Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Cơ sở thực tiễn

1.5.1. Thự c trạ ng hoạ t độ ng dị ch vụ ngân hàng điệ n tử ở Việ t Nam

Ngân hàng điện tửxuất hiệnở Việt Nam từ năm 2004, từ đó đến nay dịch vụnày ngày càng phổ biến. Nắm bắt sự phát triển nhanh chóng cũng như lợi ích mang lại, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang ứng dụng, triển khai những công nghệmới trong hoạt động kinh doanh nói chung, dịch vụthanh toán nói riêng, nhất là vềdịch vụInternet, dịch vụqua thiết bị di động, dịch vụthẻ.

Thống kê ở Việt Nam, có gần 70 Ngân hàng Thương mại đã cung ứng dịch vụ Internet anking, khoảng 40 Ngân hàng Thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile Banking, hơn 60 Ngân hàng Thương mại cungứng dịch vụthẻ.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tổchức trung gian thanh toán có thểhỗtrợ cho khách hàng thanh toán online, phục vụ thanh toán điện tử. Một số Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệthanh toán mới, hiện đại như: xác thực vân tay, sinh trắc, sửdụng mã QR code, thanh toán phi trực tiếp…

mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử.

Hiện nay, Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia có dân số sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á. Trong đó, 62% lượng người dùng Internet tại Việt Nam thực hiện việc mua sắm trực tuyến (theo Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông). Do đó, dịch vụ ngân hàng điện tử đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Tổ chức thẻ Visa thực hiện vào tháng 10/2016, có 70% người tham gia khảo sát cho biết ưa chuộng phương thức thanh toán điện tử hơn so với phương thức thanh toán truyền thống. Điều này cũng giải thích vì sao gần 30% số người được hỏi lựa chọn mang ít tiền mặt hơn so với thời điểm cách đây 5 năm. Lượng người dùng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử tăng từ 21% năm 2015 lên 81% vào cuối 2017.

Biểu đồ 2.1.1. Số lượng thanh toán qua các kênh điện tử (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặttại Việt Nam giai đoạn 2016 –2020.

Dịch vụ Ngân hàng điện tửvới việc sử dụng công nghệ mới đòi hỏi khuôn khổ pháp lý mới. Các dịch vụ Ngân hàng điện tửchỉ có thểtriển khai được hiệu quảvà an toàn khi các dịch vụ này được công nhận vềmặt pháp lý.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử:

- Ngày 09/06/2006: ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tửvềchữký sốvà dịch vụchứng thực chữký số.

- Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tửtrong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/03/2007: ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tửtrong Ngân hàng.

Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 35/2016/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.

1.5.2. Kinh nghiệ m về nâng cao chấ t lư ợ ng dị ch vụ ngân hàng điệ n tử củ a Agribank – Chi nhánh Nam sông Hư ơ ng

Thứ nhất, tăng cường củng cốlòng tin cho khách hàng về tính an toàn, bảo mật giao dịch, tăng nhận thức của khách hàng vềdịch vụ ngân hàng điện tử như: dễ dàng sửdụng, tiện lợi, chi phí sửdụng.

Thứ hai,đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, xửlý tình huống xảy ra, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng các Trung tâm dữ liệu, mạng truyền thông; nâng cao hiệu năng hoạt động của hệthống công nghệthông tin, tối ưu hóa năng lực xửlý của các hệthống, bảo trì, quản lý vận hành tốt các hệthống, đảm bảo giao dịchổn định, thông suốt.

Thứ tư, chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước có công nghệ tiên tiến, đặc biệt là việc bảo mật và xác thực thông tin nhằm tạo lòng tin của khách hàng.

Thứ năm, chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ, có khả năng phát triển nhanh để cung cấp cho khách hàng, tập trung đẩy nhanh việc triển khai dựán E-Banking đểxây dựng nền tảng dịch vụ đa kênh hoàn chỉnh, giúp khách hàng có thểsửdụng dịch vụngân hàng qua nhiều kênh khác nhau.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)