Gắn các điểm tiếp xúc vào các giai đoạn hành vi

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên ngành marketing, trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.8. Gắn các điểm tiếp xúc vào các giai đoạn hành vi

Bảng 2.7: Thông tin tìm kiếm từng giai đoạn

Thông tin tìm kiếm

Giai đoạn

GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4 GĐ 5 GĐ 6

Các dạng ngành nghề * *

Cơ hội việc làm * * * *

Tổ hợp môn * *

Học phí * * * *

Điểm chuẩn các ngành/trường các năm trước * * * *

Các bài kiểm tra học lực *

Trắc nghiệm xu hướng tính cách phù hợp với

nghề nghiệp *

Trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp theo sở

thích *

Đặc điểm, yêu cầu tính cách, kỹ năng của các

nghề nghiệp *

Các hoạt động của trường/ngành * *

Học bổng/du học * *

Thông tin tuyển sinh các trường *

Cơ sở hạ tầng *

Đánh giá, review về trường *

Các định hướng chính sách của địa phương đối

với trường *

Các chương trình đào tạo của trường * *

Chỉ tiêu tuyển sinh * *

Kỹ năng nghề nghiệp * *

Môi trường học tập * *

Tổ hợp môn mà các ngành xét tuyển sinh *

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong giai đoạn 1, cơ hội việc làm có số lựa chọn cao nhất với 73,33% trong tổng 120 lựa chọn. Có thể thấy rằng, các thông tin về việc làm luôn được học sinh và gia đình quan tâm. Ngoài ra, thông tin về các tổ hợp môn tương ứng với từng ngành cũng là mối quan tâm quan trọng đối với các bạn khi mà số lựa chọn nhóm thông tin này là 45% trong tổng 120 lựa chọn.

Trong giai đoạn 2, điểm chuẩn các ngành/trường các năm trước được tìm kiếm nhiều nhất với 65% do học sinh thường so sánh kết quả các bài kiểm tra thử với điểm chuẩn các năm trước để dự đoán mình khả năng mình có thể học các trường/ngành nào. Việc đánh giá kết quả bài thi thử với điểm năm trước sẽ cho thấy kết quả khách quan học lực hiện tại của các em. Từ đó, học sinh có những kế hoạch, định hướng đúng trong tương lai. Thông tin có lựa chọn cao thứ hai là đặc điểm, yêu cầu tính cách, kỹ năng của các nghề nghiệp với61,67%. Có thể thấy, trong các giai đoạn đầu, các bạn học sinh có xu hướng tìm hiểu về nghành nghề hơn, ngoài những dạng nghề nghiệp, còn các yêu cầu mà nghề đó đặt ra và nó có phù hợp với bản thân học sinh không, học sinh có đáp ứng được các yêu cầu.

Căn cứ vào kết quả điều tra giai đoạn 3, có sự phân bố sự lựa chọn đối với các thông tin tìm kiếm. Cụ thể, thông tin về cơ hội nghề nghiệp có tỷ lệ lựa chọn khá tương đối là 42,50%, cao nhất trong tất cả loại thông tin được đưa ra để đánh giá. Cơ hội nghề nghiệp luôn là thông tin quan trọng đối với học sinh trong lựa chọn ngành/trường. Thông tin có mức độ quan trọng thứ hai là điểm chuẩn các năm trước;

Các ngành nghề có tỷ lệ lựa chọn bằng nhau (30%).

Trong giai đoạn 4, thông tin quan trọng nhất là điểm chuẩn các năm trước với tỷ lệ71,67% do thông tin cơ bản nhất khi tìm kiểu về trường đó chính là điểm chuẩn các năm trước. Học sinh cần biết điểm trường đó như thế nào để chuẩn bị kiến thức cho tốt. Ngoài ra, học phí là nhóm thông tin cũng được đánh giá cao với 48,33%. Học phí là nhóm thông tin mà sinh viên thường tìm hiểu để phù hợp với điều kiện của mình, so sánh học phí của các trường để có phương án lựa chọn tốt. Hai nhóm thông tin có lựa chọn cao là các chương trình đào tạo của trường với số lựa chọn là 33,33% người lựa chọn và thông tin tuyển sinh các trường với 30% lựa chọn. Học sinh thường tìm hiểu

Trường Đại học Kinh tế Huế

các thông tin về các chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, các ngành nghề tuyển sinh,…

Các cơ hội nghề nghiệp luôn là mối quan tâm lớn trong giai đoạn 5 với 56,67%

lượt bình chọn. Thông tin quan trọng tiếp theo là tổ hợp môn với 43,33% lựa chọn.

Trong giai đoạn này, 2 dạng thông tin được xem là quan trọng nhất là thông tin nghề nghiệp và thông tin tổ hợp môn của từng khối ngành. Tiếp theo, thông tin học phí cũng có số lựa chọn khá cao với33,33%lựa chọn.

Giai đoạn 6 là giai đoạn cuối cùng, tất cả thông tin xoay quanh việc việc điểm các bạn có phù hợp để xét tuyển ngành đó không. Đó là lý do mà 2 thông tin tổ hợp môn mà các ngành xét tuyển sinh và điểm chuẩn các năm về trước được quan tâm nhiều nhất với mỗi dạng thông tin có 40% người lựa chọn. Hai thông tin quan trọng tiếp theo là các cơ hội nghề nghiệp với 35% lựa chọn và học phí với 30% lựa chọn.

Các thông tin khác không nhiều lựa chọn nhưng vẫn được xem quan trọng là chỉ tiêu tuyển sinh; kỹ năng nghề nghiệp; môi trường học tập và thông tin về chương trình đào tạo, chính sách của ngành.

2.3.8.2. Gắn các tiếp xúc với từng giai đoạn

Hình 3: Các điểm tiếp xúc trong từng giai đoạn

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giải thích sơ đồ:

Các con số thể hiện cho trình tự sử dụng điểm chạm đó trong giai đoạn. Tại mỗi điểm chạm, tác giả liệt kê ra các điểm chạm con mà học sinh và nhà trường tương tác với nhau.

Trong giai đoạn 1. Fanpage, group các trường đại học có nhiều lựa chọn nhất trong giai đoạn 1 với tỷ lệ71,67% trong 120 lựa chọn. Điều này cho thấy, kênh facebook được xem là kênh phổ biến, được nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông tin nghề nghiệp vì lợi ích nhanh chóng, đa dạng thông tin của kênh. Kênh được đánh giá cao xếp thứ hai là websites các trường với48,33%. Với websites, học sinh có thể tìm kiếm các thông tin chi tiết của trường. Diễn đàn TVTS, báo online có lựa chọn thấp hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin31,67. Hai kênh có ít lựa chọn nhất là TV và tờ rơi, poster, banner, backdrop,... với số lựa chọn lần lượt là6,67%và 5%. Hai kênh này không được học sinh THPT đánh giá cao vì sự phát triển của internet làm cho học sinh chuyển sang dùng nhiều các thiết bị công nghệ. Ngoài ra, phần lớn thời gian trong ngày của học sinh THPT là học, ít có thời gian để xem TV nên việc theo dõi TV để cập nhật tin tức là không dễ.

Theo kết quả điều tra, kênh thông tin được sử dụng nhất trong giai đoạn 2 là fanpage, group các trường đại học (65%). Tại kênh thông tin này, học sinh thường cập nhật các bài thông báo điểm chuẩn các năm trước, phân tích về điểm và yêu cầu học lực. Đặc biệt, học sinh thường tìm kiếm các thông tin về yêu cầu nghề nghiệp để xem bản thân mình có phù hợp hay không. Kênh thông tin websites các trường có bình chọn nhiều thứ hai với 41,67%. Kênh websites bài test tính cách có tỷ lệ lựa chọn là 36,67%, quan trọng đối với học sinh khi tìm kiếm thông tin để đánh giá tính cách bản thân. Hai kênh có số bình chọn ngang nhau gia đình, thầy cô, người thân và tự đánh giá với tỷ lệ bình chọn mỗi kênh là 30%. Có thể thấy, thông tin mang tính tham khảo như người thân và bản thân không còn quan trọng như các thế hệ trước do sự trợ giúp của công nghệ, học sinh dễ dàng hơn nhiều trong đánh giá học lực, tính cách bản thân.

Trong giai đoạn nhận tư vấn, nhiều kênh mang tính chất tư vấn. Việc sử dụng các kênh thông tin có đa dạng hơn. Lý giải cho vấn đề này đây là giai đoạn nhận tư vấn, các bạn mong muốn được nhận những lời khuyên, đa dạng thông tin nhận được nên có

Trường Đại học Kinh tế Huế

xu hướng kết hợp nhiều loại kênh thông tin. Kênh fanpage, group các trường đại học được đánh giá cao nhất với 51,67% lựa chọn. Fanpage, group các trường đại học tư vấn cho học sinh thông qua hệ thống messenger trên fanpage và phản hồi các comment trên fanpage/nhóm. Kênh được đánh giá cao thứ hai là websites của các trường với 45% lượt bình chọn.

Do giai đoạn chọn trường là giai đoạn quan trọng nên nhiều kênh thông tin được đưa ra nhằm làm rõ sự lựa chọn của học sinh trong giai đoạn này. Kênh có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là fanpage, group các trường đại học với 50% lựa chọn. Giống như các giai đoạn trước, kênh được đánh giá cao thứ hai là websites của các trường với43,33%. Các kênh tiếp theo sau có mức chênh lệch trong số lựa chọn khá là ít, cho thấy ít có sự độc nhất lựa chọn một kênh mà là sự kết hợp nhiều kênh thông tin trong quá trình tìm kiếm thông tin chọn trường của học sinh THPT.

Không có sự chênh lệch quá lớn trong tỷ lệ lựa chọn trong giai đoạn chọn ngành.

Đặc biệt, một số kênh thông tin giai đoạn trước không được đánh giá cao thì trong giai đoạn này lại có mức độ quan trọng khá cao. Cụ thể, kênh websites của các trường có lựa chọn cao nhất nhưng không chênh lệch nhiều với các kênh thông tin khác với 43,33% lựa chọn. Tiếp theo là tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS với38,33%

lựa chọn. Các giai đoạn khác thì tư vấn trực tiếp có số lựa chọn không quá cao. Kênh quan trọng thứ ba là fanpage, group các trường đại học với36,67%lựa chọn. Các giai đoạn trước, học sinh thường sử dụng kênh này để tìm kiếm thông tin do tìm kiếm khá nhanh chóng, dễ dàng và phổ biếnvà giai đoạn này ít sử dụng hơn vì tính chính xác của thông tin được đăng tải. Trong giai đoạn này, không có sự phân biệt lớn việc sử dụng kênh thông tin trực tiếp và trực tuyến, các kênh trực tiếp có sự lựa chọn nhiều hơn các giai đoạn trước. Giải thích cho vấn đề này, có thể thấy rằng, giai đoạn càng quan trọng, học sinh càng muốn thông tin càng tin cậy và được kiểm chứng, sự tiếp nhận thông tin và kiểm chứng trực tiếp là được các bạn quan tâm nhiều hơn so với việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng.

Có sự chuyển dịch loại kênh thông tin sử dụng trong giai đoạn cân nhắc, điều chỉnh. Nếu mà trong giai đoạn trước, ý kiến của gia đình, thầy cô, người thân không ảnh hưởng nhiều đến học sinh THPT thì trong giai đoạn này có xu hướng tham khảo ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiến người thân nhiều hơn. Giống như chúng ta cũng vậy, trong những giây phút quyết định, thường đánh giá cao ý kiến “người nhà”. Phân tích cụ thể, kênh được đánh giá cao nhất là gia đình, thầy cô, người thân với45%lựa chọn. Kênh cao thứ 2 là fanpage, group các trường đại học với 31,67% lựa chọn. Hai kênh cũng được đánh giá cao là websites các trườngvới25,83%và diễn đàn TVTS, báo online với23,33%lựa chọn.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên ngành marketing, trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)