Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 44 - 47)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua KBNN Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Bao gồm:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và kết luận.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Ý nghĩa: Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả có thể so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau. Từ đó đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm soát lập dự toán chi ngân sách nhà nước

∑ kế hoạch dự toán chi NSNN = ∑ chi thường xuyên + ∑ chi đầu tư phát triển Trong đó:

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sồng người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.

Kế hoạch chi thường xuyên được xác định bằng:

∑ chi thường xuyên = Chi SN tài nguyên môi trường + SN giao thông vận tải + SN nông lâm ngư nghiệp và thủy lợi + SN kinh tế + Đảm bảo xã hội + SN khác - Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển, nếu quy mô năm sau nhiều hơn năm trước chứng tỏ địa phương vẫn tiếp tục cho phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân, là tiêu chí thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.

Kế hoạch chi đầu tư phát triển được xác định bằng:

∑ chi đầu tư phát triển = Chi SN tài nguyên môi trường + SN giao thông vận tải + SN nông lâm ngư nghiệp và thủy lợi + SN kinh tế + Đảm bảo xã hội

2.4.2. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm soát phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước

- Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN được đánh giá thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

việc thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán, kiểm tra... và quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.

∑ dự toán phân bổ NSNN = ∑ dự toán phân bổ chi thường xuyên + ∑ dự toán phân bổ đầu tư phát triển

2.4.3. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm soát thực hiện dự toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu về tổng vốn dự toán và số vốn cấp phát thực tế: Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên NSNN trong năm so với số dự toán giao đầu năm.

Tỷ lệ số tiền thực hiện/ số

tiền được dự toán = Số tiền thực hiện

x 100 Tổng số tiền được dự toán

2.4.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư XDCB sử dụng NSNN, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội đồng nhân dân về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư XDCB trong năm ngân sách; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tư; Kiểm tra tổng ngân sách đầu tư XDCB được quyết toán trong năm tài chính. Kiểm tra các báo cáo của KBNN về quyết toán ngân sách đầu tư XDCB như báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách đầu tư XDCB; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tư XDCB về điều kiện và thủ tục hồ sơ thanh toán… từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý để chấn chỉnh giúp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ NSNN ngày được nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nước và được đánh giá qua tiêu chí như:

- Số vụ kiểm tra theo kế hoạch - Số vụ được kiểm tra thực tế - Số vụ vi phạm thực tế Tỷ lệ số vụ vi phạm/ số vụ

được kiểm tra = Số vụ vi phạm

x 100 Tổng số vụ được kiểm tra

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)