Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty

Một phần của tài liệu Dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dựoc phẩm khánh hòa (Trang 41 - 102)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.2. Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty

2.1.2.1 Tổ chức quản lý

SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ .

* Hội đồng quản trị :

- Đề xuất bổ sung, sửa chữa điều lệ khi thấy cần thiết.

- Đưa ra kế hoạch SX, kinh doanh hàng năm, phương hướng phát triển của công ty, phát hành cổ phiếu, quyết định mệnh giá cổ phiếu, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ công ty, chia cổ tức cho cổ đông ...

* Giám đốc:

- Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GĐ KINH DOANH PHÓ GĐ SẢN XUẤT

P.Kế hoạch kinh doanh P.kế toán tài chính P.kế hoạch sản xuất P. kỹ thuật kiểm nghiệ m P. tổ chức hành chính Ghi chú : chỉ đạo trực tiếp : quan hệ phối hợp : Phân xưởng sản xuất Các trung tâm dược phẩm Các hiệu thuốc Chi nhánh tại TP.HCM và HN Phân xưởng cơ điện Kho hàng Các cửa hàng liên doanh

- Vạch ra chiến lựơc kinh doanh, quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, chủ động liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất .

- Được quyền quyết định về số lượng, tổ chức các bộ phận sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao. Có quyền bổ xung nâng lương, ký kết các hợp đồng lao động, tổ chức tuyển dụng và nâng bậc lương thực hiện theo quy định của nhà nước .

- Xây dựng nội quy lao động, ký thoả ước lao động tập thể và ban hành các quy chế khác theo thẩm quyền .

* Phó giám đốc:

Cả hai phó giám đốc cùng tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiêm với giám đốc về các phần việc cụ thể như sau :

- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh của Công ty, trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh.

- Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm về chỉ đạo sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu mặt hàng mới và quản lý chất lượng sản phẩm.

* Phòng tồ chức hành chính:

Phụ trách công tác hành chính, quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, tiền thưởng của toàn công ty. Quan tâm và có kế hoạch chăm lo cho người lao động .

* Phòng kinh doanh, phòng thị trường:

- Tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất kinh doanh. Tổ chức và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá. Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế.

- Phụ trách marketing, tìm hiểu thị trường, phương thức mua bán và giá cả. Tổ chức công tác thu mua, gia công, sản xuất dược phẩm.

- Tiếp cận với khách hàng, giao dịch và nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu của khách hàng, tìm bạn hàng và thị trường tiêu thụ .

- Báo cáo thống kê tổng hợp, đánh giá kết quả SXKD, tham mưu cho giám đốc về những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch của Công ty.

* Phòng kế toán tài chính:

Có trách nhiệm quản lý tài chính, phụ trách công tác tổng hợp quyết toán, báo cáo và có trách nhiệm kế toán NVL, thành phẩm ...

Theo dõi về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách chính xác nhất thông qua các số liệu báo cáo, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch về tài chính của Công ty .

* Trung tâm dược phẩm :

Là nơi cung cấp dược phẩm, dụng cụ y tế cho khách hàng và theo dõi thu hồi công nợ của khách hàng .

* Các hiệu thuốc :

Cung ứng dược phẩm và các dụng cụ y tế cho các quầy bán hàng và đại lý thuộc địa bàn thành phố. Theo dõi thu hồi công nợ đối với các quầy hàng và đại lý .

* Kho hàng:

Là nơi tập trung hàng hoá, vật tư trước và sau khi tiêu thụ. Bảo quản, theo dõi nhập xuất tồn vật tư, hàng hóa.

* Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm:

Nghiên cứu quy trình kỹ thuật cho sản xuất và xin lưu hành trên toàn quốc, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới. Quản lý các định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo nhu cầu sản xuẩt kinh doanh. Kiểm nghiệm bán thành phẩm, nguyên liệu, phụ kiện, dược liệu.

* Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội :

2.1.2.2 . Tổ chức sản xuất tại Công Ty

SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU SẢN XUẤT

SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC NƯỚC.

Vô chai Thành phẩm Dán nhãn Đóng thùng Sấy , tiệt trùng Rửa Chai Nguyên vật liệu Pha chế Bộ phận sản xuất chính Tổ thuốc ống Ống Tiêm ống uống Ngoài da Các loại thuốc Cao rượu Tổ thuôc viên.

SƠ ĐỒ 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC VIÊN .

*Công Ty có hai bộ phận SX chính :

- Tổ thuốc ống: Chuyên SX các loại dùng để tiêm, ống thuốc và các loại dung dịch dùng ngoài da.

+Ống tiêm: Thường là các loại thuốc bổ tổng hợp.

+Ống uống: Là các loại thuốc bổ được bào chế từ các loại dược liệu quý hiếm và có giá trị như : Yến , sâm ...

+ Ngoài da: Chủ yếu là các loại thuốc rửa, sát trùng như oxy già ...

- Tổ thuốc viên: Chủ yếu SX các loại thuôc như: Amoxcilin, ampixilin, ...Đây là những loại thuốc chiếm số lượng của công ty trong đó kháng sinh là chủ yếu .

Nhào trộn Sửa hạt Cân , đong Pha chế Xát hạt Nguyên vật liệu Đóng chai Bao viên Vào ủi Thành phẩm Dán nhãn Đóng gói Ép vỉ In chữ trên mạng Ép vỉ In chữ trên vỉ

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua ty trong thời gian qua

2.1.3.1. Các nhân tố bên trong

Bao gồm các nhân tố sau : * Đội ngũ lao động :

Với các đặc điểm công ty được hình thành từ sự hợp nhất giữa Công ty vật tư y tế Khánh Hoà và Công ty Dược Phẩm Khánh Hoà nên đã hình thành một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm về dược tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trình độ đại học của công nhân lao động còn ít gây khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ mới .

* Ban lãnh đạo Công Ty :

Sự thống nhất và đoàn kết của ban lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty . Bên cạnh đó khi Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần thì ban lãnh đạo làm việc chặt chẽ hơn .

* Bộ phận nghiên cứu và đầu tư phát triển :

Công Ty có phòng kiểm tra, bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn GMP ( thực hành sản xuất thuốc tốt ), có phòng nghiên cứu dược phẩm tạo sự an toàn, chất lượng, uy tín cho sản phẩm giúp công ty đứng vững vị trí thị phần .

* Yếu tố SX:

Sản phẩm SX ra theo quy trình công nghệ khép kín, tạo ra SP có chất lượng tốt với giá thành rẻ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Nhưng công ty còn khó khăn về thay đổi công nghệ để tạo ra SP mới cạnh trang được với các hàng lớn, do đó công ty nên có chiến lược đầu tư và cải tiến quy trình công nghệ.

* Tình hình tài chính

Do công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với sự góp vốn của cổ đông và toàn thể công nhân viên. Hàng năm công ty đều tổ chức mua bán cổ

phiếu làm cho vốn cổ phẩn ngày càng tăng. Tuy nhiên vốn công ty chưa đủ lớn để mở rộng quy mô sản xuất.

* Hệ thống phân phối :

Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp toàn tỉnh và một số chi nhánh ngoài tỉnh đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do đối tượng khách hàng đa dạng và việc thiết lập kênh phân phối gặp nhiều trở ngại vì việc thu thập, xử lý thông tin phản hồi của công ty còn hạn chế .

2.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

* Chính sách của nhà nước :

Bộ y tế đang có những chính sách cụ thể, tích cực nhằm ổn định thị trường dược phẩm và vật tư y tế trên toàn quốc, khuyến khích phát triển sản xuất dược phẩm trong nước. Từ năm 2000 công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp về mặt hàng dược phẩm, máy móc, thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu. Công ty có lợi thế rất lớn khi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở đĩa phương với trữ lượng dồi dào, giá cả phải chăng để sản xuất mặt hàng có giá trị cao được chấp nhận. Hiện nay, sở y tế cũng thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đối với các công ty kinh doanh sản xuất dựơc phẩm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh .

* Môi trường tự nhiên :

Hiện nay với sự xuất hiện của nhiều loại bệnh trên gia súc có thể lây sang người. Đây là cơ hội cho công ty nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới .

2.1.4. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua

BẢNG 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

TRONG 3 NĂM (2004,2005,2006)

Tấc độ tăng bình quân

S T T

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

giá trị % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 -Doanh thu

-Lợi nhuận trươc thuế

-Lơi nhuận sau thuế

-Tổng vốn kinh doanh -Vốn chủ sở hữu -Tổng số lao động -Thu nhập bình quân - Nộp ngân sách -Các sản phẩm chủ yếu Vi ta min C Paracetamol Philatop Ngđ Ngđ Ngđ Ngđ Ngđ Người Ngđ Ngđ Chai Vỉ Hộp 117.446.924 1.218.251 877.141 71.752.209 9.134.834 503 11.887 719.000 6.700.000 6.500.000 4.750.000 118.273.056 1.710.867 1.710.867 86.996.362 9.723.384 512 13.050 921.000 7.000.000 7.100.000 5.350.000 123.319.270 1.895.767 1.895.767 105.623.434 11.623.434 429 17.854 974.000 7.320.000 7.700.000 5.570.000 +2.936.173 +338.756,50 +509.313 +16.959.453 +1.244.300 - 37 +2.983,50 +127.500 +310.000 +600.000 +500.000 +2,47 +24,75 +47,01 +21,36 +12,80 - 7,65 +22,56 +16,39 +4,52 +8,84 +10,02

(Nguồn: BCKQHĐKD, Báo cáo tình hình tài chính năm 2004,2005,2006,…)

*Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hoạt động SXKD của công ty trong ba năm 2004, 2006, 2005 ta thấy:

- Tốc độ tăng bình quân của doanh thu là 2,47 % tương đương tăng 2.936.173 (Ngđ)

- Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế là 24,75 % tương đương tăng 378.756,5 (Ngđ).

- Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận sau thuế là 47,01 % tương đương tăng 509.313 (Ngđ).

- Tốc độ tăng bình quân của tổng vốn kinh doanh là 21,36 % tương đương tăng 16.959.453 (Ngđ).

- Tốc độ tăng bình quân của vốn chủ sở hữu là 12,80 % tương đương tăng 1.244.300 (Ngđ).

- Tốc độ tăng bình quân của lao động giảm 7,65 % tương đương giảm 37 (người).

- Tốc độ tăng bình quân của thu nhập bình quân là 22,56 % tương đương tăng 2.983,5 (Ngđ).

- Tốc độ tăng bình quân của nộp nhân sách nhà nước là 16,39 % tương đương tăng 127.500 ( Ngđ).

- Về các sản phẩm chủ yếu của công ty đều tăng qua các năm, cụ thể:

+ VitaminC: Tốc độ tăng bình quân là 4,52 % tuuwong đương tăng 310.000 (Chai).

+ Paracetamol: Tốc độ tăng bình quân là 8,84 % tương đương tăng 600.000 (Vỉ).

+ Philatop: Tốc độ tăng bình quân là 10,02 % tương đương tăng 500.000 (Hộp).

Như vậy ta thấy các chỉ tiêu hầu hết là tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân khá cao, đặc biệt là tốc độ tăng bình quân của lợi nhận sau thuế rất cao. Điều đó chứng tỏ công ty hoạt dộng có hiệu quả.

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

2.1.5.1. Thuận lợi

* Nhà nước và bộ y tế đang có những chính sách cụ thể, tích cực nhằm ổn điịnh lại thị trường Dược phẩm trong nước, thị trường XNK Dược phẩm trên toàn quốc với mục đích là đảm bảo thị trường Dược nội địa, kiểm tra chặt chẽ chất lượng, chủng loại.

* Rà soát, kiểm tra thường xuyên các cơ sở Y tế - công ty TNHH kinh doanh Dược phẩm của sở Y tế tỉnh, cán bộ ngành có liên quan đã phần nào làm ổn định thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho công ty cạnh tranh lành mạnh và củng cố uy tín của công ty trên thi trường.

* Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang và ép vỉ đã từng bước tạo được lãi, giúp công ty trả dần được vốn đầu tư và lãi vay ngân hàng đuáng cam kết.

* Công ty đã đầu tư nghiên cứu SX thành công nhiều mặt hàng mới, tạo nên sức cạnh tranh mới, tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty.

* Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ có kỷ luật, quyết tâm, gắn bó với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, phong cách làm việc khoa học.

2.1.5.2. Khó khăn

* Tuy có cố gắng thay đổi cơ cấu quản lý vĩ mô của ngành và Bộ Y tế nhưng thị trường Dược của nước ta vẫn có nhiều kẽ hở làm cho thị trường dược trôi nổi, thuốc bất hợp pháp tồn tại, nhiều vụ việc vi phạm còn giải quyết chưa triệt để đã tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây thất thu ngân sách và rối loạn thị trường.

* Sự ra đời của nhiều công ty Dược phẩm ở nhiều địa phương khác cùng với nhiều công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Dược phẩm đã làm cho thị trường chở nên phức tạp.

* Vốn kinh doanh của công ty còn hạn chế nên công ty chưa có khả năng mở rộng được quy mô và mô hình SXKD nói chung.

2.1.5.3. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .

- Xây dựng các biên pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu - Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ .

* Huy động vốn :

- Lập kế hoạch vay vốn ngân hàng .

- Tăng cường hợp tác với các dịch vụ trong ngành .

- Xây dựng phương án kế hoạch kinh doanh có tính khả thi cao nhằm thu hút vốn đầu tư

- Chủ trương huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên . * Tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận

* Tăng cường công tác marketing để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá . - Tổ chức quảng cáo tại các cửa hàng, quầy hàng, văn phòng giao dịch. - Tham ra triển lãm hội chợ.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. - Xâm nhập thị trường mới.

- Tăng hoa hồng trên doanh số bán cho các đại lý để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Tìm kiếm sở thích và thị hiếu người tiêu dùng để từ đó xác định chủng loại, cơ cấu mặt hàng, xác định giá cả phù hợp .

* Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp .

* Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

2.2.Thực trạng lập dự toán SXKD tại công ty :

Nội dung của dự toán SXKD bao gồm các nội dung chính sau : * Dự toán tiêu thụ * Dự toán sản xuất * Dự toán chi phí NVLTT * Dự toán chi phí NCTT * Dự toán chi phí SXC * Dự toán chi phí bán hàng * Dự toán chi QLDN * Dự toán tiền

* Dự toán bảng cân đối kế toán

Qua tìm hiểu thực trạng vể công ty, Công Ty chỉ lập dự toán cho các nội dung sau:

* Dự toán tiêu thụ * Dự toán sản xuất

* Dự toán nguyên vật liệu

* Dự toán phải thu khách hàng * Dự toán phải trả nhà cung cấp * Dự toán mua hàng .

Sau đây chúng ta đi tìm hiểu từng nội dung dự toán

2.2.1. Dự toán tiêu thụ

2.2.1.1.Hệ thông kênh phân phối tại công ty

* Khách hàng chính của công ty bao gồm: Hệ thống quầy hàng, đại lý, bệnh viện, hiệu thuốc, phòng mạch tư nhân ... thông qua hệ thống kênh phân phối như

Một phần của tài liệu Dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dựoc phẩm khánh hòa (Trang 41 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)