Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
3.1.2. Tổ chức quản lý sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phầm chè của làng nghề chè huyện Đổng Hỷ
3.1.2.1. Tổ chức sản xuất làng nghề chè
Về tổ chức sản xuất trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, kết quả điều tra cho thấy: loại hình tổ chức quản lý sản xuất chè gồm cơ sở sản xuất ngoài hộ và hộ sản xuất kinh doanh chè. Trong đó, cơ sở sản xuất kinh doanh chè ngoài hộ gia đình gồm doanh nghiệp chè (còn gọi là các công ty chè) và HTX chè. Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 5 doanh nghiệp chè với thời gian hoạt động bình quân của các doanh nghiệp này là 10,5 năm, có 16 HTX với thời gian hoạt động trung bình là 3,6 năm, thấp hơn so với doanh nghiệp chè của huyện Đồng Hỷ. Hộ sản xuất chè trong 36 làng nghề chè có tổng số 2.548 hộ (Bảng 3.3). Rõ ràng là số hộ trồng chè trong làng nghề chè của huyện rất lớn, chứng tỏ chè là nguồn sinh kế chủ yếu và quan trọng đối với địa phương.
Bảng 3.3. Hình thức tổ chức sản xuất làng nghề chè huyện Đồng Hỷ Loại hình tổ chức quản lý sản xuất Số lượng Cơ sở sản xuất kinh doanh
ngoài hộ
Doanh nghiệp 5
Hợp tác xã 16
Hộ sản xuất kinh doanh chè Hộ làm nghề chè 2.548 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019 Theo điều tra, toàn huyện Đồng Hỷ hiện có 16 HTX chè, tập trung chủ yếu ở xã Minh Lập (6 HTX, chiếm tỷ lệ 37,5% tổng số HTX chè toàn huyện), tiếp đến là các xã Văn Hán và thị trấn Sông Cầu mỗi đơn vị có 4 HTX chè, chiếm tỷ lệ 50% tổng số HTX chè toàn huyện; các xã Hóa Trung và Khe Mo
mỗi xã có 1 HTX chè. Số thành viên HTX chè toàn huyện có tổng số 1.162 thành viên, bình quân mỗi HTX có 72,6 thành viên, độ lệch chuẩn là 37,4 thành viên, sai số là 9,3 thành viên, nên biến động đến 51,5% (Bảng 3.4).
Diện tích chè của tất cả 16 HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là 1.109 ha trong tổng số 2.407 ha chè của tất cả 36 làng nghề chè, chiếm tỷ lệ 46,1% tổng diện tích chè trong làng nghề chè. Bình quân mỗi HTX có 69,3 ha chè. Điều đặc biệt, trong tổng số 1.109 ha chè của tất cả 16 HTX chè thì có tới 1.089 ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap, chiếm tỷ lệ bình quân là 98,2% tổng diện tích chè của các HTX chè toàn huyện Đồng Hỷ (Bảng 3.4). Diện tích chè an toàn lớn là thế mạnh của sản phẩm chè trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ.
Bảng 3.4. Các HTX chè trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
(Đơn vị tính: ha)
Xã Số HTX
chè
Số thành viên HTX
Diện tích chè BQ/
HTX (ha)
Diện tích chè an toàn
(ha)
Tỷ lệ diện tích chè an
toàn (%)
Hóa Trung 1 65,0 60,0 60,0 100,0
Khe Mo 1 69,0 65,0 60,0 92,3
Minh Lập 6 63,7 62,5 60,8 97,3
TT. Sông Cầu 4 96,3 90,8 90,8 100,0
Văn Hán 4 65,3 61,5 60,3 98,0
Mean 72,6 69,3 68,1 98,2
Sum 16 1,162,0 1,109,0 1,089,0 98,2
SD 37,4 35,6 35,4
SE 9,3 8,9 8,8
CV% 51,5 51,4 52,0
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019
Chè an toàn là chè có sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGiap hoặc GlobalGap, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Vậy quy trình sản xuất chè an toàn là như thế nào? Trước tiên, khi tham gia vào mô hình sản xuất chè an toàn, người nông dân sẽ phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, thu hoạch đến chế biến. Cụ thể là:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tăng cường các loại phân bón vi sinh;
- Quá trình sản xuất và chế biến phải được ghi chép nhật ký chi tiết;
- Sản phẩm chỉ được cấp giấy chứng nhận với sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của cơ quan chức năng;
- Khi thực hiện các mô hình, người dân sẽ được hưởng một số hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí để cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, việc phát triển diện tích chè an toàn theo quy trình VietGAP hay GlobalGAP tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang được đẩy mạnh.
Để tìm hiểu về cách sản xuất chè theo quy trình VietGAP của bà con trong làng nghề, chúng tôi đã đến thăm một gia đình ở làng nghề chè xóm 5 thị trấn Sông Cầu, chủ hộ chia sẻ chia sẻ: Sau khi được tham dự tập huấn và tự nghiên cứu, người trồng chè chúng tôi hiểu được, mục đích của quy trình VietGAP là để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng và môi trường sống. Vì vậy, gia đình đã chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn, không sử dụng phân bón hóa học, dùng nhiều phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng cần tiến hành đúng liều lượng và thời gian quy định, chỉ phun thuốc sau khi đã thăm chè, phát hiện bệnh và đều phải ghi chép cẩn thận trong sổ sách...
Nếu so với quy trình sản xuất chè trước đây thì việc thực hiện theo quy trình sản xuất an toàn sẽ tiết kiệm được khoảng 30% chi phí mà lại an toàn cho người làm chè và người tiêu dùng. Vì vậy gia đình cho rằng, việc áp dụng sản xuất sạch chính là hướng đi mà người làm chè cần áp dụng để người tiêu dùng tin tưởng và làng chè phát triển.
Theo điều tra, hiện tại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có tổng số 5 doanh nghiệp (công ty) chè có đóng trụ sở ở thị trấn Sông Cầu, xã Hóa Thượng và Văn Hán (Bảng 3.5). Trong đó, công ty TNHH 1 thành viên chè Sông Cầu mặc dù được thành lập rất sớm, từ năm 1998, tiền thân từ Nông trường Sông Cầu thành lập từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty này hoạt động không hiệu quả dẫn đến phải tạm ngừng hoạt động.
Như vậy trong tổng số 5 doanh nghiệp chè trên địa bàn huyện thì có tới 2 doanh nghiệp tạm thời ngừng hoạt động. Có 1 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng (công ty TNHH chè Đổng Hỷ) và 2 doanh nghiệp đang hoạt động tốt là Công ty chè sạch Sinh Hạ có trụ sở ở xã Văn Hán và công ty cổ phần chè NTea Thái Nguyên có trụ sở ở xã Hóa Thượng. Sản phẩm của 2 doanh nghiệp này được đánh giá khá đa dạng như Chè xanh truyền thống, Trà hữu cơ, Macha hữu cơ, Trà sâm Ntea, Trà túi lọc Ntea, Trà sữa Ntea, Trà thảo mộc, Trà nước… Nên đang được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
Bảng 3.5. Các công ty chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ Tên công ty Địa chỉ công ty
Năm bắt đầu hoạt
động
Trạng thái hoạt động
hiện tại
Thị trường tiêu thụ Công ty TNHH chè
Đổng Hỷ
Xóm Vải, xã
Hóa Thượng 2001 Hoạt động
cầm chừng Trong nước Công ty TNHH 1 thành
viên chè Sông Cầu TT. Sông Cầu 1998
Tạm thời ngừng hoạt
động Công ty cổ phần chè
NTea Thái Nguyên
Xóm Văn Hữu, xã Hóa
Thượng
2017 Đang hoạt động
Trong nước, ngoài nước Công ty TNHH chế biến
nông chè Thái Nguyên
Xóm Đồng Thái, xã Hóa
Thượng
2003
Tạm thời ngừng hoạt
động Công ty TNHH chè
sạch Sinh Hạ Văn Hán 2016 Đang hoạt
động
Trong nước, ngoài nước Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019
Doanh nghiệp chè kém phát triển so với HTX chè là đặc điểm nổi trội ở huyện Đồng Hỷ. Hệ quả là thị trường tiêu thụ chè chủ yếu ở trong nước sẽ được tìm hiểu trong mục tiếp theo.
3.1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề huyện Đồng Hỷ được đánh giá chủ yếu là tiêu thụ trong nước với mạng lưới và hệ thống phân phối rộng khắc các tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau...
Với cấu trúc tổ chức sản xuất đặc thù, doanh nghiệp chè kém phát triển, vai trò của HTX ngày càng được khẳng định. Hiện nay, chè ở tất cả 36 làng nghề trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chủ yếu được 16 HTX và 2.548 hộ gia đình (chiếm tới 90% sản lượng sản phẩm). Chỉ có khoảng 10% số lượng sản phẩm chè do các công ty, doanh nghiệp phân phối, kiểm soát. Trong đó có 75% dùng cho xuất khẩu các nước Mỹ, Tâu Âu, Nga, Pháp, Đức,… và 25% còn lại bán cho người tiêu dùng trong nước (Hình 3.1).
Hình 3.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè làng nghề chè huyện Đồng Hỷ Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019
Kết quả điều tra cho thấy: Có tới 45% sản lượng sản phẩm chè ở làng nghề được phân phối, kiểm soát bởi 16 HTX chè trên địa bàn để xuất khẩu nước ngoài khoảng 5%, 95% còn lại bán cho khách hàng trong nước, cùng với sản phẩm của các hộ gia đình (Hình 3.1). Sản phẩm chè của các HTX và hộ gia đình chủ yếu là chè xanh truyền thống, được đóng gói trong túi hút chân không với kích cỡ từ 0,2- 0,5 kg/túi. Vì vậy, chiến lược phát triển làng nghề chè ở huyện Đồng Hỷ cần tiến tới thúc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thông qua phát triển mạnh các doanh nghiệp, các công ty chè trên địa bàn.