Đo vẽ chi tiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CORS TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP RTK

2.3. Quy trình đo đạc sử dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính

2.3.3. Đo vẽ chi tiết

2.3.3.1. Xây dựng lưới khống chế đo vẽ

Xây dựng lưới khống chế đo vẽ chỉ áp dụng đối với các khu vực không đảm bảo yêu cầu đo vẽ chi tiết bằng công nghệ CORS. Lưới được thiết kế thành các cặp điểm thông hướng với nhau sao cho từ vị trí các điểm này có thể thực hiện đo đạc chi tiết khu vực cần đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc.

Các điểm khống chế đo vẽ được đánh dấu ngoài thực địa bằng các cọc bê tông, cọc gỗ hoặc đinh tán, đảm bảo ổn định trong suốt thời gian đo vẽ chi tiết và kiểm tra công trình.

Trước khi đo đạc, cần cài đặt độ chính xác xác định vị trí điểm tương đương hoặc lớn hơn độ chính xác vị trí điểm lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc. Hệ tọa độ cài đặt là hệ tọa độ áp dụng đo vẽ chi tiết toàn khu vực.

Khi đo đạc xác định tọa độ điểm, sử dụng đế dọi tâm quang học hoặc sào đo có giá 3 chân để đảm bảo độ chính xác dọi tâm. Thời gian đo nên kéo dài để đảm bảo sự ổn định của tín hiệu đo. Nên đo ít nhất 02 lần đo, lấy giá trị trung bình để có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác xác định tọa độ điểm. Có thể thay đổi chiều cao chân máy hoặc sào gương để đo kiểm tra, tránh sai sót do định tâm máy.

2.3.3.2. Đo vẽ chi tiết.

Quy trình đo vẽ chi tiết bằng công nghệ CORS như sau:

Hình 26. Sơ đồ quy trình đo vẽ chi ti tnh đo vẽ chẽ chiCORS Công tác chuẩn bị

Đo vẽ chi tiết Xác định ranh giới thửa đất

Xây dựng lưới khống chế đo vẽ

Không đủ điều kiện đo

CORS

Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết, cần chuẩn bị các tài liệu, dụng cụ phục vụ thi công. Cụ thể:

- Các loại bản đồ, tài liệu phục vụ đo vẽ;

- Các máy móc trang thiết bị dùng trong thi công:

+ Máy đo GPS động kèm thiết bị điều khiển, sào đo dùng trong đo vẽ chi tiết bằng công nghệ CORS;

+ Máy toàn đạc điện tử kèm chân máy, gương đo dùng để đo vẽ chi tiết khu vực không đo được bằng công nghệ CORS;

+ Pin, ắc quy kèm bộ sạc dùng cho máy đo GPS, máy đo toàn đạc.

Máy móc, thiết bị phải được kiểm tra, kiểm nghiệm đạt yêu cầu mới được đưa vào thi công.

Trong quá trình chuẩn bị, các máy GPS động cần được cài đặt các thông số:

- Tên job (dự án);

- Cài đặt hệ tọa độ, các thông số tính chuyển tọa độ từ hệ tọa độ WGS-84 sang hệ tọa độ VN-2000;

- Cài đặt sai số xác định vị trí điểm chi tiết, quy cách đặt tên điểm, số lần đo lặp,…

- Địa chỉ IP của trạm CORS.

Sau khi cài đặt xong, cần kiểm tra kỹ các thông số để tránh nhầm lẫn. Lựa chọn một số điểm khống chế có trong khu đo để đo kiểm tra, đánh giá sai số độ chính xác đo đạc của từng máy.

b) Xác định ranh giới thửa đất:

Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết, phải tiến hành điều tra, xác định ranh giới các thửa đất ngoài thực địa. Đánh dấu vị trí các góc ranh thửa bằng cọc gỗ hoặc cọc bê tông. Đồng thời, đánh dấu vị trí đủ và không đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS để có phương án bố trí đo đạc.

c) Đo vẽ chi tiết đối với khu vực đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS

Hàng ngày, trước khi đo vẽ chi thiết, cần đo kiểm tra vào các điểm khống chế tọa độ có trong khu đo hoặc các điểm đo chi tiết những ngày trước. So sánh tọa độ để kiểm tra, loại trừ sai lầm do các thông số cài đặt trong máy bị điều chỉnh.

Trong quá trình đo vẽ, đối với khu vực đo vẽ thông thoáng, thời gian đo ngắn thì có thể sử dụng sào đo không cần giá 3 chân nhưng người đo phải đảm bảo ổn định cho máy trong suốt thời gian đo. Đối với khu vực tín hiệu kém, thời gian đo lâu thì cần phải đo bằng sào có giá 3 chân để đảm bảo ổn định máy, giảm sai số định tâm.

Đối với các điểm chi tiết không thể đo bằng công nghệ CORS thì có thể đo xác định tọa độ các điểm trung gian ở khu vực lân cận rồi dùng phương pháp giao hội, dóng hướng để đo nối vào.

Nếu khu vực có thực phủ tầm thấp (khoảng 1-3m) thì có thể sử dụng các sào đo dài (khoảng 5-10m) để đo.

Trong quá trình đo tại điểm chi tiết, khi máy đo báo điểm đo đạt yêu cầu, người đo cần bấm phím xác nhận và đợi máy thực hiện xong việc lưu dữ liệu mới được di dời máy. Tuyệt đối không di dời ngay máy đo ngay sau khi bấm phím lưu số liệu để tránh máy thu tính toán, tổng hợp từ các tín hiệu khi máy đo đã di dời.

d) Đo vẽ chi tiết đối với khu vực không đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS Đối với khu vực không đủ điều kiện đo bằng công nghệ CORS thì áp dụng phương pháp đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc.

Trước khi đo vẽ chi tiết, nếu khu vực lân cận khu đo thông thoáng thì thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ CORS hoặc GPS đo tĩnh, tĩnh nhanh. Trên cơ sở các điểm khống chế đo vẽ này sẽ tiến hành đo vẽ chi tiết hoặc xác định bổ sung thêm các điểm trạm đo khác nếu khu vực tương đối rộng.

e) Trút, biên tập số liệu:

Số liệu đo chi tiết theo công nghệ CORS cũng như phương pháp toàn đạc được chuyển sang máy tính theo phần mềm trút số liệu, biên tập thành số liệu đầu

Đối với phương pháp CORS, phải xem xét giá trị tọa độ các điểm đo kiểm tra để tránh thao tác nhầm, chuyển đổi số liệu không chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động thời gian thực ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)