a) Tác dụng với virus Herpes:
Khi cấy vào phôi nguyên bào Tripsin virus Herpes ở những nồng độ khác nhau 1,0 và 100 TCD50/ml đã được xác định liều diệt virus của mangiferin từ 20 ÷ 50μg/ml.
Virus gây bệnh Herpes : hoạt chất mangiferin và isomangiferin với nồng độ 25-250μg/ml, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Herpes 69,5%. Nếu đưa đồng thời virus và thuốc vô cùng một lúc thì tác dụng ức chế là 56,8%
b) Tác dụng trực tiếp diệt Sitomegalo virus
Khi thử nghiệm tác dụng của hoạt chất lên Sitomegalo virus được cấy ở tế bào người, người ta thấy rằng mangiferin với liều 100μg/ml đã hoàn toàn phá hủy sự tái tạo đối với 1 lượng 10000 TCD50 Sitomegalo virus.
c) Ảnh hưởng của việc mangiferin lên việc tạo Interferon trong máu
Interferon có tác dụng ngăn ngừa viên nhiễm của virus. Việc sản sinh ra interferol góp phần ổn định các cơ quan giúp chống lại các bệnh có nguồn gốc từ virus. Thử nghiệm cho thấy rằng mangiferin với nồng độ 10 và 100μg/ml kích thích sự tiết ra interferol bởi tế bào máu của người khỏe với nồng độ 50μg/ml từ máu của người bị nhiễm virus Herpes.
d) Tác dụng chống viêm của mangiferin
Mangiferin với liều 50mg/kg cho chuột cống trắng uống hoặc tiêm trong màng bụng, có tác dụng ức chế phù (viêm cấp) do caragenin và ức chế u hạt (viêm mãn tính). Chuột đã cắt bỏ tuyến thận vẫn có tác dụng chống viêm trên 2 mô hình trên điều đó chứng tỏ tác dụng chống viêm của mangiferin không thông qua cơ chế tác động lên tuyến thượng thận.
e) Ảnh hưởng lên sự miễn dịch của dịch thể và tế bào
Trong thử nghiệm trên chuột nhắt và chuột bạch được miễn dịch bởi một liều tối ưu hồng cầu thì mangiferin khi được đưa vào dạ dày 5 lần cách quãng theo liều 10 - 100 - 500mg/kg sẽ làm tăng 2,5 - 5 số lượng kháng thể có khả năng miễn dịch trong lá lách, và tăng 3 - 7 lần số lượng kháng thể có khả năng miễn dịch trong máu.
f) Tác dụng chống oxy hóa
Mangiferin đóng vai trò của một chất chống oxy hóa trong việc ngăn ngừa các nguồn bệnh. Khả năng chống oxy hóa của mangiferin đã được nghiên cứu trong ống
nghiệm tại chuột OF1 (Sanchez et al 2000), mangiferin được dùng sản xuất Vimang (50, 110, 250 mg/kg), mangiferin (50mg/kg), vitamin C (100mg/kg), vitamin E (100mg/kg), vitamin E + vitamin C (100mg/kg mỗi loại) và β-carotene (50mg/kg) dùng 1 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp, có tác dụng lớn chống oxy hóa.
g) Tác dụng hạ đường huyết
Qua mô hình gây đái tháo đường thử nghiêm bằng steptozocin (chất kháng sinh có tác dụng phá hủy tế bào của tuyến tụy gây mô hình đái tháo đường loại 1 do thiếu insulin) trên chuột nhắt trắng, đã tìm ra cơ chế tác dụng của mangiferin. Chất mangiferin không kích thích tế bào tuyến tụy tiết insulin, làm tăng độ nhạy cảm của mô tế bào với insulin, ức chế sự tạo đường mới ở gan và cơ (do ức chế tác dụng tăng cường máu của adrenalin).
h) Tác dụng kháng viêm của cao chiết lá xoài [12], [13], [14]
Trong cao chiết ls xoài có chứa nhiều hợp chất thiên nhiên thuộc nhóm phenolic. Phenolic là nhóm các hợp chất hoá học mà trong phân tử có chứa nhóm chức Hydroxyl (-OH) gắn với vòng hydro cacbon thơm như Mangiferin, tanin, taraxerol, fidelin,… . Các nhóm nhỏ trong nhóm Phenolic như Flavonoid, Anthraquinoe,… có tác dụng khám viêm, giảm đau, duy trì độ mềm dẻo của thành mạch máu, chống suy giãn suy yếu tĩnh mạch [16] . Sở dĩ chúng có khả năng này là nhờ vào sự có mặt của nhiều nhóm-OH phenol tự do [26].. Các flavonoid có khả năng ức chế sinh tổng hợp nito axit, cyclooxygenase và lypooxygenase mà tạo ra lượng lớn nitric oxide, postanoids và leukotrienes, cũng như các chất trung gian khác của quá trình viêm như cytokine, chemokine[25].
i) Động dược học của mangiferin trong cao chiết lá xoài
Khi nghiên cứu động dược học của mangiferin thấy rằng khi tiêm vào cơ thể thì chỉ sau 15 phút đã phát hiện nó trong máu. Trong máu mangiferin không bị biến đổi và được xác định ở nồng độ 0,05 - 4,5μg/ml trong khoảng 0,5 - 5 giờ sau khi sử dụng. Việc bài tiết mangiferin theo nước tiểu không quá 0,1%. Chất chuyển hóa của mangiferin không được phát hiện.