QUÁ TRÌNH QUANG XÚC TÁC CỦA TiO 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế khảo sát hoạt tính quang xúc tác của bột titan đioxit kích thước nano được biến tính vonfram (Trang 20 - 23)

Năm 1930, khái niệm xúc tác quang ra đời. Trong hoá học nó dùng để nói đến những phản ứng xảy ra dưới tác dụng đồng thời của chất xúc tác và ánh sáng, hay nói cách khác, ánh sáng chính là nhân tố kích hoạt chất xúc tác, giúp cho phản ứng xảy ra.

11

Nguyên tắc cơ bản về khả năng quang xúc tác trên các chất bán dẫn là khi được kích thích bởi ánh sáng có năng lượng lớn hơn hay bằng năng lượng vùng cấm của chất bán dẫn điện tử được kích thích sẽ chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn và tạo ra cặp electron - lỗ trống (e, h+) ở vùng dẫn và vùng hóa trị. Những cặp electron - lỗ trống này sẽ di chuyển ra bề mặt để thực hiện phản ứng oxi hóa- khử. Các lỗ trống có thể tham gia trực tiếp vào phản ứng oxi hóa các chất độc hại, hoặc có thể tham gia vào giai đoạn trung gian tạo thành các gốc tự do hoạt động như (OH,O2). Tương tự như thế các electron sẽ tham gia vào các quá trình khử tạo thành các gốc tự do. Các gốc tự do sẽ tiếp tục oxi hóa các chất hữu cơ bị hấp phụ trên bề mặt chất xúc tác thành sản phẩm cuối cùng không độc hại là CO2 và H2O [24, 34]. Cơ chế xảy ra như sau:

Hình 1.8. Cơ chế phản ứng quang xúc tác của TiO2 khi được chiếu sáng

TiO2 + hv  TiO2 (h+ + e-) (1.3)

TiO2 (h+) + H2O  OH + H+ + TiO2 (1.4)

TiO2 (h+) + OH-  OH + TiO2 (1.5)

12

TiO2 (h+) + R-  R + TiO2 (1.6)

TiO2 (e-) + O2  O2 + TiO2 (1.7) TiO2 (e-) + H2O2  OH- + OH + TiO2 (1.8)

O2 + H+ HO2 (1.9)

2HO2 O2 + H2O2 (1.10)

H2O2 + O2  O2 + H+ + HO2 (1.11) Từ các phương trình (1.4) đến (1.6) ở trên ta thấy rằng điện tử chuyển từ chất hấp phụ sang TiO2. Từ phương trình (1.7) ta thấy phân tử O2 có mặt trong môi trường sẽ nhận điện tử để trở thành O2. Từ các phương trình trên cho thấy quá trình oxi hoá phân huỷ chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ của gốc OH hấp phụ trên bề mặt TiO2 (phương trình 1.4) và lượng oxi hoà tan (phương trình 1.7).

Sự bổ sung thêm H O vào sẽ làm tăng hiệu quả phản ứng (phương 2 2 trình 1.8) và gốc O2 sinh ra cũng tham gia vào phản ứng (phương trình 1.9 và 1.11). Các gốc sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh (chủ yếu là OHvà HO2).

Hợp chất hữu cơ sẽ bị hấp phụ trên bề mặt TiO2 và bị oxi hoá bởi OHvà

HO2. Sản phẩm cuối cùng của phản ứng quang hoá là CO2, H2O.

Trong quá trình xúc tác quang, hiệu suất phản ứng có thể bị giảm bởi sự tái kết hợp của các electron và lỗ trống:

e- + h+ → (SC) + E (1.12) Trong đó (SC) là tâm bán dẫn trung hoà và E là năng lượng được giải phóng ra dưới dạng bức xạ điện từ (hv’ ≤ hv) hoặc nhiệt.

Và hiệu suất lượng tử của quá trình quang xúc tác được tính bằng:

(1.13) Trong đó: kc là tốc độ vận chuyển electron

kk là tốc độ tái kết hợp của các electron và lỗ trống

13

Như vậy để tăng hiệu suất phản ứng quang xúc tác, có 2 cách: thứ nhất tăng tốc độ vận chuyển điện tích và thứ hai là giảm tốc độ tái kết hợp của các electron và lỗ trống. Để thực hiện phương án 2: giảm tốc độ tái kết hợp, “bẫy điện tích” được sử dụng để thúc đẩy sự bẫy điện tử và lỗ trống trên bề mặt, tăng thời gian tồn tại của electron và lỗ trống trong chất bán dẫn. Điều này dẫn tới việc làm tăng hiệu quả của quá trình chuyển điện tích tới chất phản ứng.

Bẫy điện tích có thể được tạo ra bằng cách biến tính bề mặt chất bán dẫn như đưa thêm ion kim loại, chất biến tính vào hoặc sự tổ hợp với các chất bán dẫn khác dẫn tới sự giảm tốc độ tái kết hợp điện tử - lỗ trống và kết quả là tăng hiệu suất lượng tử của quá trình quang xúc tác.

Đó cũng chính là mục đích của việc đưa các nguyên tố kim loại hay các nguyên tố phi kim vào trong cấu trúc của TiO2 và tạo ra các khuyết tật của mạng tinh thể.

Kích thước hạt và cấu trúc TiO2 có ảnh hưởng nhiều đến khả năng xúc tác quang hoá. Bột TiO2 có kích thước càng nhỏ thì hoạt tính xúc tác càng cao.

Hầu hết các tài liệu đều chỉ ra rằng TiO2 dạng bột kích thước nano mét có cấu trúc anata có hoạt tính xúc tác cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế khảo sát hoạt tính quang xúc tác của bột titan đioxit kích thước nano được biến tính vonfram (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)