Phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm

3.3.1.1. Tại các khu vực dân cư dày đặc:

Tại khu vực trung tâm thị trấn Châu Hưng và xã Châu Thới có mật độ thửa và nhà cửa dày đặc. Nhà thường được xây kiên cố, có 01 hoặc 02 tầng. Thực phủ ít nhưng có nhiều cây tán cao. Khu vực được phủ sóng điện thoại 3G tương đối mạnh và ổn định. Tín hiệu vệ tinh thu được yếu, bị nhiễu nên thời gian đo tại mỗi điểm tương đối lâu hoặc không thể đo được do máy thu không đủ dữ liệu GPS để tính toán ra vị trí điểm. Chỉ có một số khu vực tiếp giáp đường lớn hoặc cánh đồng có thể đo được bằng công nghệ CORS. Vì vậy, đối với khu vực này, áp dụng phương pháp đo đạc chi tiết bằng trạm CORS không có tính khả thi.

Hình 33. Khu vực khu dân cư trung tâm (nguồn Google Earth)

3.3.1.2. Tại các khu vực dân cư còn lại

Khu vực có mật độ nhà cửa tương đối thưa. Nhà thường xây 01 tầng nên độ cao thấp. Thực phủ chủ yếu là cây tạp hoặc cây ăn trái, có độ cao không ổn định.

Sóng di động 3G ổn định, tốc độ truyền dữ liệu đảm bảo đo được bằng công nghệ CORS. Căn cứ số lượng điểm chi tiết đã đo bằng công nghệ CORS và tổng số lượng điểm chi tiết, xác định tín hiệu vệ tinh thu được ổn định tại khoảng 78% số điểm chi tiết cần đo.

Khi thử nghiệm tại các vị trí đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS, thời gian đo nhanh do dữ liệu đủ điều kiện tính toán. Tại các khu vực thực phủ có độ cao

thấp, sử dụng sào đo dài để nâng máy đo khỏi tầm cản trở thu tín hiệu đo thì đảm bảo đo được như đối với khu vực thông thoáng.

Như vậy, đối với khu vực này, có thể ứng dụng công nghệ CORS để đo đạc hầu như toàn bộ diện tích. Để đo đạc phần diện tích còn lại có thể dùng các thiết bị bổ trợ để nâng cao máy thu khỏi tầm cản trở thu tín hiệu hoặc kết hợp với các phương pháp đo đạc khác.

Hình 34. Khu vực dân cư còn lại (Nguồn Google Earth)

3.3.1.3. Tại các khu vực canh tác lúa hoặc nuôi trồng thủy sản

Khu vực này chủ yếu canh tác lúa hoặc nuôi trồng thủy sản, có rất ít các địa vật ảnh hưởng tởi khả năng thu tín hiệu vệ tinh của máy thu. Tín hiệu sóng di động đảm bảo thu được hầu như tại toàn bộ khu đo. Tuy nhiên, tại một số khu vực, tín hiệu điện thoại bị chập chờn do xa các trạm phát sóng.

Khi thử nghiệm, tại các khu vực có tín hiệu điện thoại ổn định thì thời gian đo rất nhanh. Tại các khu vực có tín hiệu điện thoại chập chờn, thời gian đo kéo dài

do máy đo phải xử lý để thu được tín hiệu hiệu chỉnh từ trạm CORS thông qua sóng di động 3G hoặc GPRS.

Nhìn chung, gần như toàn bộ khu vực đều có thể đo được bằng công nghệ trạm CORS. Đối với khu vực có tín hiệu sóng di động chập chờn, có thể chuyển sang sử dụng nhà mạng có độ bao phủ rộng như Viettel, Vinaphone thì đều có thể đo được. Vì vậy, khả năng ứng dụng công nghệ CORS rất khả thi đối với khu vực này.

Hình 35. Khu vực canh tác lúa hoặc nuôi trồng thủy sản (Nguồn Google Earth)

3.3.1.4. Khoảng cách đo vẽ từ trạm tham chiếu

Khi đo thực nghiệm, khoảng cách đo từ điểm chi tiết đến trạm tham chiếu lớn nhất khoảng 12 km. Khi kiểm tra bản đồ tại khu vực này thì độ chính xác đều đạt yêu cầu.

Luận văn cũng có tham khảo số liệu đo kiểm tra khi thành lập trạm CORS tại các khu vực khác tại đồng bằng sông Cửu Long tại dự án VLAP thì khoảng cách có thể tới 30km tính từ trạm tham chiếu.

Vì vậy, có thể khẳng định khoảng cách từ trạm tham chiếu đến khu vực cần đo vẽ đảm bảo độ chính xác thành lập bản đồ địa chính dao động từ 12-20 km. Khoảng cách này phù hợp với quy mô đo vẽ cấp huyện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.3.2. Đánh giá v độ chính xác

Căn cứ kết quả đo thực nghiệm so sánh với lưới địa chính và kết quả đo kiểm tra bản đồ địa chính có thể nhận định: Độ chính xác xác định vị trí điểm và chiều dài cạnh bằng công nghệ CORS đã chứng minh công nghệ CORS có thể ứng dụng để đo đạc cho tất cả các loại tỷ lệ 1/1000 và nhỏ hơn theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, với độ chính xác này cũng có thể sử dụng công nghệ CORS để thành lập lưới khống chế đo vẽ cho các bản đồ địa chính tỷ lệ l/2000 và nhỏ hơn.

Căn cứ kết quả thử nghiệm khi sử dụng 02 trạm tham chiếu: Độ chính xác khi sử dụng nhiều trạm tham chiếu và 01 trạm tham chiếu không có khác biệt lớn khi áp dụng cho quy mô đo vẽ với diện tích tương đương cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long (bán kính khoảng 10-20 km). Ngoài ra, qua tham khảo kết quả thực nghiệm của Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam khi sử dụng 04 trạm tham chiếu tại đồng bằng sông Cửu Long thì kết quả độ chính xác không thay đổi nhiều so với khi sử dụng 01 trạm tham chiếu.

3.3.3. Đánh giá v hiu qu kinh tế và k thut 3.3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Kinh phí đầu tư ban đầu tương đối lớn so với các phương pháp đo đạc khác do giá thành trạm CORS tương đối cao. Tuy nhiên, với khối lượng đo đạc lớn thì kinh phí lại không cao so với phương pháp toàn đạc do giá thành máy đo động so với máy toàn đạc là tương đương hoặc thấp hơn.

Do máy đo động và các thiết bị đi kèm tương đối nhẹ và gọn gàng nên không cần nhiều nhân lực như đối với phương pháp toàn đạc. Ngoài ra, thao tác đo đạc ngoài thực địa tương đối dễ dàng nên không cần nhân lực có trình độ cao vận hành mà có thể thuê lao động tại địa phương nên giảm được kinh phí cho nhân lực thực hiện so với phương pháp đo đạc toàn đạc.

Không cần xây dựng lưới địa chính và lưới khống chế đo vẽ tại khu vực đo nên tiết kiệm được kinh phí. Ngoài ra, đối với các khu vực cần thành lập lưới khống chế đo vẽ thì việc đo đạc xác định tọa độ các cặp điểm thông hướng bằng công nghệ CORS giúp tiết kiệm kinh phí đo đạc các điểm trung gian nếu đo đạc bằng phương pháp toàn đạc.

3.3.3.2. Hiệu quả kỹ thuật

Thao tác đo đạc tại thực địa đơn giản, thực hiện ngay tại điểm đo bởi 01 người nên tránh được các sai lầm như khi thao tác bằng nhiều người như phương pháp toàn đạc.

Có thể kiểm tra ngay được độ chính xác của điểm đo, hình thể, diện tích thửa đất ngay tại thực địa nên giảm thiểu được công tác kiểm tra, đối soát sau khi biên tập bản đồ.

Số liệu đo thường được định dạng chuyển về tọa độ phẳng của bản đồ nên có thể biên tập ngay bản đồ khi hoàn thành công tác đo đạc từng ngày mà không cần phải phụ thuộc vào kết quả tính toán mạng lưới khống chế mới có số liệu biên tập như đối với phương pháp toàn đạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)