Nhó m nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 94 - 97)

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đầu tư công tại trên địa bàn huyện

3.3.1. Nhó m nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt đông đó. Đối với hoạt đông đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt đông đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng phải được quan tâm chặt chẽ. Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều

khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt đông đầu tư diễn ra đúng tiến đôi và phát huy hiệu quả là vô cùng quan trọng.

b) Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư

Đây là yếu tố mang tính quyết đính đếnkết quả đạt được của đầu tư. Để các chương trình, dự án đầu tư công đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm đáp ứng được nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình đô, năng lực).

Trong công tác quản lý đầu tư công, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do không có mối liên hệ quyền lọi của người cán bộ và lợi ích của toàn xã hội dẫn đến việc không có đủ động lực khuyến khích họ hoàn thành tốt công việc.

Bảng 3.13. Tình hình học vấn của cán bộ làm công tác quản lý

TT Trình độ Số lƣợng

(người) Tỷ trọng (%)

Tổng số 65 100

1 Trên đại học 6 9,68

2 Đại học 18 27,69

3 Cao đẳng 15 23,08

4 Trung học chuyên nghiệp 29 44,62

5 Trung học phổ thông 0 -

6 Trung học cơ sở 0 -

7 Tiểuhọc 0 -

8 Khác 0 -

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn Qua bảng trên cho thấy, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư công còn kém, số liệu cho thấy người có bằng trung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất là 44,62%, thấp nhất là người có bằng trên đại học chỉ chiếm có 9,68%. Do trình độ học vấn còn thấp nên cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý

nhà nước về đầu tư công còn nhiều hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên thực hiện đầu tư công ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư. Nguồn đầu tư công thường là vốn ngân sách cấp, nguồn tài trợ từ tổ chức cá nhân... vì mục đích phục vụ cộng đồng. Nếu người đầu tư không có phẩm chất đạo đức trong sạch, tham nhũng, cửa quyền ... thì nguồn đầu tư sẽ không được đưa vào thực hiện như kế hoạch do thất thoát, sử dụng sai mục đích... từ đó dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp.

c) Sự giám sát quản lý của cơ quan các cấp

Qua quá trình phỏng vấn 65 cán bộ các cấp về công tác giám sát thực hiện đầu tư công, bước đầu ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình như sau:

Bảng 3.14. Tình hình tham gia giám sát đầu tƣ công của cán bộ quản lý TT Chỉ tiêu Sốlượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng số 65 100

1 Tham gia giám sát 45 78,46

2 Không tham gia giám sát 20 21,54

Nguồn: Tổng hợp từ phiếuđiều traphỏng vấn Qua số liệu khảo sát cho thấy, đa số các cán bộ cho rằng nên tham gia vào việc giám sát công tác đầu tư công để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, sử dụng đủ, không thất thoát, lãng phí gây ra tình trạng hiệu quả thấp trong đầu tư.Số liệu cho thấy có tới 78,46% tham gia giám sát.

d) Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng sử dụng vốn đầu tư

Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng của nguồn đầu tư. Giống như việc đầu tư cho sản xuất, việc một cỗ máy vận hành tốt hay không không chỉ do sự đầu tư ban đầu cho chính cỗ máy đó mà còn phụ thuộc vào người vận

hành cỗ máy hoạt động. Nguồn vốn đầu tư khi được đưa đến với đối tượng đầu tư thì việc nguồn vốn ấy phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào người sử dụng nó. Vì vậy việc cung cấp cho đối tượng được đầu tư kỹ năng, phương pháp để sử dụng nguồn đầu tư hiệu quả là việc chính quyền cần quan tâm, ở khu vực nhạy cảm như địa bàn nông thôn, miền núi, trình độ dân trí còn thấp, vịêc nâng cao dân trí, tăng cường công tác giáo dục đào tạo, khuyến nông, khuyến công là vấn đề tối quan trọng tạo tiền để cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư đang và sẽ được đưa về địa phương.

Bảng 3.15. Tình hình học vấn của đối tƣợng sử dụng vốnđầu tƣ

TT Trình độ Sốlƣợng

(người) Tỷ trọng

Tổng số 75 (%) 100

1 Trên đại học 0 0

2 Đại học 8 10,67

3 Cao đẳng 5 6,67

4 Trung học chuyên nghiệp 6 8,00

5 Trung học phổ thông 12 16,00

6 Trung học cơ sở 15 20,00

7 Tiểu học 25 33,33

8 Khác 4 5,33

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn Qua phỏng vấn 75 đối tượng được đầu tư cho thấy, trình độ của đối tượng sử dụng nguồn vốn đầu tư công còn hạn chế, số liệu cho thấy người có bằng tiểu học chiếm tỷ trọng cao nhất là 33,33%, thấp nhất là người chưa qua đào tạo chỉ chiếm có 5,33%. Do trình độ học vấn còn thấp nên việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công cho việc phát triện sản xuấtcòn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)