Kế toán tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thiên phát thịnh (Trang 31 - 36)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2. Nội dung công tác, trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm

“Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm”. (Phan Đức Dũng, 2006)

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm.

Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, bộ phận kế toán giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Xét về mặt tổ chức sản xuất :

- Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như doanh nghiệp đóng tàu, công ty xây dựng cơ bản…) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành.

- Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.

- Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuấtlớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo…) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

 Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất :

- Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thìđối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thànhở cuối quy trình sảnxuất.

- Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến.

- Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

1.2.7.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm

“Kỳtính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất đểtính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quảhoàn thành”.

(Phan Đức Dũng, 2006)

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳsản xuất của mỗi đối tượng tính giá thành đểtính giá thành cho phù hợp:

- Nếu tổ chức sản xuất nhiều, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽliên tục thì kỳ tính giá thành là vào cuối mỗi tháng.

- Nếu sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt, chu kỳsản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm thì kỳ tính giá thành là thời điểm kết thúc chu kỳsản xuất sản phẩm (thời điểm mà sản phẩm hoàn thành).

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.7.3. Phương pháp tính giáthành sn phm

Theo TT 200/BTC– 2014, có các phương pháp tính giá thành sau:

 Phương pháp giản đơn (trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn,số lượng mặthàng ít, sảnxuấtvớikhối lượnglớnvà chu kì sảnxuấtngắn như các nhà máyđiện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Đối tượngkếtoán chi phí là từngloạisàn phẩm,dịchvụ.

Đối tượngkếtoán chi phí trùng với đối tượng hạchtoán giá thành.

Ngoài raphương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuấtphứctạp nhưngsản xuất khối lượnglớnvà ít loạisảnphẩm, mỗi loại sản phẩm được sảnxuấttrong những phânxưởngriêng biệt, hoặc để tính giá thành củanhữngcông việckếtquảtrong từnggiaiđoạnsảnxuấtnhất định.

 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Áp dụng trong điều kiệndoanh nghiệp sản xuấttheo đơn đặt hàng của người mua.

Đặc điểm phươngpháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổchức kế toán chi phí phảichi tiếthóa theo từng đơn đặthàng.

Theo phươngpháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượngtính giá thành.

Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộchi phí sản xuấtphát sinh kểtừlúc bắt đầuthựchiệnchođếnlúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng.

Những đơn đặt hàngchưahoàn thành vào thời điểm cuốikỳthì toàn bộcác chi phí sảnxuất đã tậphợptheođơndặthàngđó đượccoi là giá trịcủanhữngsản phẩmdở dang cuốikỳchuyểnsang kỳsau.

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Phương pháp hệ số

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sảnxuất cùng sử dụng một thứnguyên liệu và một lượnglao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phảitậphợpchung cho cảquá trình sảnxuất.

Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệsốquyđổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1được chọn làm sảnphẩmtiêu chuẩn.

Đối tượnghạchtoán chi phí sản xuất tạidoanh nghiệp là phânxưởnghay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩmchính hoàn thành.

Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩmtiêu chuẩn đểxácđịnhchi phí sảnxuấtdởdang cuốikỳ.

 Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Thường đượcáp dụngtrong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loạisản phẩmcó quy cách, phẩmchất khác nhaunhư may mặc, dệtkim, đónggiày, cơkhí chếtạo(dụng cụ, phụ tùng),...Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợpchi phí sảnxuấttheo nhóm sảnphẩmcùng loại.

Căncứvào tỷlệchi phí giữa chi phí sảnxuấtthực tếvớichi phí sản xuất kếhoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từngloại.

Đối tượngtậphợpchi phí là nhóm sảnphẩmcùng loại, đối tượngtậphợpgiá thành là từngquy cách sảnphẩmtrong nhóm.

 Phương pháp phân bước

Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự,mỗicôngđoạnchếbiếnmộtloạibán thành phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bán thành phẩmcủacôngđoạn trướclàđối tượngcủacôngđoạnsau.

Đặc điểmcủa loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ởtấtcảcác côngđoạn.

Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượngtính giá thành bán thành phẩmcủa từng côngđoạntrung gian và thành phẩm ởgiaiđoạnchếbiếncuốicùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thiên phát thịnh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)