Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở quảng yên trước năm 1945 (Trang 21 - 30)

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG YÊN

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình Quảng Yên không bằng phẳng, đại bộ phận ở độ cao từ 5.00m đến 1.000m và thấp dần ra phía biển. Đất cao trên 25m thường bị chia cắt bởi đồi núi, do đó diện tích bằng phẳng rất ít, phần lớn là đất sườn đồi, thung lũng, khe suối, có độ dốc lớn. Đất dưới 25m tập trung ở những chân núi, ven biển, phần lớn là đồng bằng trước núi và thềm phù sa cổ. Ngoài ra, tỉnh còn có thêm một số diện tích đất ở ven sông Kinh Thầy và vùng đất ngoài đê ven biển.

Quảng Yên là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo, với hơn 80% đất đai là đồi núi, trong đó có nhiều ngọn núi đã được ghi vào sử sách:

Núi Lôi Âm ở phía Đông huyện Yên Hưng 25 dặm, liền với địa giới huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Thế núi thanh kì chót vót, cao hơn cả mọi núi khác. Trên đỉnh núi có chỗ bằng phẳng vuông vắn vào khoảng năm, sáu trượng, cây cỏ không mọc được. Tục truyền đó là bàn cờ tiên, cũng có người gọi là chợ trời. Ở lưng chừng núi có ngôi chùa. Sau chùa có giếng, nước trong vắt. Bên tả có suối giải oan, nước suối từ trên đỉnh chảy xuống, vòng phía trước chùa, theo hướng Tây Nam đổ ra biển, núi non chầu về, thật là danh thắng nổi tiếng. Năm Tự Đức thứ ba (1850), liệt vào hàng danh sơn, chép vào tự điển [39; tr.1306].

Núi Truyền Đằng ở cách huyện Hoành Bồ 18 dặm về phía Nam, gần cửa Lục.. Phía Đông có núi Vĩ Sơn và núi Trà Sơn, phía Nam có núi Uyển Sơn, phía Bắc có núi Liêm Sơn và núi Xã Sơn. Núi Cát Nương ở xã Chân Châu về phía Đông Nam huyện Nghiêu Phong, gần đấy về phía Đông có các núi Khánh Vàng, Tòng Thu, Lôi Mai, Lỗ Cảnh, phía Nam có núi Cát Sơn, phía Bắc có miếu cổ [36; tr.18].

Núi Bàn Độ ở cách huyện Tiên Yên 29 dặm về phía Đông Nam, phía Đông còn có núi La Lôi, phía Đông Nam có núi Đài, núi Đôi, núi Yên Vĩ, núi Lão Vọng, núi Chàng Ngọ, về phía Bắc gần có núi Trà Án . Núi Tả Hàn

ở cách châu Vạn Ninh 7 dặm về phía Nam, đối diện với hữu hàn ở bên kia sông [36; tr.22].

Ngoài ra, ở Quảng Yên còn các núi Lục Hồn, Núi Bụt, Bằng Na, Cổ Bồng, Tiên Sơn, Võ Tướng, Hinh Điền, Nga Sơn, Thủy Cung, Mã Yên,…

Là một tỉnh ven biển, Quảng Yên có số lượng sông suối khá lớn, mật độ trung bình biến đổi từ 1 đến 1.9 km/km2, có nơi có tới 2.4km/km2. Phần nhiều các con sông đều nhỏ, ngắn, dốc và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển [53].

Sông Cửa Than ở cách huyện Hoành Bồ 25 dặm về phía Đông, có hai nguồn: một nguồn từ xã Tứ Kì chảy về phía Nam 20 dặm, một nguồn từ phía Tây Nam xã Vũ Oai chảy 13 dặm, rồi hợp nhau mà chảy về phía Tây 18 dặm, hợp với sông Xích Thổ, lại chảy 12 dặm, qua núi Phượng Các, đổ ra Cửa Lục [36; tr.19].

Sông Bài ở cách huyện Nghiêu Phong 4 dặm về phía Đông Nam, có tên nữa là sông Cát Nương Kì Vĩ (Nàng Cát Đuôi Cờ) nguồn từ sông Bồi ra sông Tranh thuộc huyện Yên Hưng, chảy về phía Nam hợp với nhau, chảy 2 dặm đến xã Phù Long, có một chi khác từ phía Tây Nam chảy đến đổ vào, lại chảy 11 dặm về phía Đông đến cửa biển Nghiêu Phong. Sông này có hạt trai [36;

tr.20].

Xét Đại Thanh nhất thống chí: Trong biển Vân Đồn châu Tĩnh Yên có hạt châu; khách buôn bán nói năm nào đêm trung thu có trăng, thì năm ấy có hạt chân châu [36; tr.20].

Sông Tam Ngập ở cách châu Tiên Yên 7 dặm về phía Đông Bắc, có hai nguồn: một nguồn từ xã Phất Mê chảy về phía Nam 70 dặm, hợp với sông Hài Lãng chảy về phía nam 12 dặm, hợp với sông xã Phất Mê, rồi chảy về phía Đông Nam 11 dặm, chia làm 3 chẽ, một chẽ chảy về phía Đông Nam 24 dặm đổ ra cửa Đông Chú; một chẽ chảy về phía Đông 22 dặm, lại chia làm 2 chẽ khác: một chẽ chảy về phía Nam 9 dặm cũng đổ ra cửa Đông Chú, một chẽ chảy về phía Đông 14 dặm đổ ra cửa Mạc [36; tr.20].

Sông Ninh Dương cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía Tây, nguồn từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn, tổng Bát Trang, chảy về phía Đông 37 dặm làm sông Bắc Nham, lại chảy về phía Đông ven theo địa giới nước Thanh 19 dặm, đến xã Xuân Thụ tổng Hải Ninh, chia làm hai chi: một chi chảy ven theo địa giới nước Thanh rồi chảy chuyển sang phía Đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch, một chi chảy về phía Nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm hai chi: một chi chảy về phía Đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về phía Tây Nam 1 dặm đến phía Đông Nam núi Tả Bàn Hữu Bàn chảy 5 dặm đổ ra cửa Tán, một chi từ phía Tây nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại [36; tr.20-21].

Sông Bạch Đằng cách huyện Yên Hưng 5 dặm về phía Tây, nguồn từ sông Lục Đầu tỉnh Hải Dương, chảy qua địa giới huyện Thủy Đường, chia làm hai chi: một chi do sông Mĩ Giang chảy về phía Đông 17 dặm, qua núi Châu Cốc (Hang Son) chảy về phía Đông Bắc 25 dặm hợp dòng đổ về xã Đoan Lễ làm sông Bạch Đằng (phía Nam là địa giới huyện Thủy Đường, phía Bắc là địa giới huyện Yên Hưng), chảy về phía nam đến phía Đông bến đò xã Yên Hưng chia ra một chi thông với sông Tranh, còn dòng chính thì chảy chuyển sang phía Nam 29 dặm đổ ra cửa biển Bạch Đằng. Năm Minh Mệnh thứ 17 đúc cửu đỉnh khắc hình tượng vào nghị đỉnh; năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng sông lớn ghi vào tự

điển thờ. Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi nói: “Sông Văn Cừ, sông rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Nước ta khống chế người Bắc, sông là chỗ cổ họng [36; tr.24-26].

Ngoài ra Quảng Yên còn có sông Thác Than, Gián Khẩu, Ba chẽ, Trí Xuyên, Xích Thổ, Phù Long, Trà Cổ, Thác Đàn….

Hệ thống sông suối dày đặc đã trở thành nơi cung cấp nguồn thủy sản và nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng là mối đe dọa cho mùa màng và đời sống nhân dân mỗi khi có mưa lũ.

Quảng Yên còn có tới hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ (hầu hết là đồi núi, đảo đá vôi) xếp thành từng cụm hoặc rải rác, tổng diện tích đảo có tới 619,9 km, phân bố từ cửa Nam Triệu đến tận Móng Cái [53].

Đảo Vân Đồn cách huyện Nghiêu Phong 125 dặm về phía Đông. Đại Thanh nhất thống chí chép: Ở giữa biển cả đứng sững ở không trung, hai ngọn đối nhau, một dòng nước thông ở giữa, dựng sách gỗ, đặt cửa quan, nhân dân ở dăng hai bên bờ; đời Lí, đời Trần, thuyền buôn các nước phần nhiều đậu ở đây [36; tr.24].

Đảo Châu có tên nữa là đảo Giáp Châu, giữa biển, chếch về phía Bắc cửa biển Vân Đồn, gọi là núi Thững Hiền, phía tả núi đến Bạch Long Vĩ là vụng Ba Làng, tiếp giáp núi Trúc Sơn và núi Bạch Long nước Thanh. Đảo Đại Viên được Đại Thanh nhất thống chí ghi chép: Ở huyện Tân Yên (châu Tiên Yên bây giờ) phía Đông phủ Tân Yên, ở giữa biển cả nổi vọt một quả núi tròn, năm Vĩnh Lạc thứ 16 được hai thớt voi trắng ở núi này đem. Đảo Hòn Hứa ở cách châu vạn Ninh 72 dặm về phía Tây Nam, ở giữa biển nổi vọt đứng sững tròn trĩnh, giáp giang phận Đầm Hà, bên tả là núi đất, bên hữu là dân cư. Đảo Tàu ở cách châu Vạn Ninh 60 dặm về phía Đông, gần đảo Bạch Long Vĩ. Đảo Bạch Long Vĩ ở cách châu Vạn Ninh 69 dặm về phía Đông, An Nam chí chép: đầu giữa vách đá, đuôi chặn biển, thuyền bè đi lại phần nhiều bị sóng gió ngăn trở. Tương

truyền trước có người muốn đào để thông đường châu Giao và châu Quảng, công việc nửa chừng thì bỏ, gần đấy phỏng 1 dặm có kênh Tiên Đào, liền địa giới Khâm Châu, nhà Minh đặt ti tuần kiểm, lại đặt trạm nhỏ [36; tr.24].

Ngoài ra, Quảng Yên còn có đảo Phù Long, Phượng Các, Chàng Sơn, Hoàng Sa, Ngọc Sơn, Đại Độc, Hà Lai,Trà Bản….

Các đảo ở Quảng Yên tạo thành vòng cung vây gần kín bờ biển tạo nên nhiều vùng vịnh kín và vùng địa hình đa dạng, độc đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, trở thành nơi nơi neo đậu của các con thuyền cũng như là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao. Nhưng lại là nơi khởi nguồn của những cơn bão biển gây nhiều thiệt hại to lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Trước năm 1945, hệ thống giao thông ở Quảng Yên bao gồm: đường thủy và đường bộ.

Đường bộ là loại hình giao thông phổ biến nhất Quảng Yên lúc bấy giờ. Có nhiều con đường khác nhau để người dân có thể đi đến các châu, huyện trong vùng.

Một đường từ thành tỉnh, qua địa phận xã Quỳnh Lâu huyện Yên Hưng, qua các xã Động Linh, Yên Lập thẳng đến huyện lỵ Hoành Bồ hết 1 ngày.

Từ huyện lỵ Hoành Bồ đến châu Tiên Yên có 2 đường:

Một đường phía trên qua các xã Sơn Dương, Quảng La, Kênh Trạo, Vị Lại, Dương Hưu, Lương Mông, Đạp Thanh, Minh Cầm, qua các xã Phất Mễ, Đồn Độ, Sơn Lập thuộc châu Tiên Yên xuống đến châu lỵ (ở chỗ đồn Hà Trường), đi hết chừng 7 ngày [37].

Một đường phía dưới qua các xã Yên Mỹ, Xích Thổ, Yên Thổ, Vũ Uy, Dương Huy, đi xuyên qua rừng qua các xã Hà Gián, Tam Trĩ xuống đến châu lỵ, đi hết chừng 6 ngày.

Một đường từ châu lỵ Tiên Yên đi lên phía trên, qua các xã Phong Dụ, Vô Ngại, chuyển về phía đông qua các xã Bình Liêu, Lục Hồn, Đồng Tâm,

Kiến Diên, lại qua các xã Mông Sơn, Thượng Lại, Tiêu Sơn, Tuy Lai, Hoằng Mông, Bức Nham thuộc phủ Hải Ninh, xuống đến xã Phục Thiện rồi đến phủ lỵ Hải Ninh, đi hết chừng 4 ngày [37].

Các đường bộ kể trên núi khe hiểm trở, nếu gặp mưa lũ, nước khe dâng cao thì không đi được.

Một đường từ thành tỉnh đi về phía đông, qua địa phận xã Quỳnh Lâu, lại qua địa phận các xã Khoái Lạc, Trạp Khê, thẳng đến sông Uông huyện Đông Triều tỉnh Hải Dương, đi hết già nửa ngày 37].

Một đường từ thành tỉnh đi về phía tây qua địa phận xã Yên Hưng đến bến đò ngang qua sông Bạch Đằng, ước khoảng 2 khắc.

Một đường từ thành tỉnh qua bến đò ngang sông Chanh, qua địa phận xã Lựu Khê tổng Hà Nam xuống đến huyện lỵ Nghiêu Phong, đi hết chừng nửa ngày [37; tr.399-400].

Về đường thủy: Đặc điểm nổi bật của giao thông đường thủy nơi đây là sự nối liền giữa giữa các địa phương ở Quảng Yên.

Một đường từ thành tỉnh theo sông Tranh (Chanh) huyện Yên Hưng, qua giang phận xã Lựu Khê tổng Hà Nam, chuyển về phía đông vùng sông các xã Hoàng Lỗ, Tuần Châu đến cửa Lục huyện Hoành Bồ, đi hết một ngày. Lại chuyển về phía bắc, đến vùng sông xã Trí Xuyên, qua cửa Lục, chuyển về phía đông đến huyện lỵ Hoành Bồ, đi hết 3 canh. Lại từ huyện lỵ Hoành Bồ đi ra sông Trí Xuyên, qua cửa Lục, chuyển về phía đông đến núi Truyền Đăng, theo ven núi đến cửa Suất, lại chuyển về phía đông đến sông Ba Chẽ, dưới đến sông Hà Trường, đi váo lỵ sở châu Tiên Yên (theo đồn sở Hà Trường), hết chừng hai ngày rưỡi.

Một đường từ châu lỵ theo sông Hà Trường đi về phía đông, qua vùng sông các xã Đầm Hà, Hà Cối, qua Mỹ Sơn, Mạo Sơn, theo sông ở các cửa khẩu mà váo đất liền, thẳng đến Ngọc Sơn rồi đến phủ lỵ Hải Ninh, hết chừng hai ngày.

Một đường từ thành tỉnh qua sông Tranh (Chanh) đi về phía đông đến vùng sông xã Lựu Khê, chuyển về hướng nam đến cửa biển Nghiêu Phong, hết chừng nửa ngày.

Một đường từ sông Tranh (Chanh) đi về phía tây, qua sông Bạch Đằng, chuyển về hướng nam đến huyện lỵ Nghiêu Phong, hết già nửa ngày.

Một đường từ huyện lỵ [Nghiêu Phong] đi ra cửa biển Nghiêu Phong, chuyển về phía đông qua cửa biển Vân Đồn (hết 2 ngày), đến cửa Đối (từ cửa biển Vân Đồn đến cửa Đối đi hết 3 canh rưỡi), cửa Nội (từ cửa Đối đến cửa Nội đi hết 3 canh), cửa Mô (từ cửa Nội đến cửa Mô đi hết ba canh rưỡi), cửa Hứa (từ cửa Mô đến cửa Hứa đi hết ba canh), cửa Hiệp (từ cửa Hứa đến cửa Hiệp đi hết 1 canh), cửa Vạn Mặc (từ cửa Hiệp đến cửa Vạn Mặc đi hết 2 canh), cửa Tiểu (từ cửa Vạn Mặc đến cửa Tiểu đi hết 2 canh), cửa Đại (từ cửa Tiểu đến cửa Đại đi hết 3 canh), cửa Tán (từ cửa Đại đến cửa tán đi hết 1 ngày) đến phủ lỵ Hải Ninh, đi hết 6 ngày 4 canh [37].

Một đường từ huyện lỵ Nghiêu Phong ra cửa biển Nghiêu Phong, đi về phía nam, qua các vùng biển tổng Vân Hải đến đảo Chàng Sơn, đi hết chừng 3 ngày.

Như vậy, trước năm 1945, hệ thống giao thông ở Quảng Yên đã được nối liền giữa các châu, huyện. Song do điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thông thương, giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong tỉnh cũng như các vùng lân cận.

Lâm, hải sản: Quảng Yên xưa nay là tỉnh Quảng Ninh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với một quần thể lâm sản, hải sản đa dạng.

Lụa Vàng

Trường muối: Hai cơ sở chính ở xã Đại Hoàng châu Vạn Ninh và xã Hải Lãng châu Tiên Yên; bốn sở nhánh ở xã Hà Quất, xã Yên Lương thuộc châu Vạn Ninh, xã Đồng Nhân, xã Định Lập thuộc châu Tiên Yên.

Gỗ lim, gỗ sến, gỗ nghiến: Theo Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì thớ gỗ nghiến như cánh chim sẻ, tuyệt nhiên không mọt, cung thất, đền chùa quán,

thuyền ghe, đồ đạc, không thứ gì là không dùng, gỗ ở Sơn Tây và Nghệ An rất tốt, ở Thanh Hóa và Yên Quảng thứ nhì.

Gỗ Trầm ngư: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi Chép: “Bãi biển có trầm ngư và nhiều thứ”. Lời chua rằng: “Trầm ngư là tên gỗ sinh ở ven biển nước mặn, các loài cá lấy đuôi quẫy vào, người địa phương dùng nấu nước uông, có thể trừ được khí lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt.

Trúc núi, mây nước, mây đỏ (có thuế).

Nhựa thông: Sản xã Yên Lập huyện Yên Hưng và xã Cẩm Phả châu Tiên Yên.

Sáp ong, mật ong.

Củ nâu: Sản ở các xã Trí Xuyên và Yên Lập thuộc huyện Hoành Bồ, xã Nam sơn, xã Tam Trĩ, xã Cẩm Phả châu Tiên Yên, xã Vạn Xuân, xã Yên Lạc châu Vạn Ninh.

An tức hương: Sản tổng Vân Hải huyện Nghiêu Phong, cây to và thảng, lá giống lá dương đào mà dài, trong ruột có dầu, có thể dùng làm hương.

Hạt châu: Sản ở xã Đông Bài huyện Nghiêu Phong.

Con trai: Sản ở huyện Nghiêu Phong và hai châu Vạn Ninh và Tiên Yên.

Đồi mồi: Theo Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, thì đồi mồi sản Yên Quảng, con lớn giá trị chẳng quá 5 tiền, hình dáng như rùa, ba ba, lưng có vảy, muốn lấy thì đem treo ngược lên, giội bằng đấm sôi, rồi bóc lấy thì vảy liền rơi ra; vảy nhiều sắc vàng ít sắc đen là quý, dùng chế thành đai lưng. Vảy nào có vân như hình người, hình núi là tốt. Ngoài ra dùng làm chén, làm khay, làm hộp tầu, làm lược…

Cua bể, ốc bể…

[36; tr.47-49]:

Sự phong phú về các loại lâm sản, hải sản đã giúp cho cư dân nơi đây đa dạng hóa trong các hoạt động sản xuất và là nơi cung cấp, bổ sung thêm nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày.

Khí hậu: Quảng Yên nằm vùng Khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Yên chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía Bắc. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 - 23oC, có sự chênh lệch giữa các mùa, giữa vùng đồi núi với vùng ven biển. Tỉnh có lượng mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào mùa hạ (chiếm tới 85% lượng mưa cả năm), lượng mưa trung bình hàng năm 1.995mm. Lượng mưa ở các vùng cũng khác nhau. Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Yên nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép “ Mùa xuân ấm áp thường có mưa bụi, mùa hạ nắng chiều, mùa thu mưa nhiều; tháng 5 tháng 6 gió nồm thổi mạnh (thủy triều gặp gió mạnh, sóng nổi thình thình, dân huyện Nghiêu Phong thường phải cận thận), cũng thường có mưa to, tháng 7 tháng 8 thường nổi bão;

tháng 9 tháng 10 sương nhiều, ở gần miền núi nhiều sốt rét; tháng 11 rất rét ở sát đất thanh lại càng rét lắm, ruộng đất có thể cày cấy không bao nhiêu. Bài thơ của vua Lê Thánh Tông có câu:

Ngư Diêm như thổ dân xu lợi Hòa đạo vô điền thuế bạc trưng Tạm dịch:

Cá muối rất nhiều dân kiếm lợi Lúa màu không ruộng thuế nhàn thu.

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở quảng yên trước năm 1945 (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w