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức và đăng tải tạp chí viết về XD NTM ở các cấp, ngành, xã, thôn...

- Từ kết quả trên phần nào đánh giá sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của toàn thể cán bộ, đảng viên của quần chúng nhân dân đã thấy được sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với công cuộc XD NTM nói riêng, phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung.

69

2.3.1.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện tổ chức mở lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân trong sản xuất, chăn nuôi; bằng các nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ nhân dân.

Tập huấn kỹ thuật: Đã mở được 50 lớp với 3.200 lượt người tham dự, để chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn huyện như: Kỹ thuật sản xuất vụ chiêm xuân và vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống lúa chất lượng cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm… tại các xã trên địa bàn huyện;

Các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện có 09 mô hình trong các lĩnh vực: giống mới (giống lúa Hoa ưu 109, giống lúa thiên Trường 750...); Phân bón (phân bón NEB 26 Hoa Kỳ, phân bón DAP...); Chăn nuôi (mô hình gà Cúc Phương).

Đào tạo nghề có 26 lớp cho 1082 học viên về chuyên môn nuôi và phòng bệnh cho gà.

Nguồn vốn chủ yếu vốn lồng ghép của các Chương trình.

2.3.1.4. Công tác đào tạo, tập huấn

Văn phòng điều phối huyện phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh mở 3 lớp tập huấn cho 693 cán bộ tham gia trực tiếp XD NTM, 01 lớp tập huấn về công tác dồn điền, đổi thửa cho hơn 400 học viên, đối tượng chủ yếu trong ban phát triển thôn và ban quản lý xã, nguồn kinh phí cấp tỉnh;

Cấp xã tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao kiến thức XD NTM và dồn điền đổi thửa cho các hộ thôn, bản. Tổ chức họp thôn thống nhất và thông qua phương án dồn điền đổi thửa.

2.3.1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Tiêu chí giao thông, đã triển khai làm đường GTNT bằng các nguồn vốn kết hợp và xi măng tỉnh hỗ trợ được 146,49 km trong đó:

70

Đường trục xã: 63,4 km.

Đường trục thôn, xóm: 31,19 km.

Đường trục ngõ, xóm: 51,9 km.

Đến nay chưa có xã nào đạt tiêu chí giao thông

- Tiêu chí thuỷ lợi: Tổng đã kiên cố được 48km kênh mương

- Tiêu chí điện: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu tổng chiều dài 212,5km - Tiêu chí trường học: Đã xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn quốc gia 03 trường, gồm đạt chuẩn hệ mầm non 02 trường (Thượng Hòa, Xích Thổ), đạt chuẩn trường THCS 01 trường (Yên Quang).

- Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá:

Nhà văn hóa xã: Khởi công xây dựng 04 nhà văn hóa xã (Sơn Lai, Yên Quang, Văn Phong, Sơn Thành). Tổng kinh phí ước tính: 12.000 triệu đồng.

Nhà văn hóa thôn: Xây dựng song 09 nhà gồm xã Cúc Phương 05 nhà (Thôn Nga 1; Đồng Tâm; Nga 3; Sấm 1; Sấm 3), xã Văn Phong 01 nhà (Thôn Cầu Mây), xã Văn Phú 01 nhà (Thôn Sào Lâm), xã Sơn Lai 02 nhà (Thôn Sát, Đình Tràng). Đang khởi công xây dựng 03 nhà gồm xã Sơn Lai 02 nhà (Thôn Đồi Chàng; Đồi Dâu), xã Gia Thủy 01 nhà (Thôn Minh Giang).

- Tiêu chí chợ nông thôn: Đến nay đã có 04 (Văn Phú, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Xích Thổ) xã đạt chuẩn về tiêu chí chợ nông thôn, trong đó năm 2013 xây dựng đạt chuẩn 02 chợ (Văn Phú, Quỳnh Lưu).

- Nhà ở dân cư: Đến nay tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn đạt 67,55% . 2.3.1.6. Về giáo dục, y tế, văn hoá và môi trường

- Giáo dục: Tỷ lệ và chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên rõ rệt kể cả về chất lượng học và số lượng theo học đặc biệt số học sinh phổ cập Trung học cơ sở và thi vào các trường THPT và bổ túc văn hoá tăng lên.

- Văn hóa: Đã được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 53,6%, thôn, bản đạt chuẩn làng văn hóa đạt 47,44%.

71

- Tiêu chí Môi trường: Xây dựng 19 điểm tập kết rác thải có 12/26 xã thành lập tổ thu gom rác, 5 xe vận chuyển rác tập trung tại các thôn.

2.31.7. Về hệ thống chính trị xã hội và an ninh trật tự xã hội

Hệ thống chính trị và trật tự xã hội đã từng bước được ổn định vững mạnh.

2.3.1.8. Huy động nguồn lực

Tổng kinh phí huy động từ các nguồn trong 3 năm (2011-2013) là 361.981 triệu đồng (Bảng 2.6); Nguồn ngân sách nhà nước: 84.360 triệu đồng. Trong đó: Tỉnh hỗ trợ 79.459 triệu đồng; Huyện hỗ trợ 4.160 triệu đồng; Ngân sách xã 741 triệu đồng. Ngoài nguồn ngân sách ra thì còn có các nguồn vốn khác như: Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 150.663 triệu đồng; Vốn huy động từ Doanh nghiệp 5.284 triệu đồng; Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 66.701 triệu đồng; Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa quê, từ thiện,..) 54.973 triệu đồng.

Bảng 2.8: Kết quả tổng hợp vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới Đơn vị tính: Triệu đồng

Số

TT Nội dung chỉ tiêu

Kết quả thực hiện Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Lũy kế 3 năm 1 Vốn ngân sách nhà nước 9.875 34.425 40.060 84.360

1.1 Ngân sách tỉnh 8.500 32.799 38.160 79.459

1.2 Ngân sách huyện 1.200 1.360 1.600 4.160

1.3 Ngân sách xã 175 266 300 741

2 Vốn lồng ghép từ các chương trình,

dự án khác 54.883 46.580 49.200 150.663

3 Vốn huy động từ doanh nghiệp 1.500 1.700 2.084 5.284 4 Vốn huy động đóng góp của cộng

đồng dân cư 16.162 22.188 28.351 66.701

5 Vốn huy động từ nguồn khác (con

em xa quê, từ thiện) 9.300 23.285 22.388 54.973 Tổng số 91.720 128.178 142.083 361.981 Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013

72

- Kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia đến năm 2013 (Bảng 2.9):

Nhóm 1, nhóm 2: chưa có xã nào đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Nhóm 3: có 02 xã đạt 13 tiêu chí tăng 02 xã so với năm 2012; có 02 xã đạt 11 tiêu chí tăng 02 xã so với năm 2012; có 03 xã đạt 10 tiêu chí tăng 02 xã so với năm 2012.

Bảng 2.9: Đánh giá tổng số xã đạt tiêu chí theo từng nhóm tiêu chí TT Nhóm Kết quả đạt tiêu chí

NTM Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Nhóm 1 Số xã đạt 19 tiêu chí 0 0 0

2

Nhóm 2

Số xã đạt 18 tiêu chí 0 0 0

3 Số xã đạt 17 tiêu chí 0 0 0

4 Số xã đạt 16 tiêu chí 0 0 0

5 Số xã đạt 15 tiêu chí 0 0 0

6

Nhóm 3

Số xã đạt 14 tiêu chí 0 0 0

7 Số xã đạt 13 tiêu chí 0 0 2

8 Số xã đạt 12 tiêu chí 0 0 0

9 Số xã đạt 11 tiêu chí 0 0 0

10 Số xã đạt 10 tiêu chí 0 1 3

11

Nhóm 4

Số xã đạt 09 tiêu chí 0 0 6

12 Số xã đạt 08 tiêu chí 0 1 7

13 Số xã đạt 07 tiêu chí 0 4 5

14 Số xã đạt 06 tiêu chí 0 5 1

15 Số xã đạt 05 tiêu chí 3 8 2

16

Nhóm 5

Số xã đạt 04 tiêu chí 8 4 0

17 Số xã đạt 03 tiêu chí 8 2 0

18 Số xã đạt 02 tiêu chí 5 1 0

19 Số xã đạt 01 tiêu chí 2 0 0

Nguồn: báo cáo của UBND huyện Nho Quan, 2013

73

+ Nhóm 4: có 04 xã đạt 09 tiêu chí tăng 03 xã so với năm 2012; có 06 xã đạt 08 tiêu chí tăng 06 xã so với năm 2012; có 05 xã đạt 07 tiêu chí tăng 03 xã so với năm 2012; có 01 xã đạt 06 tiêu chí giảm 05 xã so với năm 2012; có 03 xã đạt 05 tiêu chí giảm 06 tiêu chí so với năm 2012.

+ Nhóm 5: Không có xã nào đạt dưới 05 tiêu chí

Nguyên nhân kết quả đạt được: có sự chỉ đạo tích cực của các cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền, từ huyện đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo công tác XD NTM, nên đã cơ bản đảm bảo nội dung tiến độ theo yêu cầu; có sự đồng thuận trong Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân từ huyện đến cơ sở; cán bộ tham gia trực tiếp có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc, tích cực nghiên cứu tài liệu về các nội dung XD NTM.

Tóm lại: Sau khi làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân về ý nghĩa tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, nhất là từ khi công bố quy hoạch, tổ chức trưng bày quy hoạch và cắm mốc giới quy hoạch, nhân dân đã nhận thức về mục đích ý nghĩa, mục tiêu về XD NTM. Do vậy, được đại bộ phận nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực, đã từng bước đem lại hiệu quả cao.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các xã trong huyện. Nông nghiệp và nông thôn còn thiếu quy hoạch. Kết cấu hạ tầng KT - XH nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa còn hạn chế; lực lượng lao động chưa ổn định, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hang hóa.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ở một số vùng còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn lớn; việc thực hiên nếp sống văn minh ở một số vùng nông thôn còn hạn chế; tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu.

74

Thực tế, quá trình XD NTM ở 03 xã điểm và các xã còn lại đã gặp một số khó khăn:

Hiện nay, cả huyện còn 10/26 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 10%. Khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị đang ngày càng rộng ra. Đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp do phát triển khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ. Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp cũng làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp.

Hạ tầng nông thôn quá lạc hậu, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, trong khi nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn chế.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp từ 80% hiện nay xuống còn 30% lao động của xã hội là bài toán khó.

Công tác XD NTM tuy được quan tâm triển khai sớm, nhưng các cấp, các ngành còn lung túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là biện pháp thực hiện cụ thể nên tiến độ còn chậm so với yêu cầu

Bộ tiêu chí XD NTM thực hiện quy mô rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động nông thôn. Do vậy, việc nắm bắt, tiếp cận nội dung khó khăn, nội dung tập huấn chưa sát với công việc của từng cấp, đặc biệt cấp xã. Là chương trình lớn, nhiều nội dung mới, phức tạp, các văn bản hướng dẫn các cấp chưa đồng bộ, không kịp thời (Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009).

Do nhu cầu vốn đầu tư cho các tiêu chí quá lớn, điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn, ngân sách xã hạn hẹp do vậy chưa đáp ứng yêu cầu.

Công tác chỉ đạo từ huyện xuống xã chưa tập trung, nhân dân nhận thức về XD NTM chưa rõ, (coi đây là dự án đầu tư) nên ỉ lại trông chờ vào Nhà nước.

Năng lực của một số cán bộ cơ sở hạn chế, đặc biệt cán bộ làm chuyên môn, cán bộ chủ chốt chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, ngại khó, ngược lại có nơi lại quá nóng vội không thực hiện theo các bước của chương trình, coi nhẹ bước tuyên truyền do vậy khi thực hiện gắp nhiều vướng mắc.

75

Chương 3

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)