THỬ KÍN, THỬ BỀN, CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 73 - 89)

5.2.1. Thử kín, thử bền và chân không hệ thống lạnh

Theo quy định, áp suất thử các thiết bị áp lực như sau: Áp suất thử kín bằng áp suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Trên cơ sở đó ta tiến hành thử áp suất các thiết bị, để thử nghiệm hệ thống ta sử dụng khí N2, tuyệt đối không được sử dụng CO2 vì nó sẽ gây ra phản ứng hóa học.

Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn.

Bước 1: Thử với áp suất 3÷5 kg/cm2 để phát hiện các mối hở ở áp suất thấp. Dùng nước xà phòng để thử, kiểm tra các mối hàn. Lưu ý khả năng rò rỉ trên đường ống nguyên là rất ít xảy ra, vì thế nên kiểm tra tại các mối hàn, mặt bích, nối van trước. Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì kiểm tra trên đường ống nguyên. Nếu phát hiện có mối hàn hở thì phải đánh dấu vị trí, sau đó

nhốt khí vào những đoạn ống hoặc bình chứa không rò rỉ để tiết kiệm khí rồi tiến hành hàn các mối bị hở.

Bước 2: Nâng áp suất thử lên gần áp suất làm việc 12 kg/cm2, sau đó dùng xà phòng để thử. Đồng thời kiểm tra các mối hàn, đánh dấu vị trí mối hàn bị hở. Sau đó xả hết khí ra ngoài và hàn các mối hở lại.

Bước 3: Tiếp tục nâng áp suất thử lên 15 ÷ 18kg/cm2, ngâm trong 24h để thử bền cho hệ thống. sau 24 giờ không thấy áp suất giảm thì có thể đảm bảo việc thử bền, thử kín. Sau đó ta tiến hành xả hết khí trong hệ thống ra và tiến hành chân không hệ thống.

Một số lưu ý khi thử bằng khí N2:

+ Khi nối với bình N2 không được nối trực tiếp mà phải qua một van giảm áp.

+ Khi thử phải đóng các van nối với các rơle áp suất HP, LP và OP nếu không có thể làm hỏng thiết bị.

+ Đối với mạch có các van điện tử, van tiết lưu tự động thì phải mở thông mạch bằng tay.

+ Sau khi thử mở van xả để thải bụi ra ngoài.

+ Một điều cần lưu ý là áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày, vì vậy cần kiểm tra theo một thời điểm nhất định trong ngày.

+ Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý, tuyệt đối không được xử lý khi vẫn còn áp lực.

+ Chỉ sau khi thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị.

Sử dụng máy hút chân không để chân không hệ thống, ta tiến hành chân không hệ thống theo từng phần và tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi ẩm có trong đường ống và thiết bị. Duy trì áp lực 50 ÷ 75mmHg trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng.

5.2.2. Nạp môi chất lạnh cho hệ thống

5.2.2.1. Xác định lượng môi chất cần nạp

cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định lượng môi chất trên từng thiết bị khi hệ thống đang hoạt động. Ở mỗi một thiết bị môi chất tồn tại ở hai trạng thái: Phía trên là hơi, ở dưới là lỏng, rõ ràng số lượng môi chất ở trạng thái lỏng mới đáng kể, còn khối lượng ở trạng thái hơi không lớn nên chỉ cần xác định lượng lỏng ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ nhiệt bình thường. Sau đó có thể nhân thêm 10 ÷ 15% khi tính đến môi chất ở trạng thái hơi.

Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng trong các thiết bị cụ thể như sau:

+ Bình chứa cao áp: 20%

+ Bình trung gian đặt đứng: 60% + Bình tách dầu: 0%

+ Bình tách lỏng: 20%

+ Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp: 30% + Thiết bị ngưng tụ: 10%

+ Đường cấp dịch: 100%

Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống tính theo công thức: G1=∑ai.Vii

Trong đó:

ai - Số lượng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, % Vi – Dung tích của thiết bị thứ i, m3

ρi - Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết bị thứ i, kg/m3 Khối lượng môi chất của hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G1 do còn một lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10 ÷ 15% lượng lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là:

G = G1.k

Trong đó: k - Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, chọn k = 1,15.

5.2.2.2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh

- Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, thời gian nạp nhanh. - Sử dụng cho hệ thống lớn.

Hình 5.4. Sơ đồ nạp môi chất cho hệ thống Quy trình nạp gas gồm hai giai đoạn: Nạp mới và nạp bổ sung.

- Nạp gas mới (nạp vào bình chứa cao áp): do hệ thống đã được chân không nên ta chỉ cần mở van a và van chai gas, gas sẽ tự động được hút vào bình chứa cao áp. Ta quan sát trên kính xem mức gas trong bình chứa, đồng thời kiểm tra trên đồng hồ áp suất nếu thấy áp suất không tăng nữa thì dừng lại. Cho máy chạy thử, kiểm tra các thông số như áp suất hút, áp suất nén…

- Nạp bổ sung: Khi thấy lượng gas trong hệ thống không đủ bằng cách quan sát áp suất hút, áp suất nén, dòng điện hay điện áp…thì ta tiến hành nạp gas bổ xung cho hệ thống. Nạp khi hệ thống đang hoạt động, ta đóng van a lại. Sau đó mở van chai gas để máy nén hút gas vào hệ thống. Tiến hành kiểm tra đồng hồ áp suất hút, kính xem mức của bình chứa cao áp. Nếu mức dịch trong bình khoảng 80% thì dừng lại. Sau đó mở van a ra, đóng van chai gas lại. Tiếp tục kiểm tra áp suất của hệ thống nếu thấy đủ gas thì dừng lại.

5.3. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA

Máy nén là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, vì vậy nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Khi các điều kiện làm việc không đạt yêu cầu, hệ thống bảo vệ tự động ngắt điện để dừng máy. Máy nén được bảo vệ bởi các thiết bị sau:

- Bảo vệ áp suất: Áp suất cao HP, áp suất dầu OP, áp suất thấp LP. - Bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR).

- Bảo vệ các điều kiện giải nhiệt không tốt: + Bảo vệ áp suất nước, lưu lượng nước.

+ Bảo vệ khi bơm giải nhiệt dàn ngưng ngừng hoạt động. + Bảo vệ khi quạt tháp giải nhiệt không làm việc.

+ Bảo vệ bơm giải nhiệt máy nén.

- Bảo vệ khi một số thiết bị khác không làm việc: Máy nén sẽ tự động dừng khi một thiết bị nào đó không làm việc chẳng hạn như quạt dàn lạnh, bơm nước lạnh,…

- Ngoài ra ta còn trang bị điện điều khiển mức dịch ở bình trung gian và điều khiển nhiệt độ phòng lạnh.

5.3.2. Thuyết minh mạch điện - Mạch sưởi dầu máy nén: - Mạch sưởi dầu máy nén:

Khi máy nén ngừng hoạt động, Cuộn dây MC1-1 contactor máy nén không có

điện nên tiếp điểm thường đóng MC1 -1 vẫn đóng cấp điện cho thiết bị nung dầu CH và van điện từ SV6 đảm bảo cân bằng áp lực cho khởi động.

- Mạch sự cố lưu lượng dầu:

Khi lưu lượng dầu được đảm bảo, thì máy nén hoạt động bình thường relay thời

gian TM1 không có điện làm cho tiếp điểm thường đóng mở chậm “luôn đóng”. Nếu như vì một lý do nào đó lưu lượng dầu không đảm bảo làm cho tiếp điểm UP- ON (ở mạch bảo vệ lưu lượng dầu) đóng lại làm cho cuộn dây AX9-1 có điện làm cho tiếp điểm thường mở AX9-1 đóng lại cấp điện cho TM1. Sau một thời gian 20s mà lưu lượng dầu không đảm bảo được thì tiếp điểm thường đóng mở chậm “mở ra” báo sự cố lưu lượng dầu, đèn RL sáng (đèn đỏ).

- Mạch sự cố mực dầu:

Khi máy nén chạy thì cuộn dây AX3-3 (ở mạch 50% tải) luôn có điện làm cho

tiếp điểm thường mở AX3-3 luôn đóng. Khi mực dầu không đảm bảo thì tiếp điểm UP-ON (ở mạch bảo vệ mực dầu) mở ra làm cho cuộn dây AX10-1 mất điện làm cho tiếp điểm thường đóng AX10-1 đóng lại. Cấp điện cho cuộn AX10 và tiếp điểm thường mở AX10 đèn báo sự cố sáng.

- Mạch sự cố quá tải máy nén:

Khi máy nén hoạt động bình thường thì hai tiếp điểm bảo vệ quá tải OL1-1, OL1- 2 luôn đóng. Khi máy nén làm việc quá tải thì cuộn dây điện trở OL1-1,OL1-2 nóng lên làm cho hai tiếp điểm bảo vệ quá tải bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén đồng thời đèn báo sự cố quá tải máy nén sáng.

- Mạch sự cố áp suất cao – áp suất thấp:

Mạch này khi có trường hợp xảy ra sự cố áp suất cao hoặc áp suất thấp thì tiếp

điểm bảo vệ bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén. Máy nén ngừng hoạt động đồng thời đèn báo sự cố sáng.

Khi nhiệt độ dầu quá cao thì độ nhớt giảm làm cho khả năng bôi trơn kém nên khi

nhiệt độ dầu lên quá cao thì tiếp điểm Thr1 bật ra ngừng máy nén, đèn sự cố sáng. Như vậy là khi hệ thống máy lạnh không có sự cố gì thì chuỗi điều kiện chạy máy nén mới kín mạch cuộn AX có điện, khi đó đảm bảo an toàn cho máy nén .

- Mạch khởi động từng phần máy nén:

Khi đóng điện thì cuộn dây giảm tải AX3-1, AX3-2 có điện làm đóng tiếp điểm

thường mở ở mạch khởi động, cuộn MC của bơm nước giải nhiệt có điện làm tiếp điểm thường mở MC đóng lại, đảm bảo cho mạch khởi động từng phần máy nén kín mạch cấp điện cho relay thời gian TM1. Tiếp điểm thường mở TM1 đóng lại khởi động máy nén ở chế độ Sao, tiếp điểm thường mở MC1-1 cũng đóng lại cấp diện cho van điện từ cấp dầu mở ra cấp dầu cho máy nén. Sau 5S thì tiếp điểm thường mở đóng chậm TM2 “đóng lại” máy nén làm việc ở chế độ tam giác. Máy nén và đồng hồ đếm giờ chạy máy nén hoạt động và khi đó relay TM6 có điện, sau 2 phút tiếp điểm thường mở đóng chậm TM6 “đóng lại” cấp điện cho van điện từ cấp dịch trung gian.

- Mạch bảo vệ lưu lượng dầu:

Khi lưu lượng dầu được đảm bảo thì cuộn dây AX9-2 ở mạch sự cố lưu lượng dầu không có điện, nên tiếp điểm thường đóng AX9-2 đóng lại và tiếp điểm UP-ON cũng đóng, khi lưu lượng dầu không đảm bảo UP-ON mở ra, cuộn dây AX9-1 không có điện, tiếp điểm thường đóng AX9-1 đóng lại, hai relay thời gian TM8-1, có điện.

+ Sau 20s mà lưu lượng dầu không đảm bảo thì tiếp điểm thường đóng mở chậm TM8-1, mở ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén, máy nén ngừng hoạt động. + Trong thời gian 20s mà lưu lượng dầu đảm bảo thì UP-ON đóng lại cuộn dây AX9-1 có điện, tiếp điểm thường đóng AX9-1 mở ra máy nén làm việc bình thường.

- Mạch quạt tháp giải nhiệt:

Khi chuỗi điều kiện chạy máy nén kín mạch và máy nén làm việc thì tiếp điểm

thường mở AX21, MC1-2 đóng lại, tháp giải nhiệt không có vấn đề gì thì tiếp điểm thường mở OL6, OL7 đóng lại, cuộn dây MC1 có điện quạt tháp giải nhiệt làm việc.

- Mạch bơm nước giải nhiệt:

Sau khoảng thời gian 2 phút thì bơm nước giải nhiệt hoạt động, được điều khiển

bởi relay TM7 làm cho cuộn dây MC làm đóng tiếp điểm thường mở trên mạch điều khiển máy nén và contactor bơm nước giải nhiệt có điện bơm nước chạy.

- Mô tả chung về EKC 204A:

Thiết bị có cổng vào 230V , bộ điều khiển EKC 204A gồm có 3 cảm biến chính là: cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến dàn lạnh và cảm biến xả đá và các cổng ra điều khiển: xả tuyết, cấp dịch, quạt và điều khiển áp suất hút về máy nén.

+ Điều khiển quạt dàn lạnh: EKC có điện cấp điện cho cuộn dây AX13 và tiếp điểm AX13 thường mở đóng lại cấp điện cho quạt chạy, quạt chạy tiếp điểm thường mở FC đóng lại cấp điện cho điện trở sưởi lồng dàn lạnh và đèn sáng.

+ Điều khiển cấp dịch: máy nén hoạt động cuộn dây AX12 có điện đóng tiếp điểm thường mở AX12 van điện từ SV12 mở ra cấp dịch cho hệ thống.

+ Điều khiển xả tuyết: sau một thời gian hoạt động đến chu kì xả tuyết đã được cài đặt sẵn ở thiết bị EKC; cuộn dây AX11 có điện đóng tiếp điểm thường mở AX11 và mở tiếp điểm thường đóng. Lúc này van điện từ SV12 ngừng cấp dịch cho hệ thống, máy nén vẫn tiếp tục chạy cho đến khi áp suất hút của máy nén đạt giá trị cài đặt ở thiết bị EKC thì cuộn dây AX14 có điện đóng các tiếp điểm thường mở AX14. Khi đó van điện từ SV11 có điện mở ra đưa gas nóng vào xả đá dàn lạnh, đồng thời cụm van PMLX cũng có điện và đóng lại. Gas nóng sau khi xả tuyết sẽ không đi qua đường hút vì van PMLX đã đóng mà khi áp suất trong dàn đạt khoảng 3,5 kg/cm2 thì van OFV mở ra hơi gas về theo đường hút.

- Mô tả XC 460D:

Các thiết bị XC được thiết kế để điều khiển các cụm máy nén vừa và nhỏ hoặc

điều khiển các cụm quạt dàn ngưng. Các thiết bị XC cho phép lựa chọn số cấp điều khiển cũng như công suất từng cấp một cách linh hoạt. Có 2 phương pháp điều khiển thuận - nghịch và 3 chức năng lôgíc khác nhau.

Model XC 460D dạng DINRAIL có 6 tiếp điểm ngõ ra dùng để điều khiển tải. Trạng thái cảnh báo có thể được báo hiệu bằng còi nội và một tiếp điểm ngõ ra cảnh

báo 12Vcd/ 40mA, có thể lựa chọn 2 loại đầu rò ngõ vào. Đầu rò PTC để dò nhiệt độ hoặc các đầu dò có ngõ 4 ÷ 20 mA. Được cấp nguồn bởi chính thiết bị.

Các thiết bị XC được trang bị ngõ ra nối tiếp (TTL thông qua thiết bị XJRS485 chúng có thể kết nối với hệ thống giám sát).

XC 460D sẽ điều khiển tải cho máy nén. Ban đầu khi khởi động, máy nén chạy 50 % tải. Sau 1 phút thì lên 75% tải do được điều chỉnh bằng relay thời gian TM4, khi đó cuộn AX4 mới có điện. Cấp điện cho SV3 -1 van điện từ 75% tải, đồng thời TM5 có điện và sau một phút thì máy nén chạy 100% tải được điều chỉnh bằng TM5. Tiếp điểm thường mở đóng chậm “đóng lại” khi đó SV3-2 có điện máy nén hoạt động 100% tải.

5.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH 5.4.1. Phần vận hành 5.4.1. Phần vận hành

5.4.1.1. An toàn

Để bảo đảm an toàn, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn vận hành máy lạnh và các quy tắc an toàn thiết bị điện.

1. Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy lạnh:

-Đã được học lớp chuyên môn về vận hành máy lạnh.

-Đối với thợ điện, đã được học lớp chuyên môn về vận hành thiết bị điện.

2. Những người làm việc đều phải biết kỹ thuật an toàn về sơ cứu, không kể

cấp bậc chuyên môn nào.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)