Kết quả đánh giá độ tin cậy của quy trình chiết chọn lọc các dạng F1, F2, F3

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DẠNG THỦY NGÂN TRONG MẪU TRẦM TÍCH SỬ DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT CHỌN LỌC (Trang 121 - 125)

3.3. Kết quả khảo sát, đánh giá quy trình quy trình chiết chọn lọc một số dạng của thủy ngân trong trầm tích

3.3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của quy trình chiết chọn lọc các dạng F1, F2, F3

a) Kết quả khảo sát sự biến đổi các pha cấu trúc qua mỗi bước chiết

Kết quả phân tích phổ XRD của cặn trước khi chiết dạng F2 (sau khi chiết dạng F1) và sau khi chiết dạng F2 (trước khi chiết dạng F3) được thể hiện ở hình 3.10 và 3.11.

Hình 3.10: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn trước khi chiết dạng F2 Kết quả phân tích phổ XRD cho thấy mẫu trầm tích trước khi chiết dạng F2 có chứa các pha gồm HgCl2 (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 20,36; 25,55 và 33,15), HgO (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 30,11 và 32,45), HgS (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 26,55; 31,25; 43,76) và SiO2 (có các pic chính ở vị trí 2Ө bằng 20,36; 26,65; 36,55; 50,14 và các pic c cường độ nhỏ hơn)

Sử dụng quy trình chiết như đã khảo sát, đối với dạng F1 (metyl thủy ngân clorua) bằng dung môi clorofom, metyl thủy ngân clorua không thể hiện được trên phổ XRD. Như vậy, ở bước chiết đầu tiên cấu trúc pha của mẫu trầm tích không bị thay đổi sao với trước khi chiết.

111

Hình 3.11: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn sau khi chiết dạng F2 Khi chiết dạng F2 bằng dung dịch H2SO4 0,05M, dạng này rất dễ tan trong môi trường axit. Kết quả đo phổ XRD của cặn sau khi chiết dạng F2 ở hình 3.10 cho thấy, các pha trong trầm tích còn HgS (có các pic chính ở vị trí 2Ө tương tự như của Hg S trong mẫu trước khi chiết dạng F2) và SiO2 (có các pic chính ở vị trí 2Ө tương tự như của SiO2 trong mẫu trước khi chiết dạng F2). Kết quả này chứng tỏ HgO và HgCl2 đã bị hòa tan trong quá trình chiết dạng F2.

Đối với dạng HgS (dạng F3), đây là dạng bền, khó tách chiết ra khỏi mẫu trầm tích. Khảo sát sự thay đổi pha cấu trúc của mẫu trầm tích sau khi chiết dạng F3, kết quả được thể hiện ở hình 3.12.

112

Hình 3.12: Phổ XRD của mẫu trầm tích thêm chuẩn sau khi chiết dạng F3 Phổ XRD của mẫu trầm tích sau khi chiết dạng F3 cho thấy các pic xuất hiện chủ yếu là của pha SiO2, các pic của HgS (so sánh với phổ XRD của mẫu trầm tích sau khi chiết F2) đã biến mất hoàn toàn. Kết quả này chứng tỏ HgS đã bị hòa tan hoàn toàn bởi dung dịch hỗ hợp HCl và HNO3 có bổ sung thêm CuCl.

b) Đánh giá độ lặp và độ đúng của quy trình chiết chọn lọc các dạng F1, F2, F3

Độ tin cậy của quy trình xác định hàm lượng các dạng của thủy ngân trong trầm tích được đánh giá thông qua độ lặp và độ đúng.

Để đánh giá độ lặp của quy trình, tiến hành phân tích mẫu môi trường (cột SH1, độ sâu 40 - 45 cm) lặp 06 lần theo quy trình đã khảo sát, độ lặp được đánh giá thông qua giá trị RSD.

113

Bảng 3.29: Kết quả đánh giá độ lặp của quy trình chiết các dạng

F1

(ng Hg/g)

F2 (ng Hg/g)

F3 (ng Hg/g)

F4 (ng Hg/g)

Tổng

(ng Hg/g)

Lần 1 4,02 6,79 122,78 13,58 147,17

Lần 2 3,69 7,54 120,69 12,05 143,97

Lần 3 2,98 6,98 119,24 11,79 140,99

Lần 4 3,28 8,28 113,32 13,54 138,42

Lần 5 2,68 8,07 107,89 9,32 127,96

Lần 6 3,87 7,32 95,23 10,78 117,20

TB 3,42 7,50 113,19 11,84 135,95

SD 0,528 0,589 10,349 1,639 11,288

RSD 15,45 7,86 9,14 13,84 8,30

Kết quả cho thấy giá trị RSD của các dạng đều nhỏ hơn 15%, dạng thủy ngân hữu cơ c RSD = 15,45%. Theo quy định của AOAC, với hàm lượng nhỏ hơn 10 ppb thì RSD chấp nhận được nhỏ hơn 21%, với hàm lượng nhỏ hơn 1000 ppb thì RSD chấp nhận được nhỏ hơn 15%. Như vậy, quy trình chiết c độ lặp đảm bảo theo yêu cầu của AOAC.

Đánh giá độ đúng của quy trình:

Do không có mẫu trầm tích chuẩn các dạng F1, F2, F3, F4 của thủy ngân trong trầm tích, vì vậy khi đánh giá độ đúng của quy trình xác định các dạng chúng ta đánh giá dựa trên hiệu xuất chiết của mẫu trầm tích trắng thêm chuẩn đối với 3 chất metyl thủy ngân clorua, HgO, HgS. Quy trình đánh giá được tiến hành như sau:

Bước 1: Cân 2 gam mẫu trầm tích trắng thêm chuẩn metyl thủy ngân clorua với hàm lượng 20 ng Hg/g.

Bước 2: Thêm chuẩn vào mẫu một lượng chính xác HgO và HgS sao cho hàm lượng HgO và HgS thờm chuẩn c hàm lượng khoảng 500 àg Hg/g.

Bước 3: Xử lý mẫu theo quy trình trên để xác định hàm lượng metyl thủy ngân clorua, HgO, HgS, từ đ xác định hiệu suất của quá trình chiết.

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.30, theo kết quả này hiệu suất chiết của các quy trình dao động từ 84,32 - 103,45, giá trị này nằm trong khoảng chấp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DẠNG THỦY NGÂN TRONG MẪU TRẦM TÍCH SỬ DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT CHỌN LỌC (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)