Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chè

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn

1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chè

Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các làng nghề chè nói riêng. Tuy nhiên, do đặc trưng về điều kiện tự nhiên mỗi vùng miền, dẫn đến chất lượng và sản lượng chè ở mỗi vùng là khác nhau. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển làng nghề chè. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, điện, nước, viễn thông,... cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường,… tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

1.1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Độ tuổi lao động và trình độ của người lao động trong làng nghề chè có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế làng nghề. Nếu độ tuổi quyết định đến sức lao động, thì trình độ của người lao động quyết định nhiều đến ứng dụng khoa học vào sản xuất và phát triển kinh tế làng nghề. Ngoài độ tuổi và trình độ của người lao động thì thể chế chính sách của nhà nước cũng là một yếu tốt quan trọng không kém. Sự phát triển làng nghề một cách tự phát, không có tổ chức, quản lý của Nhà nước thì gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường. Không có sự quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh

của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước không tổ chức, không quản lý phát triển của làng nghề sẽ không thu được thuế, không có điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phù hợp với thực tế sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển và ngược lại cơ chế chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân sẽ kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Cơ chế là chủ trương, định hướng của Đảng, gắn liền với ý chí chủ quan của con người. Chủ trương, định hướng được xác định trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn mới tạo ra cơ chế khách quan, phù hợp quy luật và tác động tích cực đến làng nghề và ngược lại.

1.1.4.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm làm nghề của hộ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, khả năng tìm kiếm thị trường... Tuy nhiên, lao động nghề chủ yếu là lao động thủ công không qua đào tạo, phần lớn là lao động nữ, dẫn đến khó khăn trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

1.1.4.4. Quy mô đầu tư nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nghề là chè búp tươi. Do vậy, chi phí nguyên liệu sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí: giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí điện, nước tưới cho chè,... tính đến khi thu hái sản phẩm chè búp tươi để đưa vào sao sấy. Mỗi vùng chè, mỗi hộ chè đầu tư chi phí cho vườn chè khác nhau, dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu chè cũng khác nhau.

Thông thường, những hộ nghề có quy mô vườn chè lớn thì chi phí nguyên liệu cho sản xuất chè cũng lớn.

1.1.4.5. Công cụ, phương tiện sản xuất

Tư liệu sản xuất tại (công cụ sản xuất) các làng nghề chè bao gồm: cuốc, xẻng, máy bơm nước, bình phun thuốc trừ sâu, máy sao chè,... Các yếu tố này đảm bảo cho quá trình sản xuất của làng nghề diễn ra liên tục, và đảm bảo cho làng nghề có điều kiện đầu tư, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

1.1.4.6. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè gồm hộ ngành nghề, HTX và các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, hình thức sản xuất kinh doanh phổ biến là hộ ngành nghề. Chính hình thức hộ ngành nghề nhỏ lẻ đã làm cho sự phát triển sản phẩm chè không đồng đều về sản lượng và chất lượng. Kết quả là trong cùng một làng, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến thị trường đầu ra không ổn định. Sự xuất hiện và phát triển HTX, doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm chè chất lượng cao, gia tăng sản lượng và các hình thức này đã có vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu sản phẩm chè nói chung và cho các làng nghề chè nói riêng và là đầu mối tiêu thụ chính sản phẩm nghề cho các hộ dân làng nghề.

1.1.4.7. Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề

Tại các làng nghề chè hiện nay các hộ, HTX, các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm chè hoạt động độc lập và manh mún, giữa họ chưa có sự liên kết chặt chẽ. Cần khuyến khích các hình thức liên kết trong các làng nghề: liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết với các cơ quan, tổ chức quản lý nhằm hỗ trợ để ổn định các yếu tố đầu vào cho các hộ dân làng nghề với chất lượng và giá cả hợp lý, mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề. Những quan hệ liên kết quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh là liên kết giữa giữa doanh nghiệp chè với các nhà phân phối, liên kết HTX với hộ dân làng nghề, liên kết giữa HTX với doanh nghiệp. Nội dung liên kết bao gồm: liên kết về tài chính đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu động, liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có thể đáp ứng được những đơn hàng có số lượng lớn.

1.1.4.8. Quy mô vốn

Quy mô vốn tại các làng nghề chè thường không lớn, sản xuất theo thời vụ nên thường tận dụng lượng tiền nhàn rỗi trong dân (vốn tự có) hoặc

các hộ có thể tự huy động từ anh em, họ hàng,... hay nguồn vốn tín dụng chính thức từ các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại,… Đối với nguồn vốn tín dụng, các hộ có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu của các hộ dân làng nghề. Chính những khó khăn như quy mô vốn nhỏ lẻ, tỷ lệ vốn chủ yếu là vốn tự có, những khó khăn khi vay vốn ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nghề.

1.1.4.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chè hiện nay chủ yếu cho các thương lái tại làng nghề, tiêu thu tại các chợ truyền thống, các cửa hàng đại lý,…

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của làng nghề chè đang được mở rộng. Sản phẩm xuất khẩu của làng nghề là chè xanh và chè xanh đặc sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các doanh nghiệp xuất khẩu, và một số HTX. Thông qua xuất khẩu, giá trị sản phẩm chè tăng lên.

1.1.4.10. Môi trường tại các làng nghề chè

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Đối với làng nghề chè, ô nhiễm chủ yếu do khí thải từ các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt, nếu hộ dân trong làng nghề chè bón phân, và dùng các loại thuốc trừ sâu quá liều lượng và không theo quy định thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và tăng lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong chè, làm ảnh hưởng tới chất lượng chè của hộ, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong hộ chè. Do vậy, để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chè, các hộ cần phải chăm sóc, chế biến chè theo quy trình sản xuất chè an toàn (VietGAP, Global GAP,...).

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)