Tính dòng nhiệt truyền qua vách, trần, nền kho do chênh lệch nhiệt độ

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 30 - 32)

Ta có : Q11 = Q11V +Q11TR+Q11N W Q11V,Tr,N = Kt × F(t1 – t2) W

Kt - là hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che xác định theo chiều dầy cách nhiệt thực, W/m2k;

F - là diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m2 t1 - là nhiệt độ bên ngoài môi trường, 0C t2 - là nhiệt độ trong kho lạnh, t2 = - 25 0C

Hình 3.3. Nhiệt độ các khu vực xung quanh kho lạnh

Kho lạnh nằm trong phân xưởng sản xuất và nối tiếp của các công đoạn sản xuất. Sản phẩm sau khi qua bao gói sẽ được đưa tới kho bảo quản, ta chọn nhiệt độ của khu bao gói là t = 200C và gọi vách tiếp giáp này là vách 1 (hướng Đông nam). Tường hướng Đông bắc của kho thì tiếp giáp với kho bao bì, ta chọn nhiệt độ của kho này là t = 350C và gọi là vách 2.

Tường hướng Tây bắc giáp với khu và phòng máy nên ta chọn nhiệt độ bên ngoài của vách này là t = 350C (vách 3)

Tường hướng Tây bắc được bao che bởi tường xây, do vậy nhiệt độ bên ngoài vách này là t = 350C (vách 4).

Đối với trần kho lạnh, do kho có mái che cộng thêm laphon nên nhiệt bức xạ qua trần sẽ bị ngăn lại nhưng tại khoảng không đó sẽ xảy ra hiện tượng tích nhiệt trên trần kho. Nhiệt nóng từ máy móc và con người hoạt động sinh ra có xu hướng đi lên và bị chặn lại ở đây. Vì vậy nhiệt độ bên ngoài kho lạnh lấy cao hơn nhiệt độ môi trường không khí: t = 400C.

Nền kho lạnh có con lươn thông gió và kho được xây lắp ghép nên nhiệt đô dưới nền lấy bằng nhiệt độ ngoài trời t = 37,30C.

3.2.1.1. Tính dòng nhiệt truyền qua vách

Dòng nhiệt truyền qua vách 1. Ta có : Q11V1 = Kt × F1(t1 – t2) W Diện tích vách 1 : FV1 = 39,45 × 6 = 236,7 m2 1 11V 0,1967 236, 7(20 ( 25)) 2095,15 Q = × − − = W

Kết quả dòng nhiệt qua vách 1 là 2095 W.

Dòng nhiệt truyền qua vách 2. Ta có : Q11V2 = Kt × F2(t1 – t2) W Diện tích vách 2 : FV2 = 19,725 × 6 = 118,35 m2 Vậy 2 11V 0,1967 118,35(35 ( 25)) 1396, 77 Q = × − − = W Dòng nhiệt qua vách 2 là 1397 W.

Dòng nhiệt truyền qua vách 3. Ta có : Q11V3 = Kt × F3(t1 – t2) W Diện tích vách 3 : FV3 = FV2 = 118,35 m2 Vậy 3 11V 0,1967 118, 35(35 ( 25)) 1396, 77 Q = × − − = W

Dòng nhiệt qua vách 3 là 1397 W.

Dòng nhiệt truyền qua vách 4. Ta có : Q11V4 = Kt × F4(t1 – t2) W Diện tích vách 4 : FV4 = FV1 = 236,7 m2 Vậy 1 11V 0,1967 236, 7(35 ( 25)) 2793, 53 Q = × − − = W Dòng nhiệt qua vách 4 là 2794 W.

3.2.1.2. Dòng nhiệt truyền qua trần

Tương tự dòng nhiệt qua vách kho ta có: Q11TR = Kt × FTR(t1 – t2), W

Diện tích của trần kho lạnh.

FTR = 39,45 × 19,725 = 778,15 m2 Vậy 11TR 0,1967 778,15(40 ( 25)) 9949, 04

Q = × − − = W

Dòng nhiệt qua trần là 9949 W.

3.2.1.3. Dòng nhiệt truyền qua nền.

Vì là nền kho lắp ghépvà có con lươn thông gió nên cách tính cũng tương tự như vách và trần.

Diện tích của nền kho lạnh. FN = FTR =778,15 m2

Vậy 11TR 0,1967 778,15(37,3 ( 25)) 9535, 77

Q = × − − = W

Dòng nhiệt qua trần là 9536 W.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày (Trang 30 - 32)