Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CORS trong đo đạc địa chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CORS trong đo đạc địa chính

3.4.1. Gii pháp v công ngh 3.4.1.1. Giải pháp truyền số liệu

Số liệu từ trạm tham chiếu truyền về trạm xử lý trung tâm cần đường truyền ổn định, dung lượng lớn, tốc độ cao để trạm xử lý kịp thời xử lý và truyền số liệu

hiệu chỉnh tới các máy đo. Vì vậy, khi thiết lập trạm CORS cần lựa chọn 01 trong 02 giải pháp:

- Bố trí trạm xử lý trung tâm tại ngay trạm tham chiếu. Kết nối giữa trạm xử lý trung tâm và trạm tham chiếu sẽ thông qua hệ thống mạng LAN hoặc kết nối trực tiếp.

- Sử dụng gói đường truyền cáp quang có tốc độ cao, ổn định để truyền dữ liệu từ máy thu tại trạm tham chiếu về máy chủ trạm xử lý trung tâm.

Số liệu hiệu chỉnh được truyền qua mạng Internet tới các máy thu di động bằng đường truyền 3G hoặc GPRS. Vì vậy, cần khảo sát, lựa chọn nhà mạng có tầm phủ sóng 3G rộng, tín hiệu ổn định để sử dụng dịch vụ.

3.4.1.2. Giải pháp thiết lập trạm CORS

Trạm xử lý trung tâm: Nếu trạm xử lý trung tâm xử lý dữ liệu từ nhiều trạm tham chiếu thì phải xây dựng tại khu vực có điều kiện hạ tầng thông tin, nguồn điện ổn định. Nếu thiết lập trạm CORS đơn thì nên tích hợp cùng với trạm tham chiếu để tiết kiệm chi phí đường truyền và xử lý sự cố.

Trạm tham chiếu nên xây dựng tại trung tâm khu vực cần đo vẽ để đảm bảo khống chế cho toàn khu vực. Trạm xây ở vị trí ổn định, gần hạ tầng mạng thông tin và đảm bảo thu được tín hiệu ổn định từ nhiều vệ tinh nhất.

3.4.1.3. Giải pháp sử dụng máy thu trạm CORS

Máy thu tại các trạm tham chiếu cần bền bỉ, chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Vì vậy, nên sử dụng máy của các hãng có thương hiệu và đã chứng tỏ được độ bền như Trimble, Leica khi xây dựng các trạm tham chiếu.

Máy thu di động cần nhỏ gọn, dễ thao tác ngoài thực địa. Để nâng cao hiệu năng của máy khi đo đạc các khu vực có thực phủ cần có các phụ kiện kèm theo như sào đo dài khoảng 5-10 m để nâng cao khả năng thu tín hiệu vệ tinh và sóng di động của máy.

3.4.1.4. Giải pháp kết hợp với các phương pháp đo đạc khác

Không phải bất cứ vị trí nào cũng có thể đo đạc được theo công nghệ CORS.

Vì vậy, đối với các vị trí không thể đo được thì xác định vị trí ngay thời điểm đo bằng các phương pháp đo đạc khác trên cơ sở tọa độ các điểm trung gian được đo bằng công nghệ CORS. Điều này giúp giảm kinh phí xây dựng lưới khống chế và đẩy nhanh tiến độ thực hiện do không mất thời gian quay lại đo bổ sung.

3.4.2. Gii pháp v nhân lc

Do công nghệ CORS tương đối phức tạp nên cần có nhân lực được đào tạo bài bản về công nghệ. Cụ thể:

- Nhân lực vận hành và quản lý trạm CORS: nhân lực cần phải am hiểu rõ công nghệ định vị GPS, công nghệ thông tin mạng và sử dụng phần mềm. Vì vậy, cần phải tuyển dụng những nhân lực có kỹ năng này hoặc đào tạo bổ sung những kỹ năng còn thiếu sót để đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ vận hành và quản lý hệ thống;

- Tác nghiệp viên ngoài thực địa:

+ Nhân lực điều tra, xác định ranh giới thửa đất: Cần sử dụng nhân lực có kỹ năng đo đạc, biết sử dụng thiết bị điện tử, có am hiểu nhất định về công nghệ định vị GPS. Nhân lực này chủ yếu thực hiện công tác điều tra, xác định ranh giới các thửa đất cũng như xác định các khu vực có khả năng hoặc không có khả năng đo bằng công nghệ CORS. Ngoài ra, nhóm nhân lực này phải có khả năng hướng dẫn, đào tạo nhân lực thuê tại địa phương đo đạc xác định ranh giới thửa đất bằng công nghệ CORS.

+ Nhân lực thời vụ: nên tuyển tại địa phương, sau đó hướng dẫn kỹ thuật đo bằng công nghệ CORS để xác định tọa độ các điểm góc ranh. Do công tác đo đạc tương đối đơn giản nên nhóm điều tra, xác định ranh có thể bàn giao vị trí cần đo cho nhóm này trực tiếp thực hiện để tiết giảm kinh phí và chuyển sang thực hiện các công việc khác có yêu cầu kỹ thuật cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ số liệu thực nghiệm và tham khảo từ các dự án đo đạc địa chính đã được thi công bằng công nghệ CORS, luận văn xin đưa ra một số kết luận và kiến nghị sau:

- Công nghệ CORS có độ chính xác đảm bảo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 hoặc nhỏ hơn.

- Khu vực đồng bằng sông Cửu Long khá thích hợp cho việc ứng dụng công nghệ CORS vì: ở đây có địa hình bằng phẳng nên thuận lợi cho đo đạc GPS và truyền tín hiệu vô tuyến; Điều kiện địa vật: nhà cửa có độ cao thấp, rải rác; khoảng 80% diện tích đất được trồng lúa hoặc cây trồng có độ cao thấp nên đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS; Điều kiện hạ tầng mạng thông tin đảm bảo kết nối 3G hoặc GPRS toàn khu vực; Diện tích đất nông nghiệp lớn, mật độ thửa thưa thớt.

- Các dự án đo đạc địa chính tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường được triển khai theo cấp huyện nên phù hợp ứng dụng công nghệ CORS. Với quy mô này, nên áp dụng trạm CORS đơn tích hợp trạm tham chiếu và trạm xử lý trung tâm để tiết kiệm kinh phí và thuận tiện cho việc vận hành, sử dụng.

- Đối với các dự án đo đạc trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, huyện nên thiết lập trạm CORS với nhiều trạm tham chiếu kết nối với trạm xử lý trung tâm để thuận tiện cho việc xử lý số liệu và quản lý hệ thống.

- Tại từng khu vực, nên xác định riêng hệ số chuyển đổi giữa hệ tọa độ WGS- 84 và VN-2000 cho phù hợp nhất. Kết hợp đo đạc bằng công nghệ CORS với các phương pháp đo đạc khác để đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm thời gian, kinh phí.

Công nghệ CORS đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, đã chứng minh được tính ưu việt so với các phương pháp định vị khác. Ở nước ta, việc ứng dụng vào đo đạc bản đồ địa chính mới được bắt đầu từ một vài năm gần đây nhưng còn mang tính đơn lẻ nên chi phí đầu tư tương đối cao. Vì vậy, tác giả kiến nghị các doanh nghiệp, tổ chức và Nhà nước có thể kết hợp đầu tư xây dựng hệ thống các

trạm CORS để có thể chiết giảm chi phí, tăng khả năng ứng dụng trong lĩnh vực đo đạc địa chính cũng như mở rộng sang các lĩnh vực cần định vị chính xác khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)