Các điểm tiếp xúc

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên ngành marketing, trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.7. Liệt kê các điểm tiếp xúc và các hành vi của học sinh tại mỗi điểm tiếp xúc

2.3.7.1. Các điểm tiếp xúc

Các điểm tiếp xúc bao gồm cả các kênh thông tin trực tuyến và trực tiếp. Do mỗi kênh có ưu điểm và hạn chế mà học sinh kết hợp trong quá trình tìm kiếm thông tin để đưa ra lựa chọn ngành. Ngoài ra, do tính chất của từng giai đoạn khác nhau nên học sinh cũng sử dụng đa dạng các kênh thông tin để đạt được mục đích thông tin.

Kênh trực tuyến

Facebook

Fanpage, group các trường đại học

Facebook là một trang mạng xã hội. Facebook là kênh thông tin có nhiều ưu điểm cho học sinh trong tìm kiếm thông tin tuyển sinh. Đầu tiên, lượng thông tin được đăng tải lớn và vô cùng đa dạng để học sinh có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng với các thông tin tuyển sinh mà mình muốn, từ thông tin tổng quát về đợt tuyển sinh tại các websites chung của Bộ GD-ĐT đến những bài báo trên các fanpage của các trang báo mạng, đến những thông tin cụ thể, chi tiết của từng trường mà học sinh quan tâm. Hoặc nhiều hơn nữa, tham khảo các ý kiến, lời khuyên, bình luận trên các công đồng/nhóm. Thứ hai, tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Chỉ cần nhập từ khóa, một loạt các bài đang, fanpage hiển thị để người dùng có thể truy cập và nghiên cứu. Thứ ba, facebook có khả năng tương tác cao. Tức là, người dùng có thể bày tỏ quan điểm của mình và tương tác nhiều chiều trên các cộng đồng/nhóm hoặc đăng tài một vấn đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

và mọi người cùng thảo luận. Fanpage của trường/khoa/ngành là nguồn để học sinh tìm kiếm thông tin.

Websites

Các websites các trường

Là trang mạng mà các trường đăng tải các thông tin của nhà trường, thông tin tuyển sinh lên để mọi người có thể xem công khai được. Thông tin được đăng tải trên từng websites mỗi trường khá chi tiết, đầy đủ về các thông báo, hoạt động, sự kiện liên quan đến trường/ngành. Các thông tin tuyển sinh được đăng tải có thể là chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn các năm về trường, thông tin các ngành, hoạt động mà nhà trường tham gia, học phí từng ngành, các chính sách hỗ trợ sinh viên,…

Diễn đàn TVTS, báo online

Các forum tuyển sinh trên internet cung cấp các thông tin về tuyển sinh đại học/cao đẳng/văn bằng 2,… Ngoài ra, học sinh cũng có thể đặt câu hỏi để các thành viên trong diễn đàn giải đáp những thắc mắc đó. Thông tin trên diễn đàn mang tính kinh nghiệm của những anh chị đã trải qua, đồng thời những thông tin, thông báo tuyển sinh được cập nhật trên các trang mạng.

Các trang báo điện tử chuyên đăng các bài báo về tuyển sinh hay những trang báo hay đăng các bài báo tuyển sinh như VNEXPRESS, THANH NIÊN,… Các bài cáo trên các trang báo thường tương tự nhau vì được viết dựa vào các thông báo của Bộ GD-ĐT.

Thông tin chỉ có độ tin cậy tương đối, người đọc khi xem cần kiểm chứng thông tin.

Các websites cung cấp bài test tính cách

Các websites này có thể test tính cách để biết người dùng thuộc nhóm tính cách gì, cũng có những websites cung cấp bài test kiểm tra tính cách phù hợp với những loại ngành nghề gì. Các bài test chỉ có độ tin cậy tương đối vì còn phụ thuộc vào người trả lời nên chỉ xem để tham khảo một phần nhỏ trong quyết định lựa chọn.

Các websites cung cấp các bài test tính cách có thể là TOPCV, Trắc nghiệm MBTI,…

TV

Thông tin trên TV được cung cấp thông qua các chương trình truyền hình, chương trình thời sự, bản tin tin tức, thông báo tuyển sinh,… Tin tức ở đây khá tin cậy, độ tin cậy cao hơn các bài báo online.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các kênh trực tiếp

Gia đình, thầy cô, người thân

Đây được xem là kênh thông tin cậy nhất đối với các bạn học sinh. Vì đơn giản, người tư vấn là người thân, muốn những gì tốt đẹp và thuận lợi đến với học sinh, hy vọng học sinh sẽ có lựa chọn tốt cho tương lai. Tuy nhiên, lời khuyên đến từ cha mẹ nhiều khi tạo nên áp lực lớn, hay nhiều khi sự yêu thương dẫn đến sự bắt ép theo định hướng của gia đình khi mà học sinh hoàn toàn không được tự do lựa chọn. Hơn nữa, sự kì vọng quá lớn của giáo viên cũng tạo sự áp lực cho học sinh.

Tờ rơi, poster, banner, backdrop,...

Thông tin thể hiện ở tờ rơi, poster, banner, backdrop thường mang tính giới thiệu, quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm từ xã hội, đặc biệt là học sinh THPT và gia đình. Thông tin có thể là những giới thiệu về trường, cơ hội nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo, những chính sách hỗ trợ học viên,…

Tờ rơi, poster, banner, backdrop,... thường được thiết kế khá bắt mắt, thu hút sự chú ý mọi mọi người. Đặc biệt, thông tin được trình bày khá ngắn gọn, người xem dễ tiếp thu nhưng đảm bảo được lượng thông tin cần thiết muốn truyền tải.

Tự đánh giá bản thân

Là nguồn thông tin bên trong, khi học sinh muốn xem năng lực của mình ngang đâu trước tiên học sinh tự nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình, sau đó mới tìm kiếm các nguồn thông tin tham khảo bên ngoài. Tự đánh giá bản thân có thể về học lực, tình cách. Sự tự đánh giá này chỉ mang tính chất chủ quan vì một số học sinh quá tự tin vào bản thân mà ngộ nhận về năng lực của mình hoặc cũng có một số học sinh lại quá tự tin mà đánh giá thấp bản thân, không dám thử thách.

Tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS

Là kênh truyền thông truyền thống rất phổ biến. Các chương trình tư vấn tuyển sinh này ngoài việc cung cấp các thông tin đến các đối tượng liên quan, được tiếp xúc và tìm hiểu về nhóm đối tượng mục tiêu mà là cách để tăng nhận diện trường trong nhận thức của sinh viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tư vấn hotline

Tư vấn hotline mang tính cá nhân hóa hơn các loại kênh khác vì học sinh hoặc người thân gọi điện để được giải đáp thắc mắc thì các hỏi và câu trả lời chỉ xoay quanh các vấn đề của học sinh đó. Mỗi trường sẽ có một đội ngũ tư vấn hotline trực điện thoại để luôn luôn có người trả lời điện thoại, giải quyết vấn đề cho học sinh.

Trực tiếp đến trường đại học

Đây là kênh thông tin tin cậy và đảm bảo nhất trong tất cả các kênh. Thông tin được cung cấp một cách chi tiết, khá chính xác, người hỏi được giải đáp thắc mắc một cách triệt để, đầy đủ. Tính cá nhân hóa cao khi người trả lời chỉ trả lời các vấn đề liên quan đến các câu hỏi của học sinh.

Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước

Thông tin được cung cấp mang tính kinh nghiệm. Các anh chị khóa trước có thể cho các bạn học sinh những tư vấn sự hiểu biết thực tế các ngành nghề, đăng kí các tổ hợp môn, kinh nghiệm ôn thi và làm bài thi. Tuy nhiên, các thông tin mang tính thông báo cần sự tin cậy cao khi nhận từ anh chị khóa trước cần kiểm chứng lại vì anh chị khóa trước chỉ hồi tưởng lại thời điểm mà họ thi, hoặc có thể quy định tuyển sinh được thay đổi.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên ngành marketing, trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)