Tình hình quan trắc môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 25 - 29)

Ở Việt Nam, nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác giám sát môi

trường nên từ năm 1995, mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia được xây dựng và phát triển trên quan điểm hợp tác tối đa 8 bộ/ngành/địa phương liên quan để tận dụng năng lực quan trắc và phân tích môi trường hiện có tại các Viện nghiên cứu,

1.2.2.1 Tổ chức mạng lưới

Quan hệ quản lý trực tiếp về kế hoạch QT & PTMT Quan hệ phối hợp trao đổi thông tin

Hình 1.2 Mạng lưới quan trắc phân tích môi trường (nguồn: www.nea.gov.vn)

Các tổ chức quốc tế BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Các Bộ, Ngành, địa phương

Các viện

Trung tâm nghiên cứu CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜCÁC CỤC BỘ/NGÀNH LIÊN QUAN NG

TRẠM VÙNG

ĐẤT LIỀN

TRẠM

ĐỊA PHƯƠNG CHUYÊN ĐỀTRẠM VÙNG BITRẠM ỂN

PHÒNG THÍ NGHIỆM MT

Trạm mưa axít

Lào Cai – Sở

KHMT Lào Cai

Trạm mưa axít miền Nam – Trung tâm

CL nước và MT, Viện Quy hoạch

Thủy lợi

Trạm vùng 1: Miền Bắc – trung tâm Kỹ

Thuật Môi trường Đô

thị và Khu công nghiệp, ĐHXDHN

Trạm vùng 2: Miền Trung Phân Viện

Nhiệt Đới – môi

trương QS, Viện Hóa Học – Vật Liệu –

Môi trường

Trạm vùng 3: Miền Nam – Viện Môi

trường và tài nguyên,

ĐHQG thành phố

HCM

Trạm mưa axit Miền Trung – phân Viện Nhiệt Đới - môi trương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QS, Viện Hóa Học – Vật Liệu – Môi trường

Trạm đất phía Nam –

Trung tâm đất và PB phía Nam – Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa

Trạm phóng xạ phía Bắc – Trung tâm an toàn bức xạ, Viện

năng lượng nguyên tử Quốc gia.

Trạm môi trường lao

động, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Trạm vùng 1: Vùng biển ven bờ phía Bắc – phân Viện Hải Dương Học Hải Phòng Trạm vùng 2: Vùng biển ven bờ Miền Trung – TT khảo sát. Nghiên cứu và Tư vấn MT biển, Viện cơ học Trạm vùng 3: Vùng biển ven bờ phía Nam – Viện Hải Dương Học Nha Trang Trạm vùng 4: Vùng biển xa bờ - trung tâm QT&PTMT biển, Bộ tư lệnh Hải quân Trạm vùng 5: Vùng biển xa bờ - Viện nghiên cứu Hải sản Phòng thử nghiệm môi trường, trung tâm lĩ thuật 1, Tổng Cục TCĐLCL Trạm đất phía Bắc – Viện thổ nhưỡng nông hóa,

Bộ NN&PTNT

Trạm QT môi

trường phóng xạ

và hóa chất độc – Trung tâm công

nhệ xử lý môi trường. Bộ tư lệnh hóa học Trạm phóng xạ phía Nam – Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

1.2.2.2 Nội dung hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

Mạng lưới quan trắc môi trường là một trong ba mảng thành phần của mạng

lưới quan trắc TN & MT

Theo Quy hoạch, Mạng lưới quan trắc môi trường gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên cơ sở duy trì, nâng cấp các trạm, điểm quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ xung các trạm,

điểm quan trắc mới, với các nội dung và yêu cầu cụ thể sau:

- Mạng lưới quan trắc môi trường nền, quan trắc những thông số môi

trường cơ bản tại các điểm tương đối cố định lâu dài, ít bỉ ảnh hưởng bởi các hoạt

động kinh tế - xã hội. Mạng lưới quan trắc môi trường nền sẽ gồm mạng lưới quan trắc môi trường nền không khí, nền nước mặt, nền nước dưới đất, nền biển ven bờ

và biển khơi.

- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động quan trắc môi trường ở những

nơi đã bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải, dẫn đến biến động của chất lượng

môi trường. Do đó, vị trí quan trắc tác động sẽ luôn biến động theo thời gian và không gian tùy theo diễn biến của môi trường. Mạng lưới quan trắc môi trường tác

động bao gồm quan trắc tác động không khí, nước mặt lục địa, mưa acid, đất, nước ven biển, nước biển, phóng xạ, chất thải rắn và đa dạng sinh học.

1.2.2.3 Các thông số quan trắc môi trường

Thông số, tần suất quan trắc nền không khí, nước mặt, nước biển

Nền không khí: Bụi lơ lửng, bụi PM10, PM2.5, SO2, NOx, CO, O3. Tần suất

đo: tối thiểu 1 lần/tháng.

Nền nước mặt: Nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD,Clorophy-a, NO2 - , NO3 - , NH4 + , PO4 3- , tổng N, tổng P, SiO3 2- , khoáng chất hòa tan (Ca2+, K+, Mg2+, Na+, SO4 2- , Fe tổng, CL-, độ kiềm, …), cân bằng ion, tỉ lệ Na hấp phụ, Colifrom, Fecal coli, CN-, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), phenol, hóa chất bảo vệ thực vật. Tần suất đo: tối thiểu 1 lần/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền nước biển: nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, độ muối, pH, TSS, DO, BOD5, Clorophy-a, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, tổng N, tổng P, SiO32-, Colifrom, sinh

vật phù du, trong nước và trầm tích, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật. Tần suất đo: các điểm đảo xa tối thiểu 1 lần/4 tháng,

các điểm đảo gần, ven bờ, cửa sông tối thiểu 1 lần/2tháng.

Thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường xung quanh

Không khí: Các thông số quan trắc môi trường không khí gồm bụi lơ lửng, bụi PM10, PM2.5, SO2, NO2, CO, O3, Pb và một số khí độc công nghiệp, nước mưa:

Ca2+, K+, Mg2+, Na+, PO43-, NO2-, NO3-, NH4+, SO42-, Cl-, lắng đọng axit (khô, ướt), tiếng ồn giao thông: mức ồn tương đương LAeq, mức ồn cực đại LAmax, cường độ

dòng xe chạy trên đường phố, LAN,T mức âm phân vị, tiếng ồn tại các dãi tần số 1 Ôcta (tại các khu công nghiệp).

Nước mặt: Tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng mà quan trắc các thông số

sau: nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD,Clorophy-a, NO2- , NO3-, NH4+, PO43-, tổng N, tổng P, SiO32-, khoáng chất hòa tan (Ca2+, K+, Mg2+, Na+, SO42-, Fe tổng, CL-, độ kiềm, …), cân bằng ion, tỉ lệ Na hấp phụ, Colifrom, Fecal coli, CN-, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), phenol, hóa chất bảo vệ thực vật, động thực vật phù du và động vật đáy.

Nước biển

Biển ven bờ: Các thông số quan trắc bao gồm dòng chảy, nhiệt độ, độ dẫn,

độ màu, độ muối, S %O, độ đục, pH, TSS, BOD5, COD, NO2 - , NO3 - , NH4 + , PO4 3- , SiO32-, CL-, độ phóng xạ, coliform, động thực vật phù du, sinh vật đáy, dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg, Zn, Cu) trong nước, trong trầm tích. Tần suất đo: tối thiểu 1 lần/3 tháng.

Biển khơi: Các thông số quan trắc gồm nhiệt độ, S %O, độ đục, pH, TSS, BOD5, DO, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SiO32-, CN, sinh vật phù du, dầu mỡ và các kim loại nặng (As, Cd, Hg, Zn, Cu) trong nước. Tần suất đo: tối thiểu 2 lần/năm (vào hai mùa gió: tháng 11 đến tháng 2 năm sau và tháng 6 đến tháng 8).

Nước dưới đất: Đo mực nước và nhiệt độ tại tất cả các điểm đo, tần suất đo:

hàng ngày, liên tục trong năm. Chất lượng nước: Ca2+, Mg2+, Na+, SO42-, CL-, SiO3 2- , pH, HCO3 - , CO3 2- , CO2, độ cứng, tính chất lý học, tần suất 2 lần/năm, vào mùa khô (tháng 2, 3), vào mùa mưa (tháng 8, 9).

Đất: Các thông số quan trắc tùy thuộc vào loại đất, ví dụ đối với đất có nguy

cơ ô nhiễm tổng hợp là độ ẩm, pHH2O, pHKCL-, EC, NO3-, NH4+, P tổng số và dễ tiêu, muối tan tổng số SO42-, CL-, Ca2+, K+, Mg2+, Na+, trao đổi và hòa tan, kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, Zn, Cu), đối với đất dốc có nguy cơ thoái hóa: độ ẩm, PhH2O, P tổng số

và dễ tiêu, Ca2+, K+, Mg2+, Na+, Al3+, H trao đổi, … tần suất đo: 2 lần/năm (vào mùa khô và mùa mưa).

Phóng xạ: Các thông số quan trắc là các nhân phóng xạ: T, 90Sr, 137Cs, 226

Ra, 222Rn, U, 239+240Pu trong tất cả đối tượng môi trường. Tần suất đo: 4 đến 6 lần/năm. Có thể sử dụng lá thông và địa y làm các chỉ thị sinh học.

Đa dạng sinh học:

Nội dung quan trắc: Sinh thái thủy vực nước đứng, nước chảy, biển ven bờ

và biển khơi: sinh vật đáy, sinh vật nổi, clorophyl-a, cá, chỉ số đa dạng, lưu ý thêm các loại đặc hữu, các loại có giá trị kinh tế và tình trạng khai thác; các vùng đất ngập nước ven biển, ngoài các thông sốtrên, lưu ý thêm thực vật ngập mặn và chim

nước; thảm thực vật (số cây trong ô tiêu chuẩn, cấu trúc thảm thực vật, khu hệ thành phần loài, đặc biệt lưu ý các loài ghi trong Sách Đỏ); rừng: các nhóm thực vật bậc cao, thậc vật bậc thấp, động vật có xương sống, động vật không xương sống; đất

(côn trùng và giun đất). Tần xuất đo: 1 lần/năm.

1.2.3 Hiện trạng hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức mạng lưới Quan trắc và phát triển Môi trường

Một phần của tài liệu Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 25 - 29)