Các vấn đề cần giải quyết trong đo đạc địa chính bằng phương pháp RTK ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CỦA GPS TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

1.4. Các vấn đề cần giải quyết trong đo đạc địa chính bằng phương pháp RTK ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

1.4.1. Phân tích kết qu đạt được ca mt s d án đo đạc địa chính bng phương pháp RTK

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu kết quả của một số dự án có đo đạc địa chính bằng phương pháp RTK với thông tin khái quát như sau:

1. Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (dự án VLAP): Dự án được thực hiện tại địa bàn 09 tỉnh thành, trong đó có 03 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư. Tại Dự án này, được sự đồng ý của Ban Quản lý Dự án, một số đơn vị thi công đã triển khai công tác đo đạc bằng kỹ thuật, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, giảm được nhân lực thực hiện.

2. Các Dự án đo đạc địa chính khác tại các tỉnh không thuộc Dự án VLAP: Tại một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau… hàng năm đều có các dự án đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, trong đó một số đơn vị thi công đã áp dụng RTK vào công tác thành lập bản đồ địa chính. Cụ thể một số Dự án:

- Dự án Đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu;

- Dự án Đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu.

- Dự án Đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Trên cơ sở phân tích kết quả đạt được của những dự án này, tác giả xin đưa ra một số nhận xét sau về ứng dụng của RTK trong đo đạc địa chính

1. Ưu điểm:

- Thời gian thực hiện công tác đo đạc được rút ngắn hơn so với phương pháp đo đạc truyền thống do:

+ Phát triển trực tiếp từ các điểm khống chế tọa độ có trong khu vực nên giảm được thời gian đo đạc và tính toán lưới đo vẽ;

+ Thao tác tại từng điểm đo đơn giản, không mất thời gian thông hướng từ điểm trạm đo tới điểm chi tiết nên thời gian đo đạc xác định tọa độ điểm chi tiết nhanh hơn so với phương pháp đo đạc truyền thống;

+ Số liệu đo được phần mềm tại các máy thu tính toán trực tiếp tại thực địa nên không mất thời gian tính toán nội nghiệp, xuất ra các giá trị tọa độ như đối với các phương pháp khác.

- Tiết kiệm được kinh phí thi công:

+ Không phải thành lập lưới khống chế nên giảm được chi phí nhân công, vật tư, trang thiết bị thực hiện;

+ Không cần nhân lực đứng máy đo như phương pháp toàn đạc nên giảm được nhân lực thực hiện, tiết kiệm được chi phí nhân công;

- Độ chính xác đo đạc bản đồ địa chính được gia tăng do:

+ Người đo có thể đánh giá được độ chính xác của điểm đo chi tiết do phần mềm máy thu thường có chế độ hiển thị thông tin này;

+ Ăng ten máy thu đặt trực tiếp lên điểm đo và tính ra tức thời giá trị tọa độ cần đo nên không chịu ảnh hưởng bởi sai lầm do người đứng máy cũng như sai số máy đo như của phương pháp toàn đạc;

+ Có thể kiểm tra hình thể, diện tích thửa đất cần đo vẽ ngoài thực địa, tránh sai lầm khi xử lý nội nghiệp.

2. Nhược điểm:

- Không áp dụng đo vẽ chi tiết cho tất cả các khu vực được do yêu cầu khu vực thi công phải thông thoáng, đảm bảo thu được đồng thời tín hiệu từ vệ tinh và sóng radio từ trạm phát. Vì vậy, các khu vực dân cư, các khu vực có địa vật phức tạp, khu vực thực phủ dày đặc không thể đo vẽ được mà phải chuyển sang đo vẽ bằng phương pháp khác.

- Chi phí đầu tư máy đo GPS và các thiết bị kèm theo thường cao nên hạn chế người sử dụng.

- Khả năng bao phủ của trạm cố định thường ngắn nên thích hợp cho đo đạc địa chính ở quy mô cấp xã. Đối với các dự án đo đạc địa chính lớn như thành lập bản đồ địa chính quy mô cho cả huyện thì phải đầu tư thêm nhiều trạm cố định để đảm bảo đo đạc được toàn bộ khu vực.

- Chưa có quy trình đo đạc chuẩn như phương pháp toàn đạc nên tại từng dự án phải lập quy trình đo riêng, xin ý kiến của cấp thẩm quyền mới được thực hiện.

1.4.2. Nhn dng vn đềđịnh hướng khc phc

Phương pháp RTK đang được ứng dụng tương đối rộng rãi trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính do khả năng đo đạc nhanh chóng, thuận tiện, không yêu cầu nhiều nhân lực, tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên, còn có một số hạn chế của phương pháp cần khắc phục để ứng dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực đo đạc lập bản đồ địa chính. Cụ thể như sau:

- Tầm bao phủ của trạm cố định ngắn nên phải xây dựng nhiều trạm cố định.

Có thể khắc phục bằng cách tăng cường các trạm lặp tín hiệu radio để tăng độ phủ sóng. Mặt khác, có thể tăng công suất trạm phát radio tại trạm cố định hoặc sử dụng sóng vô tuyến khác có khả năng truyền phát xa hơn.

- Hiện nay, chưa có quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp RTK như đối với phương pháp toàn đạc. Vì vậy, cần thiết phải có sự đánh giá cụ thể độ chính xác và khả năng ứng dụng tại các khu vực khác nhau để có cơ sở ứng dụng phương pháp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)