VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 81 - 89)

5.4.1. Phần vận hành

5.4.1.1. An toàn

Để bảo đảm an toàn, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn vận hành máy lạnh và các quy tắc an toàn thiết bị điện.

1. Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy lạnh:

-Đã được học lớp chuyên môn về vận hành máy lạnh.

-Đối với thợ điện, đã được học lớp chuyên môn về vận hành thiết bị điện.

2. Những người làm việc đều phải biết kỹ thuật an toàn về sơ cứu, không kể

cấp bậc chuyên môn nào.

3. Người vận hành máy lạnh cần phải biết:

- Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh, trong hệ thống máy. - Tính chất của chất làm lạnh ( môi chất lạnh, môi trường truyền lạnh).

- Các quy tắc sửa chữa hệ thống thiết bị lạnh. - Thợ lắp đặt điện phải biết lắp đặt, đọc bản vẽ. - Cách lập nhật ký, biên bản vận hành máy.

4. Công ty phải cử người có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy tắc kỹ thuật an toàn. 5. Bảo quản các tài liệu liên quan đến hệ thống lạnh.

6. Cấm bảo quản xăng, dầu hoả và các chất lỏng dễ cháy khác trong phòng máy. 7. Thiết bị lạnh phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất 3 tháng 1lần.

8. Cấm người không có trách nhiệm đến gần hoặc có bất kỳ tác động gì đến thiết bị. 9. Trong kho lạnh tuyệt đối không được xếp hàng đến quá gần dàn lạnh.

10. Cấm người vận hành máy say rượu trong giờ trực vận hành máy.

5.4.1.2. Vận hành

Những vấn đề cần chú ý trước khi vận hành hệ thống lạnh - Nguồn điện phải có đủ điện thế 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz.

- Kiểm tra lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ và liên tục hay không, nếu thiếu phải bổ sung thêm.

- Kiểm tra bộ lọc nước có bị bám bẩm hay không.

- Kiểm tra sự tuần hoàn và phân phối nước giải nhiệt đến bình ngưng, các van nước phải được mở.

- Kiểm tra các van gas trong trong hệ thống, các van này phải đúng trạng thái (lưu ý các van trên đường nén).

- Kiểm tra mức dầu trong bình tách dầu (mực dầu từ 1/2 – 2/3 kính xem dầu). - Kiểm tra độ kín của hệ thống xem có bị rò rỉ hay không.

Vận hành hệ thống

Vận hành hệ thống lạnh phải theo trình tự sau: + Cấp nguồn cho hệ thống

- Bảo đảm nguồn điện 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz đã được cấp đến tủ điều khiển.

- Bảo đảm các CB (áptomát) trong tủ điện ở vị trí “tắt” OFF.

+ Vận hành hệ thống

Hệ thống lạnh được thiết kế hoàn toàn tự động thông qua bộ điều khiển dàn lạnh EKC 204A đã được lập trình sẵn theo mục đích và yêu cầu của việc sử dụng kho lạnh, vì vậy việc vận hành hệ thống này cũng dễ dàng, khi vận hành ta chỉ cần nhấn nút “STAR” để khởi động hệ thống hoặc nhấn nút “STOP” để ngừng hệ thống, trình tự vận hành hệ thống như sau:

- Tiến hành mở tất cả các van chặn trên đường gas và đường nước giải nhiệt của hệ thống lạnh (theo đúng trạng thái).

- Bật các CB (áptomát) cấp nguồn cho các thiết bị và mạch điều khiển.

- Nhấn “STAR” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ khởi động và làm việc theo bộ điều khiển nhiệt độ EKC 204A.

Lưu ý:

- Cài đặt bảo vệ áp suất cao: 18 kg/cm2. - Cài đặt bảo vệ áp suất thấp: -0.8 kg/cm2. - Cài đặt bảo vệ nhiệt độ dầu: 850C.

- Cài đặt trì hoãn solenoid giải nhiệt dầu: 20 giây.

- Cài đặt solenoid đường làm mát trung gian ECO: 2 phút. - Cài đặt trì hoãn khởi động từng phần máy nén : 0,6 giây. - Cài đặt bảo vệ quá tải.

+ Đối với máy nén cài đặt: 45A.

+ Đối với bơm nước giải nhiệt cài đặt:11 A. + Đối với quạt tháp giải nhiệt cài đặt: 3 A. + Đối với quạt dàn lạnh cài đặt: 4,5A. + Đối với bơm nước xả tuyết cài đặt: 3,3 A.

Chế độ tự động của hệ thống

Hệ thống kho lạnh được điều khiển tự động bởi bộ điều khiển nhiệt độ EKC 204A, với các chương trình cài đặt phù hợp với yêu cầu vận hành kho lạnh.

- Khi nhiệt độ kho lạnh đạt đến giá trị cài đặt, bộ điều khiển sẽ ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, bộ điều khiển tải XC460D sẽ cắt tải dần cho đến khi ngừng máy nén. - Máy nén sẽ hoạt động trở lại khi nhiệt độ phòng tăng lên

- Tuyết bám trên dàn lạnh trong kho lạnh là do có hơi nước đi vào kho lạnh từ việc mở cửa (kho hoạt động ở nhiệt độ âm) và do hàng hóa mang vào. Nếu khi tuyết bám quá mức sẽ làm cản trở việc trao đổi nhiệt tại dàn lạnh, từ đó không hạ được nhiệt độ của kho lạnh. Do vậy cần phải xả tuyết để làm sạch dàn lạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống. Có 2 cách xả tuyết: xả tuyết tự động và xả tuyết bằng tay.

+ Xả tuyết tự động: trong điều kiện làm việc bình thường, máy lạnh sẽ tự động xả tuyết theo chu kỳ xả tuyết đã được lập trình trong bộ EKC 204A. Chu kỳ xả tuyết được cài đặt khoảng 4 ÷ 6 giờ xả tuyết 1 lần, còn thời gian xả tuyết và nhiệt độ cuối quá trình xả tuyết thì tuỳ thuộc vào chế độ vận hành của kho mà cài đặt cho phù hợp, thông thường thời gian xả tuyết cài khoảng 10 ÷ 15 phút còn, thời gian trì hoãn sau khi xả đá từ 7 ÷ 10 phút.

+ Xả tuyết bằng tay: trong trường hợp bất thường (cửa kho lạnh không được đóng kín hoặc đóng mở quá nhiều lần ...) dàn lạnh bị bám tuyết quá nhiều tuyết (tuyết bám dày trên toàn bộ bề mặt truyền nhiệt của dàn lạnh) và việc xả tuyết tự động vẫn

không làm sạch hết tuyết bám trên dàn lạnh. Khi đó cần phải xả tuyết bằng tay bổ sung để tẩy sạch phần tuyết bám trên dàn lạnh.

Ngừng hệ thống ở điều kiện bình thường

Bật công tắc cấp dịch sang vị trí “OFF” để ngừng cấp dịch dàn lạnh. Nhấn nút “STOP” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ ngừng hoạt động.

Lưu ý:

Khi ngừng hệ thống trong thời gian dài (bảo trì, sửa chữa... ) trước khi vận hành lại hệ thống phải đảm bảo máy nén đã được sưởi dầu trước đó 24 giờ.

5.4.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh

5.4.2.1. Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kì quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy công suất lớn. Cứ sau 6.000 giờ hoặc sau một năm máy chạy thì phải bảo dưỡng máy một lần. Dù máy ít chạy thì cũng phải bảo dưỡng.

Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy phải kiểm tra. Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết.

- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu. - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

5.4.2.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc sau: - Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.

- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.

- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt. - Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ. - Vệ sinh bể nước, xả cặn.

- Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước. - Sơn sửa bên ngoài.

- Sửa chữa thay thế các thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

5.4.2.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

Xả băng dàn lạnh.

Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.

Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: Cho ngừng hệ thống, dùng chổi quét sạch hoặc rửa bằng nước sạch.

Vệ sinh máng nước dàn lạnh.

CHƯƠNG VI

DỰ TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT TƯ 6.1. CHI PHÍ CHO KHO LẠNH

Bảng 6.1. Vật tư lắp đặt kho lạnh

STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng

1 Panel m2 380,25

2 Cửa trượt : L1500 x H2000 x 150mm Bộ 2

3 Cửa bàn lề: 600 x 600 x 125mm Bộ 2

4

Thanh treo trần, nhôm góc, Silicone. Nắp đậy Panel, tăng đơ, thanh nhôm phẳng, ti nhựa treo, rivef...

Hoá chất PU trắng/ đen. Bulon chịu lực, móc xoay, Dây cáp

Bộ 1

5 Đèn kho lạnh có chụp bảo vệ Cái 24

6 Chuông báo động Bộ 2

7 Đồng hồ đo nhiệt độ Bộ 2

6.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ

Bảng 6.2. Máy nén và một số thiết bị khác

STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng

1

Cụm máy nén trục vít MCOM :

- Bình tách dầu, bơm dầu, phin lọc dầu,van điện từ, kính xem dầu.

- Điều khiển công suất máy nén, van chặn hút, chặn nén.

- Bộ quá lạnh, bình làm mát dầu.

Cụm 2

2 Dàn lạnh Guntner: Xả tuyết bằng gas nóng Dàn 4

3

Dàn ngưng : - 2 quạt dàn ngưng

- Một bơm nước giải nhiệt

6.3. HỆ THỐNG VAN DANFOSS

Bảng 6.3. Hệ thống van chặn

STT Phụ kiện Type Code Số lượng

1 Van chặn SVA SVA-ST 20 138B3491 60

2 Van chặn SVA SVA-ST 50 148B3040 3

3 Phin lọc FA 15 0060052 2

4 Phin lọc FA 20 0060066 4

5 Van điện từ EVRAT 15 032F6216 4

6 Van tiết lưu tay REG 15 2415+569 6

6.4. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Bảng 6.4. Phụ kiện lắp đặt hệ thống

STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng

2 Tủ điện vận hành Tủ 2

3 Ống gas các loại

4 Nhôm bọc ống Bộ 1

5 Xốp cách nhiệt Bộ 1

6 Ống nhựa, co, van, cút Bộ 1

7 Dây điện các loại Bộ 1

8 Que hàn điện, bạc Bộ 1

9 Bộ Dixell điều khiển máy nén Bộ 2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong sản xuất và chế biến thực phẩm,bảo quản lạnh đóng vai trò quan trọng , nó làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm, phục vụ cho điều hoà, dự trữ nguyên liệu, kéo dài thời vụ sản xuất cho xí nghiệp. Do vậy vấn đề xây dựng kho lạnh là điều tất yếu và cần thiết.

Để có hiệu quả kinh tế cao khi xây dựng kho lạnh, thì trong quá trình thiết kế kho lạnh, việc xác định nhiệt tải của kho lạnh cần phải chính xác, cẩn thận nó là cơ sở để tính chọn các thiết bị. Nếu kết quả tính toán nhiệt tải của kho lạnh nhỏ hơn kết quả thực tế thì dẫn đến làm hư hỏng sản phẩm bảo quản, còn nếu kết quả tính toán lớn hơn thực tế thì dẫn đến không kinh tế.

Kho lạnh thiết kế là kho lạnh lắp ghép, tuy giá thành hơi cao nhưng nó cũng có những ưu điểm: lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng, manh tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, không thể không có những nhược điểm: giá thành cao, cần có một đội ngũ công nhân lắp ghép.

KIẾN NGHỊ

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH kĩ thuật lạnh Recom tôi thấy về thiết kế, lắp đặt, …hệ thống lạnh nhà máy chế biến thủy hải sản Nam Sông Hậu là rất tốt. Một số lưu ý sau một thời gian chạy máy: nên vệ sinh thay nhớt tại phin lọc bơm dầu, vệ sinh lọc đầu hút, vệ sinh bình tách dầu.

Chúc cho công ty ngày càng phát triển và nhà máy sớm đi vào vận hành tốt trong năm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Lợi (2002), Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ (2002), Kỹ thuật lạnh cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[3] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ (2011), Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[4] Đinh Văn Thuận, Võ Chí Chính (2004), Hệ thống máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[5] Trần Đại Tiến, Bài giảng tự động hóa hệ thống lạnh. [6] Phần mềm chọn dàn lạnh của hãng GUNTNER.

[7] Phần mềm chọn máy nén trục vít MYCOM của hãng MAYEKAWA.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)