CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.9. Đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng thông tin tại các điểm tiếp xúc
2.3.9.1. Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh
Bảng 2.8: Đánh giá tổng thể về mức độ đáp ứng thông tin
Giai đoạn Trung bình
Giai đoạn 1: Định hướng nghề nghiệp 3,24
Giai đoạn 2: Đánh giá bản thân 3,32
Giai đoạn 3: Nhận tư vấn 3,27
Giai đoạn 4: Chọn trường 3,22
Giai đoạn 5: Chọn ngành 3,13
Giai đoạn 6: Cân nhắc, điều chỉnh 3,27
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019) Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, mức độ đáp ứng thông tin trung bình của các giai đoạn là có sự chênh lệch không lớn và đều lớn hơn mức trung bình. Giai đoạn đánh giá bản thân có đánh giá hài lòng trung bình cao nhất là 3,32. Có thể thấy, các giai đoạn đầu của hành trình thì học sinh có đánh giá hài lòng về thông tin nhận được cao hơn các giai đoạn tiếp theo. Có thể lý giải cho vấn đề này là do những giai đoạn sau là giai đoạn quyết định, yêu cầu thông tin cao hơn, độ tin cậy của thông tin là chuẩn hơn. Đặc biệt với đánh giá hài lòng tổng thể cho thấy, giai đoạn chọn ngành cho mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá thấp với mức 3,13, mức đánh giá không quá cao. Chọn ngành là giai đoạn vô cùng quan trọng, là thời điểm mà học sinh THPT quyết định ngành nghề/trường để đăng kí tuyển sinh nhưng mức độ đáp ứng thông tin về thông tin thì không cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 1
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ1 Kênh thông tin
Mức độ đánh giá (%)
GTTB Giá trị ý nghĩa thống kê
1 2 3 4 5
Fanpage, group
các trường đại học 17,50 10,80 12,50 20,80 38,30 3,52 0,001 Websites các
trường 13,30 3,30 21,70 32,50 29,20 3,61 0,001
Gia đình, thầy cô,
người thân 2,50 10,80 29,20 32,50 25,00 3,67 0,001
Diễn đàn TVTS,
báo online 17,50 22,50 28,30 24,20 7,50 2,82 0,000
TV 21,70 20,00 20,00 21,70 21,70 2,92 0,000
Tờ rơi, poster, banner, backdrop...
20,00 21,70 23,30 21,70 13,30 2,87 0,000
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019) Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, có ba kênh thông tin đạt mức độ đáp ứng thông tin khá tốt (trên mức 3,00), gồm có fanpage, group các trường đại học;
websites các trường; gia đình, thầy cô, người thân. Cụ thể, kênh có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao nhất là gia đình, thầy cô, người thân với mức hài lòng trung bình là 3,67. Kênh có mức độ hài cao thứ 2 là kênh websites các trường với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,61. Kênh có độ hài lòng thứ 3 là kênh fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình bằng 3,52. Các kênh thông tin còn lại có mức độ đáp ứng thông tin khá thấp (hơn 2,00 đến dưới 3,00), bao gồm: diễn đàn TVTS, báo online; TV; tờ rơi, poster, banner, backdrop,... Căn cứ vào kết quả này cho thấy, cần có sự cải thiện về thông tin trong các kênh diễn đàn TVTS, báo online; TV; tờ rơi, poster, banner, backdrop,... Ngoài ra, nhà trường cần sử dụng các kênh fanpage, group trường đại học và Websites của trường như là công cụ đắc lực
Trường Đại học Kinh tế Huế
trong truyền tải thông tin của nhà trường đến với học sinh THPT. Đặc biệt, gia đình, thầy cô, người thân cần được tác động về mặt nhận diện hình ảnh về trường và các thông tin tuyển sinhh vì họ là kênh thông tin quan trọng để học sinh THPT tham khảo ý kiến.
Trong 6 kênh thông tin, fanpage/group của các trường được có kết quả đánh giá tốt nhất. Cụ thể, trong 71,67% sinh viên có sử dụng kênh này để tìm kiếm thông tin tuyển sinh thì mức độ trên trung bình là cao với mức rất hài lòng chiếm 39,7% (trong 71,67% có lựa chọn sử dụng) và 26,7% với mức hài lòng (trong 71,67% có lựa chọn sử dụng). Điều này cho thấy, sự ưu tiên sử dụng và mức độ quan trọng fanpage/group của trường/ngành để tìm kiếm thông tin tuyển sinh của học sinh THPT.
Kênh có mức độ đáp ứng thông tin tốt thứ 2 là websites của trường. Trong 48,33% sinh viên lựa chọn để tìm kiếm thông tin tuyển sinh có 41,4% ở mức độ đáp ứng thông tin và 22,4% ở mức độ rất hài lòng, tỷ lệ hài lòng khá tốt. Kênh websites có những ưu tiên không những với học sinh THPT mà phụ huynh cũng thường sử dụng kênh này để cập nhật các thông tin, thông báo của các trường. Nếu xét tổng quát về mức độ đáp ứng thông tin thì kênh websites chênh lệch không nhiều với kênh fanpage/group của trường với tổng tỷ lệ trên mức trung bình là 59,7% (fanpage/group là 59,1%).
Các kênh còn lại có mức chênh lệch cao giữa tỷ lệ lựa chọn cũng như các mức độ đáp ứng thông tin. Gia đình, thầy cô, người thân có 20% người lựa chọn để tìm kiếm thông tin và 80% người không lựa chọn để tìm kiếm thông tin. Kết quả tổng quát cho thấy, 57,7% người cảm thấy hài lòng về kênh thông tin thông tin qua gia đình, thầy cô, người thân. Mức hài lòng về thông tin là cao nhưng lại không được lựa chọn nhiều do nhóm này có lượng thông tin để học sinh THPT có thể khai thác là khá ít, không có nhiều ưu điểm như những kênh thông tin online ngoài ưu điểm là độ tin cậy cao. Tờ rơi, poster, banner, backdrop... không được đánh giá cao với 95% người không lựa chọn để tìm kiếm thông tin.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 2
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ2 Kênh thông tin
Mức độ đánh giá (%)
GTTB Giá trị ý nghĩa thống kê
1 2 3 4 5
Fanpage, group các
trường đại học 11,70 21,70 8,30 18,30 40,00 3,53 0,001 Websites của các
trường 10,80 16,70 18,30 22,50 31,70 3,48 0,000
Gia đình, thầy cô,
người thân 2,50 16,70 22,50 38,30 20,00 3,57 0,000 Các websites cung cấp
bài test tính cách 14,20 18,30 21,70 35,80 10,00 3,09 0,000 Tự đánh giá bản thân 3,30 12,50 31,70 37,50 15,00 3,48 0,000
TV 25,00 13,30 30,00 21,70 10,00 2,78 0,000
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019) Giai đoạn đánh giá bản thân có mức độ đáp ứng thông tin khá cao về các nhóm thông tin tại các kênh thông tin. Duy chỉ có kênh TV là có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin khá thấp (dưới 3,00) là 2,78. Điều này cho thấy, thông tin nhà học sinh nhận được trong giai đoạn này là không đủ thỏa mãn về nhu cầu thông tin, cần có sự cải thiện trong các năm tuyển sinh tiếp theo. Kênh thông tin gia đình, thầy cô, người thân có mức độ đáp ứng thông tin thông tin cao nhất là 3,57. Nhà trường trong các đợt tuyển sinh tiếp theo cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng là gia đình, thầy cô, người thân các em học sinh THPT. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin thông tin cao thứ 2 là fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,53. Các websites các trường và tự đánh giá bản thân có mức độ đáp ứng thông tin mỗi kênh đều bằng 3,48. Điều này cho thấy, fanpage, group của trường và websites của nhà trường đang làm tốt trong cập nhật thông tin đến các bạn học sinh về các thông tin tuyển sinh. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin ở ngang mức trung bình là các websites cung cấp bài test tính cách với 3,09. Do đó, các bài test MBTI là khá quan trọng đối với học sinh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết quả điều tra cho thấy, các kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin ở mức khá cao trong giai đoạn đánh giá bản thân. Cụ thể, kênh được đánh giá cao nhất với 65% người lựa chọn kênh là fanpage,group của trường đại học. Mức độ đáp ứng thông tin trên trung bình của fanpage, group của trường đại học chiếm 58,3%. Các giai đoạn đầu tiên, có thể nhận thấy rằng, các kênh thông tin online được ưa chuộng hơn vì tính dễ dàng, nhanh chóng, đa dạng trong tìm kiếm thông tin.
Các websites các trường được đánh giá cao thứ 2 với 41,6% tỷ lệ lựa chọn có sử dụng khi tìm kiếm thông tin. Mức độ đáp ứng thông tin đối với websites các trường có tỷ lệ đánh giá trên mức trung bình gần 55%. Căn cứ kết quả phân tích, mức độ đáp ứng thông tin của websites các trường cao với lượng thông tin học sinh THPT nhận được.
Đặc biệt, websites bài test MBTI được đánh giá tốt. Phân tích kết quả mức độ đáp ứng thông tin, gần 46% hài lòng với Websites bài test MBTI. Dù mang tính chất tham khảo nhưng có thể thấy websites bài test MBTI có ảnh hưởng đến học sinh THPT trong quá trình lựa chọn ngành học.
Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 3
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ3 Kênh thông tin
Mức độ đánh giá (%)
GTTB Giá trị ý nghĩa thống kê
1 2 3 4 5
Tư vấn trực tiếp của chương
trình TVTS 7,50 18,30 31,70 24,20 18,30 3,28 0,000 Tư vấn hotline 8,30 19,20 31,70 26,70 14,20 3,19 0,000 Trực tiếp đến trường đại học 17,50 16,70 25,00 25,00 15,80 3,05 0,000
Fanpage, group các trường
đại học 2,50 18,30 25,00 25,80 28,30 3,59 0,000 Websites của các trường 5,00 13,30 35,00 25,80 20,80 3,44 0,000 Gia đình, thầy cô, người thân 9,20 11,70 33,30 28,30 17,50 3,33 0,000
Các anh chị có kinh nghiệm
ở khóa trước 10,00 20,80 25,00 35,00 9,20 3,13 0,000 Diễn đàn TVTS, báo online 14,20 14,20 35,00 17,50 19,20 3,13 0,000
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Dựa vào kết quả điều tra, trong giai đoạn nhận tư vấn, tác cả các kênh thông tin đều có mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá cao (cao hơn 3,00). Điều này cho thấy, thông tin mà học sinh nhận được trong giai đoạn này là tương đối thỏa mãn nhu cầu. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin cao nhất là kênh fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,59. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin thứ 2 là websites các trường với mức hài lòng trung bình bằng 3,44. Các kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình giảm dần tiếp theo là gia đình, thầy cô, người thân; tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS; tư vấn hotline; diễn đàn TVTS, báo online; các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước; trực tiếp đến trường đại học tương ứng với 3,33; 3,28; 3,19; 3,13; 3,13; 3,05.
Trong giai đoạn này, fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ lựa chọn cao nhất và các mức hài lòng cho thấy kết quả tích cực trong đánh giá của học sinh THPT đối với mức độ thông tin với fanpage, group các trường đại học. Cụ thể, trong tổng số 120 mẫu điều tra, fanpage, group các trường đại học có mức độ đáp ứng thông tin trên mức trung bình gần bằng 57%. Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước có 38,33%
lựa chọn sử dụng kênh và 61,67% không sử dụng kênh. Trong 38,33% có sử dụng kênh thì mức độ đáp ứng thông tin với thông tin nhận được trên mức trung bình là 50%, chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu ở mức hài lòng, mức độ rất hài lòng chỉ có 6,5%.
Do đó, có thể nhận thấy rằng, học sinh khá hài lòng với các thông tin tư vấn từ anh chị khóa trước. Các kênh thông tin còn lại có tỷ lệ lựa chọn sử dụng khá ít. Ngoài ra, tỷ lệ giữa các mức độ đáp ứng thông tin là không chênh lệch nhiều, mức hài lòng trung bình (mức 3/5) tức là mức trung lập có tỷ lệ cao hơn các mức còn lại, chưa có sự rõ ràng trong đánh giá các kênh thông tin.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 4 Bảng 2.12: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin GĐ4
Kênh thông tin
Mức độ đánh giá (%)
GTTB
Giá trị ý nghĩa thống kê
1 2 3 4 5
Tư vấn trực tiếp của chương trình
TVTS 6,70 15,00 30,00 33,30 15,00 3,35 0,000
Tư vấn hotline 10,00 19,20 40,00 17,50 13,30 3,05 0,000 Trực tiếp đến trường đại học 13,30 17,50 35,00 27,50 6,70 2,97 0,000 Fanpage, group các trường đại học 6,70 19,20 25,00 31,70 17,50 3,34 0,000 Websites của các trường 5,00 13,30 28,30 27,50 25,80 3,56 0,000 Gia đình, thầy cô, người thân 1,70 25,40 28,80 28,80 15,30 3,33 0,000 Các anh chị có kinh nghiệm ở
khóa trước 4,20 20,80 25,80 42,50 6,70 3,27 0,000 Diễn đàn TVTS, báo online 8,30 17,50 45,80 15,00 13,30 3,08 0,000
TV 15,00 9,20 47,50 10,00 18,30 3,07 0,000
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019) Các kênh thông tin có chênh lệch lớn của kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình cao nhất và kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình thấp nhất. Cụ thể, websites của các trường có mức độ đáp ứng thông tin trung bình rất cao bằng 3,56 (gần tiến đến 4,00) nhưng kênh Trực tiếp đến trường đại học có mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá thấp bằng 2,97 (thấp hơn mức 3,00). Điều này được giải thích là học sinh gặp khó khăn trong việc đến trường để được tư vấn trực tiếp do vấn đề về khoảng cách đi lại và kênh websites thì có cung cấp khá đầy đủ thông tin mà học sinh muốn tìm hiểu. Kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin khá cao là kênh tư vấn trực tiếp của các chương trình tư vấn tuyển sinh; fanpage, group các trường đại học và kênh gia đình, thầy cô, người thân với hệ số trung bình tương ứng với mỗi kênh là 3,35; 3,34 và 3,33. Các kênh cũng có mức độ đáp ứng thông tin trung bình ở mức chấp nhận được là kênh các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước; diễn đàn TVTS, báo online; TV với hệ số mean tương ứng bằng 3,27; 3,08; 3,07.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ sinh viên lựa chọn sử dụng tìm kiếm thông tin chọn trường là 50%. Trong đó, đánh giá ở mức trên trung bình là rất cao với 31,7% rất hài lòng và 26,7% hài lòng. Hơn nữa, trong số 50% không sử dụng thì tỷ lệ trên mức hài lòng chiếm 40%. Dựa vào kết quả điều tra, có thể khẳng định rằng, fanpage, group các trường đại học được học sinh THPT ưu tiên sử dụng và được đánh giá cao về thông tin cung cấp cả về số lượng thông tin và sự tiện lợi trong quá trình tìm kiếm.
Websites của các trường có tỷ lệ lựa chọn cao thứ hai với 43,33%. Tỷ lệ hài lòng có sự chênh lệch cao giữa các mức. Nếu đánh giá hài lòng trên mức trung bình (trong 43,33% có lựa chọn sử dụng) chiếm 51,9% với rất hài lòng là 32,7% và hài lòng chiếm 19,2% thì mức dưới trung bình chiếm 13,5% với rất không hài lòng chiếm 1,9% và không hài lòng chiếm 11,5%. Trong 56,67% có gần 55% đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Trong giai đoạn nhận tư vấn đây là kênh có số lựa chọn ít (1,67%) và tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình thấp thì giai đoạn này có sự biến đổi lớn. Nguyên nhân là giai đoạn chọn trường, học sinh THPT khó có thể đến trường để được giải đáp thắc mắc, cũng không thể tìm kiếm thông tin cụ thể từng trường trên các bài báo, diễn đàn mà nếu muốn có thông tin chi tiết, nhanh chóng, tiện lợi là tìm kiếm thông tin trên websites của các trường. Với websites của các trường, học sinh có thể tìm kiếm tất cả các thông tin chi tiết về trường từ các chính sách của trường, các hoạt động mà trường tham gia, ngành và chương trình đào tạo,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 5
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ5 Kênh thông tin
Mức độ đánh giá (%)
GTTB Giá trị ý nghĩa thống kê
1 2 3 4 5
Tư vấn trực tiếp của
chương trình TVTS 8,30 18,30 26,70 20,00 26,70 3,38 0,000 Tư vấn hotline 8,30 14,20 38,30 30,00 9,20 3,18 0,000 Trực tiếp đến trường
đại học 10,00 17,50 36,70 24,20 11,70 3,10 0,000
Fanpage, group các
trường đại học 11,70 21,70 18,30 26,70 21,70 3,25 0,000 Websites của các
trường 27,50 25,80 18,30 20,80 7,50 2,55 0,000
Gia đình, thầy cô,
người thân 5,00 12,50 28,30 32,50 21,70 3,53 0,000 Các anh chị có kinh
nghiệm ở khóa trước 6,70 20,00 30,00 30,00 13,30 3,23 0,000 Diễn đàn TVTS, báo
online 10,80 22,50 39,20 12,50 15,00 2,98 0,000
TV 16,70 16,70 33,30 21,70 11,70 2,95 0,000
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019) Giai đoạn này có sự thay đổi lớn so với các giai đoạn trước về mức độ đáp ứng thông tin về thông tin tại các kênh. Nếu các giai đoạn trước kênh websites luôn có mức độ đáp ứng thông tin khá cao thì giai đoạn này lại khá thấp. Cụ thể, kênh websites của các trường có hệ số mean bằng 2,55 (dưới mức trung bình là 3,00). Điều này cho thấy rằng, học sinh chưa thỏa mãn về nhu cầu thông tin tại websites trong giai đoạn chọn ngành. Nhưng phải xem lại rằng, giai đoạn chọn ngành là giai đoạn rất quan trọng trong suốt hành trình, mà kênh quan trọng như websites không được hài lòng cao thì làm cho công tác truyền tải thông tin đến các đối tượng mục tiêu là không thực sự hiệu quả. Kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin cao nhất là kênh gia đình, thầy cô,
Trường Đại học Kinh tế Huế
người thân với hệ số mean bằng 3,53. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao thứ 2 là tư vấn trực tiếp của các chương trình tư vấn tuyển sinh với mức hài lòng trung bình bằng 3,38. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin cao thứ 3 và 4 là fanpage, group các trường đại học và các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước với mức độ đáp ứng thông tin trung bình bằng 3,25 và 3,23. Các kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin ở mức trung bình là kênh Tư vấn hotline và Trực tiếp đến trường đại học với hệ số mean bằng 3,18 và 3,10. Hai kênh có mức hài lòng khá thấp là kênh diễn đàn TVTS, báo online và TV với hệ số trung bình tương ứng là 2,98 và 2,95.
Trong giai đoạn 4, học sinh THPT yêu cầu thông tin các kênh cao hơn. Websites của các trường có tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong tất cả các kênh được đưa ra với 43,33%
người lựa chọn. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng thông tin là rất thấp khi mà tỷ lệ rất hài lòng là 3,8% trong 43,33% người lựa chọn sử dụng và 25% hài lòng. Đặc biệt, 34,6%
rất không hài lòng với thông tin về ngành nhận được. Đây có thể là nhược điểm mà trường cần cải thiện khi mà các thông tin về ngành được đăng tải và cập nhật là chung chung, chưa cho học sinh THPT hình dung cụ thể, thực tế về những ngành nghề mà học sinh quan tâm.
Fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ lựa chọn sử dụng ít hơn với 36,67%
nhưng lại có mức độ đáp ứng thông tin cao hơn. Cụ thể, 36,41% (trong 36,67% sinh viên lựa chọn sử dụng) rất hài lòng và 18,2% hài lòng. Còn 63,33% không lựa chọn sử dụng cũng đánh giá cao kênh thông tin này với 31,67% hài lòng và 13,2% rất hài lòng.
Lý giải cho kết quả điều tra này là hành vi của các bạn trẻ thời nay thích truy cập vào các fanpage, group để xem các đánh giá, review về trường/ngành, thích đọc cái bài viết, các bình luận, tương tác trên fanpage, group các trường đại học để rõ hơn trường/ngành đó.
Trường Đại học Kinh tế Huế