Tổ chức mạng lưới [3, 4, 16, 22]
Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường của tỉnh là Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi trường Khánh Hòa
(TTQTTN&MT) được thành lập theo Quyết định số 08/QĐ – UBND ngày 05/01/1997 của UBND tỉnh Khánh Hòa, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa. Hiện nay, trụ sở làm việc của Trung tâm đặt tại 35 Yết Kiêu, Nha Trang, có diện tích làm việc khoảng 350 m2 được bố trí thành các phòng làm việc
phòng thí nghiệm, kho hoá chất, kho vật tư và công trình phụ. Sơ đồ tổ chức hệ
thống quan trắc tỉnh Khánh Hòa:
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của hệ thống quan trắc tỉnh Khánh Hòa 1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ [3, 4, 16, 22]
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án điều tra, quan trắc, phân tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
- Tổ chức điều tra, đo đạc và lấy mẫu, nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp, phân
tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường của tỉnh và cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu
về tài nguyên, môi trường theo quy định.
- Thực hiện việc báo cáo thông tin môi trường hàng năm và báo cáo hiện
trạng môi trường của tỉnh theo quy định.
- Tổ chức lấy mẫu, phân tích các thông số, chỉ tiêu chất lượng nước thải, khí
thải và các chất thải khác của tổ chức, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
- Tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học,
công nghệ môi trường, sản xuất sạch hơn, ISO 14000, truyền thông môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường
Trung tâm Quan trắc TN&MT
Phòng nghiệp vụ Phòng Quan trắc môi trường Phòng TC - HC
Trạm quan trắc đa dạng sinh học, trầm tích biển Trạm quan trắc chất lượng nước Trạm quan trắc chất lượng không khí
nâng cao nhận thức. Xây dựng các tài liệu, phương tiện truyền thông, chương trình thông tin về tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn nghiệp vụ quan trắc tài nguyên và môi trường cho các tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
- Ngoài nhiệm vụ trên, căn cứ khả năng và năng lực của Trung tâm, Trung tâm được thực hiện:
+ Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận các đề tài, dự án, chương trình và chuyển
giao các ứng dụng, tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Thực hiện các dịch vụ về quy hoạch tài nguyên và môi trường; tư vấn thiết
kế, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các tổ chức, cá nhân.
+ Hợp tác, trao đổi thông tin, đào tạo với các tổ chức, cá nhân về hoạt động
nghiên cứu, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.
1.2.3.3 Hiện trạng hoạt động quan trắc [3, 4, 16, 22]
Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa
Từ năm 1996, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa đã xây dựng qui họach mạng lưới quan trắc môi trường với sự trợ giúp của Trung tâm kỹ
thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới quan trắc được thiết lập với một số trạm nền (không khí, nước sông, nước biển ven bờ) đặt ở
những vị trí ít chịu tác động của các yếu tố thải do họat động của con người và sản
xuất. Trạm tác động đặt tại các khu vực có thể đánh giá được tác động của các chất
ô nhiễm và có thể so sánh được với trạm nền. Với nguồn lực hạn chế (nhân sự, kinh
phí, thiết bị…), số lượng các trạm giám sát rất ít, không liên tục, chỉ giám sát chất lượng nước biển ven bờ hoặc môi trường không khí với một số các chỉ tiêu môi
trường đặc trưng tùy thuộc vào nguồn kinh phí được cấp.
Từ năm 1999 đến 2005, về cơ bản mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường ở Khánh Hòa tương đối ổn định về vị trí các trạm, tần suất, thông số quan trắc.
+ Không khí: 9 trạm; tần suất quan trắc: 01 quí/lần và tháng giữa quí, thông số quan trắc: độ ồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2, hydrocarbon (HC).
+ Nước mặt: 6 trạm; tần suất quan trắc: 01 quí/lần; thông số quan trắc: pH, DO, TSS, BOD5, Nitrat, clorua, Zn, As, Cu, HC, coliform.
+ Nước biển ven bờ: 6 trạm; tần suất giám sát: 01 quí/lần; thông số quan
trắc: pH, DO, TSS, BOD5, Zn, As, Cu, HC, coliform.
Ngoài ra còn thực hiện quan trắc các khu vực trọng điểm có khả năng xảy ra
các sự cố về môi trường như khu vực nhà máy đóng tàu Hyundai-Vinashin (Ninh Hòa), khu vực nhà máy dệt Nha Trang, Khu công nghiệp Suối Dầu và khu vực cảng
Cam Ranh với tần suất giám sát 01 quí/lần
Đến năm 2006 đã có 34 trạm quan trắc với 41 thông số, trong đó có 14
trạm chất lượng môi trường nước, 10 trạm không khí, 8 trạm các khu vực trọng
điểm (công nghiệp) và 2 trạm quan trắc sinh học. Ngoài các thông số quan trắc vật lý, hóa học và vi sinh đối với mẫu nước, không khí, công tác quan trắc còn triển
khai trên đối tượng sinh học như Hàu Ostrea.sp sống trong tự nhiên tại khu vực Mỹ
Giang, Mũi Dù (khu vực biển ven bờ gần nhà máy Huyndai – Vinashin, Ninh Hòa) với tần suất 02 lần/năm (6 tháng 01 lần), các thông số quan trắc là Cu, Pb, Cd, Cr và
độ bền vững cấu trúc màng lysosome của tế bào (từ năm 2002), trầm tích biển (từ năm 2004) tại khu vực Nhà máy Hyundai Vinashin (Ninh Hòa). Ngoài ra, tùy theo nhu cầu quản lý của từng năm còn thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước
các vùng nuôi thủy sản tập trung (năm 2003), một số trạm đột xuất (năm 2004) tại
một số vùng nước biển ven bờ để phục vụ cho công tác ban hành tiêu chuẩn môi trường vùng nước biển ven bờ của tỉnh.
Hoạt động quan trắc trong 3 năm gần đây: thực hiện theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020 đã
được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 378/QĐUBND ngày 18/2/2009. Theo qui hoạch đã được phê duyệt, hàng năm, Trung tâm xây dựng chương trình quan trắc thông qua các đề án nhiệm vụ, trình Sở Tài nguyên và Môi
Trạm (vị trí giám sát) không khí
Có 29 trạm (3 trạm tự động) tần suất quan trắc: 04 lần/ năm (tháng 2, 5, 8,
11); thông số quan trắc: độ ồn; bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO, HC.
+ Vị trí các trạm quan trắc môi trường không khí: làng trẻ em SOS, ngã tư Lê Hồng Phong – Nguyễn Tất Thành, nhà văn hóa thiếu nhi (trạm tự động), Khu vực Bình Tân, Đống Đế, bãi rác Lương Hòa, bãi rác Rù Rì, khu công nghiệp Đắc Lộc (Nha Trang); thị trấn Vạn Giã, Đầm Môn, bãi rác, khu công nghiệp Vạn Ninh (Vạn Ninh); thị xã Ninh Hòa, khu dân cư Mỹ Giang, Hòn Khói, bãi rác Ninh Hòa (Ninh Hòa); thị trấn Diên Khánh, KCN Diên Phú (Diên Khánh); thị trấn Khánh Vĩnh;
thành phố Cam Ranh, KCN Nam Cam Ranh, KCN Bắc Cam Ranh, Bãi Rác Cam Ranh (Cam Ranh); thị trấn Tô Hạp (Khánh Sơn); thị trấn Cam Đức, Bãi Dài, KCN Suối Dầu (Cam Lâm).[3]
(Vị trí giám sát môi trường không khí được trình bày ở hình 1, phụ lục 1) + Tần suất giám sát: 01 quý/lần vào tháng giữa quý. Một lần lấy mẫu vào buổi sáng và buổi chiều.
+ Thông số: độồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2, hydrocarbon (HC) Trạm nước biển ven bờ
Gồm 17 trạm; tần suất quan trắc: 01 lần/tháng tại 8 trạm từ những năm
1996; 02 tháng/lần tại các trạm mới được bổ sung vào mạng lưới quan trắc trong
thời gian gần đây; thông số quan trắc gồm : pH, DO, nhiệt độ, độ mặn, TSS, BOD5, COD, NH3-N, Zn, As, Cu, Pb, Cd, dầu mỡ, coliform; Trầm tích đáy (Fe, Mn, Zn,
Cu, Pb, Cd, Cr, HC, coliform); Trầm tích bãi triều (HC).
+ Trạm nền: Quảng trường 2/4 (Nha Trang), Bãi Dài (Cam Ranh)
+ Trạm tác động: Bãi Dương, Cầu Đá, Cửa Sông Tắc (Nha Trang); Đầm Môn, Hòn Gốm, Bến Gỏi, Đại Lãnh (Vạn Ninh); Mỹ Giang, Hòn Khói, Ninh Tịnh, KCN Ninh Thủy, Ngọc Diêm (Ninh Hòa); nhà máy đường Cam Ranh (đầm Thủy Triều), Bãi Dài (Cam Lâm); cảng Cam Ranh.
+ Tần suất giám sát: 01 quý/lần
(Vị trí trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ được trình bày ở hình 2, phụ lục 1)
Trạm nước ngầm: 10 trạm; tần suất quan trắc: 02 lần/năm ; thông số quan trắc : nhiệt độ, độ dẫn điện, pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Nitrat, Nitrit, clorua, Sunfat, phosphat, Fe, Mn, florua, amoni, As, Cd, Cr6+, Hg, Cu, Pb, Zn, CN-, Coliform, E.Coli. Quan trắc sinh học: trên đối tượng: hàu (Ostrea. sp) sống tự nhiên ở khu vực
Tây Nam vịnh Vân Phong; tần suất quan trắc: 02 lần/năm (tháng 5 và tháng 10 hàng
năm); thông số quan trắc: hàm lượng kim loại nặng: Cd, Pb, Cu, Cr; tính bền vững
lysosome tế bào máu.
Giám sát môi trường các khu vực trọng điểm: (khu vực công nghiệp, có khả năng xảy ra các sự cố môi trường): khu vực Nhà máy Hyundai Vinashin (Ninh Hòa); khu vực nhà máy dệt Nha Trang; khu công nghiệp Suối Dầu và khu vực cảng Cam Ranh.
+ Trạm không khí: Khu dân cư Mỹ Giang (Ninh Hòa) Tần suất giám sát: 01 quý/lần
Các thông số giám sát: bụi lơ lửng, HC
+ Nước giếng:giáp bãi đỗ xe hạt nix (Ninh Thủy, Ninh Hòa) Tần suất giám sát: 01 quý/lần
Các thông số giám sát: pH, TSS, Fe, Mn, Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg, HC, coliform
+ Nước mặt: Bàu cỏ, cống Ông Của (KCN Suối Dầu, Diên Khánh), mương
thủy lợi nhà máy dệt Nha Trang.
Tần suất giám sát: 01 quý/lần
Các thông số giám sát: pH, BOD5, COD, As, HC, coliform, Pb, Cd, Fe, dầu mỡ động thực vật (KCN Suối Dầu). Các thông số giám sát ở khu vực nhà máy dệt Nha Trang: Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, As, HC, coliform, pH, TSS.
+ Nước biển ven bờ: khu vực cảng Cam Ranh Tần suất giám sát: 01 quý/lần
Các thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, DO, COD, Zn, As, Pb, Cd, NH3 – N, Cu, HC, coliform
+ Trầm tích đáy: khu vực biển ven bờ, khu vực nhà máy Hyundai Vinashin (Ninh Hòa)
Tần suất giám sát: 01 quý/lấn
Các thông số giám sát: Fe, Mn, Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, HC, coliform + Trầm tích ven bờ khu vực nhà máy Hyundai Vinashin
Tần số giám sát: 01 quý/lần Các thông số giám sát: HC
+ Giám sát sinh học: Nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường tác
động lên cơ thể sinh vật
Đối tượng giám sát: Hàu (Ostrea.sp) sống trong tự nhiên ở khu vực Tây
Nam vịnh Vân Phong
Tần suất giám sát: : 02 lần/năm (tháng 5 và tháng 10 hàng năm)
Các thông số giám sát: Cu, Pb, Cd, Cr và độ bền vững cấu trúc màng lysosome của tế bào.
Ngoài ra, năm 2010 còn thực hiện quan trắc đa dạng sinh học đối các hệ sinh
thái biển như: rạn san hô về độ phủ, thành phần loài loài san hô và các sinh vật sống
trong rạn; quan trắc cỏ biển về về thành phần loài, mật độ, độ bao phủ và sinh
lượng; quan trắc rừng ngập mặn về thành phần loài, mật độ, chiều cao và đường
kính thân. Hoạt động quan trắc đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái biển sẽ được thực hiện 5 năm/lần theo Qui hoạch đã được UBNd tỉnh phê duyệt.
Trạm nước mặt (nước sông, suối, ao hồ …)
Gồm 16 trạm; tần suất quan trắc: 01 lần/tháng ; thông số quan trắc : pH, DO, TSS, BOD5, độ màu, độ mặn, nitrat, nitrit, clorua, Phosphat, COD, Fe, Mn, Zn, As,
Cu, HC, dầu mỡ, coliform, dư lượng thuốc BVTV… tuỳ theo tính chất trạm (trạm
nền, trạm tác động, trạm cửa sông…)
+ Trạm nền: Thanh Minh (sông Cái Nha Trang)
+ Trạm tác động: Đập bảy xã (Ninh Hòa), Cầu Bình Tân (Nha Trang), Cầu Sắt (sông Cái – Nha Trang), cống Diên Toàn (Diên Khánh), sông Suối Dầu (Diên Khánh).
+ Thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, DO, Nitrat, clorua, Zn, As, Cu, HC, colifrom.[3]
(Vị trí trạm quan trắc môi trường nước mặt được trình bày ở hình 3, phụ lục 1)
1.2.3.4 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu [3, 4, 16, 22]
- Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích các thông số môi
trường nước mặt, nước ngầm được thực hiện theo các phương pháp được quy định
theo thông tư “Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa” số 29/2011/TT-BTNMT
- Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích các thông sô môi trường
không khí được thực hiện theo các phương pháp được mô tả và quy định trong quy chuẩn môi trường Việt Nam tương ứng.
- Mẫu trầm tích đáy được lấy bằng bẫy trầm tích, mẫu trầm tích được chiết bằng dung dịch acide Nitric 10%.
- Mẫu sinh vật được lấy và bảo quản lạnh, xử lý mẫu ngay trong ngày.
1.2.3.5 Đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường tại tỉnh Khánh Hòa [3, 4, 16, 22]
- Theo thông tư 10/2007/TT-BTNMT Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance -viết tắt là QA) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ
chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn
chất lượng đã quy định.
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control -viết tắt là QC) trong quan trắc môi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Công tác QA/QC trong hoạt động quan trắc: bước đầu triển khai từ năm 2009 đến nay trong lấy mẫu hiện trường và trong phòng thí nghiệm.
Việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích được thực hiện đối với môi trường không khí xung quanh, nước
mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ.
QA trong thiết kế chương trình quan trắc môi trường
Xác định rõ các thành phần như sau:
- Kiểu, loại quan trắc.
- Các thành phần môi trường cần quan trắc.
- Các thông số cần quan trắc (các thông số đo tại hiện trường, các thông số
phân tích trong phòng thí nghiệm) như: của PO4 3-
, NO2-, NH4+, Cu, COD
- Xác định các nguồn tác động đối với khu vực quan trắc; xác định ranh giới
khu vực quan trắc và dự báo các tác động hoặc những biến đổi có thể xảy ra trong
khu vực quan trắc.
- Xác định điểm lấy mẫu, đánh dấu trên bản đồ, mô tả vị trí, địa lý, toạ độ điểm quan trắc và ký hiệu các điểm quan trắc.
- Xác định tần suất, thời gian, phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích. - Xác định quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu cần lấy, loại dụng cụ chứa mẫu,
loại hoá chất bảoquản, thời gian lưu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu kiểm soát chất lượng mẫu (mẫu QC).
- Có danh mục và kế hoạch bảo trì, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc hiện trường và thiết bị phòng thí nghiệm;
QA/QC trong quan trắc tại hiện trường (đo đạc tại hiện trường; lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu; vận chuyển mẫu về phòng thử nghiệm)
Đảm bảo chất lượng (QA)
- Thông số quan trắc, vị trí quan trắc, tần suất và thời gian lấy mẫu.
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu.
- Thiết bị quan trắc hiện trường, dụng cụ chứa mẫu.
- Hoá chất, mẫu chuẩn.
- Nhân sự.
- Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm bảo đảm ổn định về mặt số lượng và chất lượng. Thời gian vận chuyển và nhiệt độ của mẫu thực hiện theo QCVN đối
với từng thông số quan trắc và cách bảo quản mẫu.
- Giao và nhận mẫu tại phòng thí nghiệm, có biên bản bàn giao và chữ ký của
các bên.
Kiểm soát chất lượng (QC)