CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CORS TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP RTK
2.1. Khái quát về công nghệ CORS
2.1.4. Tình hình ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc bản đồ
Tại Mỹ, hệ thống CORS được bắt đầu xây dựng từ năm 1994 và ngày một mở rộng. Đến nay, có hơn 200 tổ chức, cá nhân, viện nghiên cứu đã thiết lập trên 1800 trạm tham chiếu trên khắp lãnh thổ. Cơ quan Trắc địa Mỹ (NGS) chịu trách nhiệm quản lý hệ thống này và cung cấp thông tin trạm CORS cho người sử dụng.
Hình 16. Sơ đồ phân bố trạm bố trạm CORS tại Mỹ (Nguồn http://www.gps.gov/systems/augmentations/)
Tại Trung Quốc, cùng với việc thành lập hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu, Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng hệ thống trạm CORS cho toàn lãnh thổ. Mỗi tỉnh thành tại Trung Quốc có trung bình khoảng 40 trạm CORS đang được sử dụng.
Độ chính xác khi đo đạc đạt được tới cm bằng phương pháp đo động [4].
Hình 17. Sơ đồ phân bố các trạm CORS tại Trung Quốc [4]
Tại Australia, năm 1994, một số bang đã tiến hành xây dựng các trạm CORS trên cơ sở hệ tọa độ quốc gia GDA94 (Geocentric Datum of Australia). Từ đó đến nay, chính quyền tại nhiều bang tiếp tục xây dựng các trạm CORS khác để phục vụ mục đích trắc địa cơ bản và các mục đích đạo hàng khác. Đến nay, Australia đã thành lập được trên 100 trạm CORS trên phạm vi toàn lãnh thổ với độ chính xác 0,5 m cho phương pháp DGPS và 2 cm cho kỹ thuật.
Hình 18. Sơ đồ phân bố trạm CORS tại Australia
(Nguồn http://www.ga.gov.au/ausgeonews/ausgeonews200809/auscope.jsp)
Một số nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore,... đã ứng dụng công nghệ CORS trong nhiều lĩnh vực như đo đạc bản đồ, định vị dẫn đường, hàng hải. Cụ thể:
- Tại Thái Lan đã thành lập trạm CORS đầu tiên từ năm 1996. Đến nay, trên toàn lãnh thổ quốc gia này đã xây dựng được 33 trạm CORS do nhiều tổ chức quản lý khác nhau, có chức năng cung cấp dịch vụ RTK và PPK độ chính xác cao.
- Tại Indonesia: Mạng lưới CORS đầu tiên của Indonesia được thành lập vào năm 1996 bởi Bakosurtanal (Indonesian National Coordinating Agency for Suveying and Mapping) và tiếp tục được mở rộng thêm từ đó. Đến nay, quốc gia này đã thành lập được trên 51 trạm CORS do Bakosurtanal quản lý. Nhiều tổ chức, cá nhân cũng tham gia thành lập nhiều trạm CORS khác phục vụ cho mục đích riêng.
Hình 19. Sơ đồ phân bố trạm CORS tại Thái Lan [4]
2.1.4.2. Ứng dụng công nghệ CORS tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng mạng lưới trạm CORS cấp quốc gia. Đến nay, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng được 10 trạm. Cụ thể là:
- 04 trạm tại Phú Quốc, Đà Nẵng, Móng Cái, Đảo Trường Sa Lớn do Bộ Quốc phòng xây dựng và quản lý;
- 06 trạm do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và quản lý. Trong đó:
+ 04 trạm tại Đồ Sơn, Điện Biên, Vũng Tàu, Quảng Nam thuộc hệ thống trạm quốc gia;
+ 02 trạm tại Hà Giang và Cao Bằng được xây dựng để phục vụ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Ngoài ra, còn 02 trạm đang được Bộ Quốc phòng xây dựng tại Cửa Lò và Cam Ranh.
Các trạm do Bộ Quốc phòng xây dựng chủ yếu phục vụ mục đích quốc phòng, không hoặc chưa có kế hoạch phục vụ mục đích dân sự.
Các trạm do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước quản lý chủ yếu cung cấp dữ liệu DGPS phục vụ hàng hải và thành lập bản đồ độ chính xác thấp thông qua các
trạm phát radio công suất lớn (bán kính khoảng 700-1000 km ngoài biển, 200-300 km trong đất liền). Ngoài ra, các trạm cũng cung cấp dữ liệu phục vụ đo động xử lý sau PPK nhưng không phổ biến.
Hình 20. Sơ đồ phân bố một số trạm CORS tại Việt Nam
Ngoài các trạm do Nhà nước xây dựng và quản lý, một số tổ chức cũng đã xây dựng mạng CORS phục vụ mục đích riêng. Ví dụ như:
- Trạm CORS của trường Đại học Mỏ Địa chất xây dựng: chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, còn ứng dụng đo RTK, PPK cho các khu vực xung quanh với bán kính dưới 20km.
Hình 21. Trạm CORS của Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Ngoài ra, một số dự án đo đạc địa chính, một số đơn vị thi công cũng áp dụng công nghệ CORS để đẩy nhanh tiến độ công việc đo đạc.
Hình 22. Sơ đồ các trạm CORS do Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Mii nguyêlập