Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
3.1.1. Một số đặc điểm chung làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ (2019), toàn huyện có hơn 3.600 ha chè, trong đó có hơn 3.100 ha chè kinh doanh. Để nâng cao giá trị, quảng bá sản phẩm chè ra thị trường, nhiều năm qua, các sở, ngành của tỉnh, huyện Đồng Hỷ đã có không ít chương trình hỗ trợ người trồng chè, như: Hỗ trợ máy móc, cây giống, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật...
Được hỗ trợ, người trồng chè trên địa bàn cũng nhiệt tình tham gia, hưởng ứng các chương trình, hoạt động, đồng thời tích cực đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Bảng 3.1. Số lượng các làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
Tên xã 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số
Văn Hán 3 3 2 2 4 3 17
Hòa Bình 3 1 4
Minh Lập 4 4
TT Sông Cầu 2 1 1 4
Hóa Thượng 1 1 2
Khe Mo 1 1 2
Nam Hòa 1 1
Văn Lăng 1 1
Cây Thị 1 1
Tổng số 4 5 1 4 4 4 5 4 5 36
Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, 2019
Đối với cây chè huyện Đồng Hỷ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng mới, trồng lại cây chè, phát triển diện tích chè theo quy trình VietGAP tại các xã, thị trấn. Đến nay, sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt sao thuộc chương trình OCOP gồm 7 sản phẩm của 4 xã, thị trấn, trong đó đa số là sản phẩm chè. Năm 2019 toàn huyện xây dựng và công nhận mới 5 làng nghề chè, nâng tổng số lên 37 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề chè, 1 làng nghề miến dong (ở xã Hóa Thượng), đặc biệt xã Văn Hán đạt 100%
các xóm có làng nghề chè.
Theo Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2019), Đồng Hỷ là huyện có nhiều làng nghề chè đứng thứ tư toàn tỉnh với số lượng là 36 làng nghề chè, tập trung tại các xã Văn Hán: 17 làng nghề chè, chiếm 47,2% tổng số làng nghề chè toàn huyện; các xã Hòa Bình, Minh Lập và thị trấn Sông Cầu mỗi đơn vị có 4 làng nghề chè; các xã Hóa Thượng, Khe Mo mỗi xã có 2 làng nghề chè; các xã Văn Lăng, Cây Thị và Nam Hòa mỗi xã có 1 làng nghề chè (Bảng 3.1).
Trong đó xã Minh Lập có 4 làng nghề chè được công nhận sớm nhất, từ năm 2010, tiếp đến là Hòa Bình và thị trấn Sông Cầu vào năm 2012. Đặc biệt liên tục không ngắt quãng từ năm 2014 đến nay mỗi năm có từ 4-5 làng nghề chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được công nhận (Bảng 3.1).
Tổng diện tích chè của tất cả 36 làng nghề chè của huyện Đồng Hỷ hiện có diện tích 2.407 ha, chiếm tỷ lệ 66,9% tổng diện tích chè toàn huyện. Tính chung mỗi làng nghề chè có diện tích chè bình quân 66,9 ha và khá đồng đều trong số 36 làng nghề, vì độ lệch chuẩn khá thấp (21,7 ha), sai số chuẩn 3,6 ha, nên biến động (CV%) về diện tích chè giữa các làng nghề chè chỉ là 32,4%
(Bảng 3.2).
Tổng số hộ trồng chè trong số 36 làng nghề chè toàn huyện là 2.548 hộ trong tổng số 23.842 hộ gia đình toàn huyện, chiếm tỷ lệ 10,7% tổng số hộ gia đình của huyện Đồng Hỷ, trong đó nhiều nhất tại xã Văn Hán với 1.229 hộ trồng chè ở làng nghề chè. Số hộ bình quân mỗi làng nghề chè là 70,8 hộ, xem
ra khá đồng đều giữa các làng nghề chè do độ lệch chuẩn khá thấp (22,8 hộ), sai số chuẩn 3,8 hộ, nên biến động (CV%) về số hộ trồng chè giữa các làng nghề chè chỉ là 32,3% (Bảng 3.2).
Tính bình quân mỗi hộ có 0,94 ha chè, trong đó cao nhất là hộ trồng chè trong 4 làng nghề chè ở thị trấn Sông Cầu (bình quân mỗi hộ có 1,27 ha chè), thấp nhất là hộ trồng chè trong làng nghề chè xã Nam Hòa, chỉ có bình quân 0,65 ha chè/hộ (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Một số thông tin chung làng nghề chè huyện Đồng Hỷ
Xã
Số làng nghề
chè
Tổng diện tích
chè của làng nghề
(ha)
Diện tích chè bình
quân làng nghề
(ha)
Tổng số hộ làng nghề chè
(hộ)
Số hộ bình quân làng nghề
(hộ)
Diện tích chè
bình quân hộ
(ha)
Văn Hán 17 988 58,1 1,229 72,3 0,80
Minh Lập 4 340 85,0 309 77,3 1,10
TT Sông Cầu 4 341 85,3 269 67,3 1,27
Hòa Bình 4 320 80,0 291 72,8 1,10
Khe Mo 2 130 65,0 124 62,0 1,05
Cây Thị 1 89 89,0 80 80,0 1,11
Hóa Thượng 2 76 38,0 105 52,5 0,72
Văn Lăng 1 81 81,0 76 76,0 1,07
Nam Hòa 1 42 42,0 65 65,0 0,65
Bình quân 66,9 70,8 0,94
Tổng số 36 2.407 2.548
SD 21,7 22,8
SE 3,6 3,8
CV(%) 32,4 32,3
Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, 2020 và tính toán của tác giả
Mặc dù năng suất, chất lượng sản phẩm chè tại các làng nghề qua thời gian đã có sự thay đổi đáng kể, song, các làng nghề chè vẫn chưa phát triển như mong đợi của cả người dân và cơ quan quản lý. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong các mục tiếp theo.