Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Đồng Hỷ
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ
Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn Trại Cau, Sông Cầu và 13 xã: Hóa Thượng, Huống Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi, Cây Thị, Hợp Tiến, Khe Mo, Văn Hán, Hóa Trung, Quang Sơn, Văn Lăng, Tân Long, Hòa Bình và Minh Lập.
Toàn huyện Đồng Hỷ hiện có 205 xóm, tổ dân phố. Dân số 89.515 người sinh sống trong 23.842 hộ gia đình, mật độ dân số 208 người/km2. Thành phần dân tộc gồm: Kinh, Sán dìu, Mông, Dao,…
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả,…
Năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu (so với năm gốc 2010) đạt 17,85% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,7%; thương mại - dịch vụ: 4,9%) (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ Cơ cấu kinh tế Năm 2010
(Tỷ đồng)
Năm 2017 (Tỷ đồng)
Năm 2018 (Tỷ đồng)
Tốc độ phát triển (%) 2018/2010
Công nghiệp-xây dựng 1.710 2.078 2.215 22,9
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.187 1.192 1.231 3,7
Thương mai- dịch vụ 245 250 257 4,9
Tổng 3.142 3.520 3703 17.85
Nguồn: Niên gián thống kê, 2019 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 2010) đạt 2.215 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương đạt 505 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 720 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt 990 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được quan tâm, phát triển; một số dự án mới đã và đang được đầu tư như: Dây chuyền luyện gang 100.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất phôi thép công suất 165.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên; các nhà máy sản xuất gạch với công suất 20-35 triệu viên/năm ở xã Khe Mo, Hóa Trung; 02 nhà máy may với quy mô gần 1.000 lao động ở xã Hóa Thượng, Nam Hòa. Năm 2018, toàn huyện có trên 170 doanh nghiệp đang hoạt động; 31 làng nghề chè truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.231 tỷ đồng (Bảng 2.1); cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao,… toàn huyện hiện có 3.600 ha chè, trong đó có trên 3.100 ha chè kinh doanh, trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGap;
giá trị thu nhập bình quân đạt trên 250 triệu đồng/năm/01 ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 38.000 tấn/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có trên 100 trang trại chăn nuôi quy mô quốc gia, trong đó có trên 80 trang trại chăn nuôi gia cầm, hơn 20 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau,…
Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt, phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Năm 2018 thực hiện rà soát, bổ sung kế hoạch 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Văn Hán và Nam Hòa); đồng thời chỉ đạo các xã còn lại tăng từ 02 tiêu chí trở lên. Năm 2018 hoàn thành 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt nông thôn mới lên 08 xã: Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, Khe Mo, Quang Sơn, Hóa Trung, Văn Hán, Nam Hòa); xã Minh Lập nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng dựng xóm Cà Phê 1 đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018 và xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ như: Bưu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,… cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Mạng lưới hệ thống chợ, cửa hàng thương mại dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn bám sát vào mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo nguồn vốn vay cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng và dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng bình quân trên 15%.
Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu (năm 2018) đạt 257 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 719 tỷ đồng.
Thu ngân sách có mức tăng trưởng khá, năm 2018 đạt 119,7 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách hằng năm (không kể thu cấp quyền sử dụng đất) tăng bình quân 18%.
Năm 2018, trên địa bàn huyện đã thu hút nguồn vốn đầu tư được trên 1.400 tỷ đồng. Trong đó: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do tỉnh Thái Nguyên tổ chức, có 02 dự án đầu tư vào huyện được cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau do Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện với số vốn đầu tư khoảng trên 700 tỷ đồng; dự án xây dựng Khu tổ hợp dịch vụ và công viên văn hóa thể thao Hồng Thái tại xã Hóa Thượng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị công nghiệp BCD thực hiện, với số vốn đầu tư dự kiến là trên 320 tỷ đồng; ngoài ra dự án mở rộng sản xuất của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (đầu tư dây chuyền sản xuất phôi thép) với số vốn đầu tư 370 tỷ đồng; dự án Trung tâm dịch vụ sản xuất và giới thiệu sản phẩm thời trang may Phú Hưng, với số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng và thu hút đầu tư các dự án khác như: Dự án mở rộng nhà máy may TNG Đồng Hỷ tại xã Nam Hòa; dự án Xây
dựng trang trại lợn tập trung Trọng Khôi tại xã Minh Lập (quy mô 300 ha) và khảo sát thực hiện các dự án thủy điện tại xã Minh Lập; dự án phát triển du lịch hang núi đá vôi tại xã Quang Sơn,...
Công tác giáo dục - y tế được quan tâm thực hiện tốt; tính từ năm 2015 đến năm 2018 đã xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn (trong đó 06 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2 tại 15/15 xã thị trấn; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
Hiện nay, 100% Trạm y tế các xã, thị trấn đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số và phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo theo Luật khám chữa bệnh;
chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và nâng lên; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.
Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng; thiết chế văn hóa tiếp tục được củng cố, hoàn thiện;
đến nay 201/205 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 113 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới; giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể như: Di tích lịch sử và lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc H’Mông, Sán dìu),... được quan tâm giữ gìn và phát huy; công tác quản lý nhà nước nhà
nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin được tăng cường đảm bảo đúng định hướng.
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm.