Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 69 - 79)

Chương 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua KBNN Bắc Kạn

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Nhận thức của đơn vị về kiểm soát chi qua KBNN

Các lãnh đạo tại thành phố Bắc Kạn rất coi trọng công tác kiểm soát chi NSNN tại địa bàn, bởi đó là nguồn vốn quan trọng đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sử dụng nguồn chi tiết kiệm, hiệu quả là những chủ trương ưu tiên và cơ bản nhất trong quá trình vận hành và quản lý.

Để quản lý tốt công tác chi NSNN, ban lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo đúng chức năng thẩm quyền được cơ quan tài chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cấp trên giao phó.

Tại thành phố Bắc Kạn, tiềm lực là phát triển nông nghiệp, khai khoáng, du lịch nên ban lãnh đạo ưu tiên đầu tư cho chi đầu tư phát triển (đặc biệt là XDCB) hơn là chi thường xuyên (kinh tế, giáo dục, xã hội,…). Đây là hướng chi rất phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn của địa phương, bởi khi đã đầu tư cho XDCB tốt thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư, khách du lịch, tạo ra nguồn thu lớn hơn.

UBND thành phố Bắc Kạn, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Kạn đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về kiểm soát chi đầu tư phát triển và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh toán vốn đầu tư. Bố trí cơ cấu chi đầu tư luôn bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để phát triển Kinh tế - xã hội đã đề ra.

3.3.2.2. Tổ chức bộ máy

Sau khi điều tra 51 cán bộ và lãnh đạo KBNN Bắc Kạn về “Cơ cấu tổ chức KBNN Bắc Kạn”, Tác giả có kết quả cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.11. Ý kiến của cán bộ và lãnh đạo KBNN Bắc Kạn về cơ cấu tổ chức KBNN Bắc Kạn

Nội dung câu hỏi khảo sát Rất

kém Kém Trung

bình Tốt Rất tốt

Điểm TB Bộ máy KBNN có sự sắp

xếp, bố trí khoa học, hợp lý 19 16 8 6 2 2,14 Sự phân cấp quyền hạn, chức

năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể

2 7 10 18 14 3,69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc

26 11 7 5 2 1,94

Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân

1 7 9 26 8 3,65

Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN

0 7 14 28 2 3,49

Tổng 2,98

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2019) Kết quả điều tra đạt = 2,98 xếp loại trung bình. Điểm trung bình này thể hiện cán bộ và lãnh đạo KBNN Bắc Kạn đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy, cách thức sắp xếp nhân sự ở mức trung bình. Về “Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý” và “Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc” chưa được đánh giá cao là do lượng công việc nhiều, số lượng cán bộ công chức còn hạn chế dẫn tới tình trạng quá tải thường xảy ra, khiến cho cán bộ cảm thấy căng thẳng và lo có thể xảy ra sai sót trong công việc.

Ý kiến về “Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể”; “Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân” và “Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN” có được kết quả tốt như trên là do KBNN Bắc Kạn có sự phân công nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban rõ ràng, phối hợp chặt chẽ và xuyên suốt từ KBNN cấp cao hơn - đồng cấp - cấp dưới như sau:

KBNN Việt Nam

KBNN tỉnh Bắc Kạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2. Phân cấp KBNN các cấp 3.3.2.3. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Hạ tầng CNTT, hiện nay cơ quan Tài chính có một hệ thống mạng máy tinh diện rộng chuyên dùng (Mạng WAN) được quang hóa 100%, kết nối thông suốt 7/7, 24/24 thông qua 29 kênh truyền bằng cáp quang, từ Sở Tài chính đến các Phòng Tài chính kế hoạch của các xã, phường, và thành phố.

Hệ thống bao gồm 18 mạng LAN với 16 máy chủ có cấu hình cao, 10 máy trạm và thiết bị mạng, hệ thống phần mềm bản quyền máy chủ, phần mềm bảo mật, phần mềm quản lý truy cập Internet, phần mềm phòng chống virus được cập nhật liên tục hàng ngày.

Hiện nay đội ngũ công chức chuyên môn về cơ bản đều đã nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với công chức tin học có kiến thức và kỹ thuật khá vững. Tuy nhiên trình độ tin học của công chức cơ quan tài chính địa phương đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…) nên khá hạn chế trong khi tác nghiệp với các phần mềm kiểm soát chi NSNN.

Với thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật như trên ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại cơ quan tài chính không ngừng nâng cao trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành, nếu không cải thiện tình hình này thì khó có thể đạt được lợi ích tối đa khi thực hiện kiểm soát chi NSNN.

Dưới đây là kết quả điều tra cán bộ và lãnh đạo KBNN Bắc Kạn về trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật đạt 2,86 điểm chỉ ở mức trung bình

KBNN thành phố/huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.12. Ý kiến của cán bộ và lãnh đạo KBNN Bắc Kạn về trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật KBNN Bắc Kạn Nội dung câu hỏi khảo sát Rất

kém Kém Trung

bình Tốt Rất tốt

Điểm TB Trang thiết bị thực hiện nghiệp

vụ của nhân viên KBNN tỉnh là đầy đủ

21 15 9 5 1 2,02

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh là hiện đại

24 10 10 5 2 2,04

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh làm việc ổn định, ít hỏng hóc

18 14 7 6 6 2,37

Trang thiết bị phục vụ môi trường làm việc của nhân viên KBNN tỉnh là đẩy đủ

1 9 12 14 15 3,65

Lãnh đạo KBNN thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho nhân viên KBNN tỉnh

0 4 8 13 26 4,2

Tổng 2,86

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2019) 3.3.2.4. Năng lực đội ngũ làm công tác KSC

Trong những năm qua Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn đã quan tâm chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức của đơn vị tham gia học tập nghiệp vụ đã tổ chức các lớp tập huấn, học tập trung tại chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn đồng thời tổ chức học tập để nâng cao và cập nhật cái mới. Đến nay toàn bộ cán bộ, công chức làm nghiệp vụ từ Kho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bạc Nhà nước tỉnh đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện đều được học và sử dụng máy tính phục vụ nghiệp vụ thành thạo, đã tạo điều kiện cho việc nối mạng từ Kho bạc Nhà nước tỉnh xuống các Kho bạc Nhà nước huyện tượng đối thuận tiện, nhanh chóng.

Bảng 3.13. Quy mô nguồn nhân lực thực hiện KSC giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

Trình độ chuyên môn

Sau ĐH 8 12 15 150,00 125,00

ĐH 109 116 115 106,42 99,14

Cao đẳng, trung cấp 10 6 5 60,00 83,33

Sơ cấp, THPT, khác 21 13 12 61,90 92,31

Giới tính

Nam 87 86 86 98,85 100,00

Nữ 61 61 61 100,00 100,00

TĐ chính trị

Cao cấp 14 14 15 100,00 107,14

Trung cấp 10 11 11 110,00 100,00

Sơ cấp 47 48 48 102,13 100,00

Khác 77 74 73 96,10 98,65

Vị trí

Lãnh đạo 25 26 26 104,00 100,00

Chuyên viên 123 121 121 98,37 100,00

Tổng 148 147 147 99,32 100,00

(Nguồn: Báo cáo NSNN năm 2017-2019 tại KBNN Bắc Kạn) Tổng số cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn năm 2019 là 147 CBCNV trong đó: Trình độ Thạc sỹ là 15 CBCNV, Trình độ đại học là 115 CBCNV, Trình độ trung học 5 CBCNV, Trình độ sơ cấp và các ngành nghề khác là 12 CBCNV. Trình độ Thạc sỹ và đại học xu hướng tăng qua các năm, thể hiện CBCNV KBNN Bắc Kạn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Về giới tính, trình độ chính trị, vị trí không thay đổi đáng kể trong 3 năm 2017-2019.

Bên cạnh việc đội ngũ công chức không chỉ thiếu về số lượng, một số công chức còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa hiểu sâu, nắm rõ những quy định của Nhà nước, chưa có kinh nghiệm công tác thực tiễn nên trong việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát còn chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ; năng lực của đội ngũ công chức xã làm công tác kế toán còn chưa vững, một số công chức chưa có nghiệp vụ kế toán, chế độ, chính sách được triển khai tại xã tương đối nhiều, tuy nhiên có nhiều xã không phân biệt được nhiệm vụ của từng nguồn kinh phí, phải chờ khi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định quyết toán mới xác định nguồn hoặc giúp hạch toán sổ sách kế toán.

3.4. Đánh giá chung về kiểm soát chi NSNN theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua KBNN Bắc Kạn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Qua từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác quản lý NSNN ngày càng có sự chuyển biến tích cực từ khâu lập, duyệt, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, đến quyết toán và kiểm tra giám sát. Theo đó, công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN Bắc Kạn cũng ngày càng đi vào nề nếp với chất lượng và hiệu quả cao hơn; thông qua kiểm soát chi đã giúp cho các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư ngày càng hiểu và chấp hành tốt hơn các chính sách, chế độ liên quan đến kiểm soát chi NSNN, góp phần quan trọng trong việc giám sát quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Kết quả công tác kiểm soát chi NSNN từ năm 2017-2019 qua KBNN Bắc Kạn được thể hiện qua các nội dung sau:

- Về việc lập dự toán: Năm 2017, KBNN Bắc Kạn đã thực hiện lập dự toán cho 514 dự án, công trình, với tổng số vốn là 901,109 triệu đồng, năm 2018 là 952,138 triệu đồng, năm 2019 là 1,832,632 triệu đồng. Thực tế trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

những năm qua quá trình lập dự toán chi tại Tỉnh Bắc Kạn đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ vào quy định của Bộ tài chính, của Ủy ban nhân dân thành phố, các văn bản hướng dẫn lập dự toán hàng năm.

- Về việc phân bổ dự toán chi ngân sách: KBNN Bắc Kạn phân bổ ngân sách giai đoạn 2017-2019 đã lượng hoá cách xây dựng cụ thể, công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng phân bổ theo cảm tính, tạo sự chủ động trong xây dựng dự toán. KBNN Bắc Kạn luôn đảm bảo thanh toán vốn theo đúng chế độ quy định.

- Về việc thực hiện dự toán và quyết toán chi NSNN: Qua số liệu thống kê cho thấy, tất cả các khoản chi đạt trên 90% trở lên, thực chi thường xuyên đạt 96,48% so với dự toán, thực chi đầu tư phát triển đạt 90,54% so với dự toán, riêng chi cho lĩnh vực sự nghiệp khác, sự nghiệp tài nguyên môi trường và đảm bảo xã hội đạt 100% so với dự toán thể hiện đây là những lĩnh vực được quan tâm.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội: Năm 2019, tỉnh Bắc Kạn đã phấn đấu thực hiện khá tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, nhất là chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Tổng giá trị gia tăng GRDP trên địa bàn năm 2019 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 6.596,7 tỷ đồng, ước đạt 108% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2019 ước đạt 6,2%, vượt kế hoạch 5,5% đề ra.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Về cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

* Công tác Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm soát chi NSNN tồn tại một số vấn đề như:

- Tại KBNN:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Việc lưu trữ chứng từ của các đơn vị không thực hiện lưu hồ sơ gốc mà thực hiện lưu bảng kê chứng từ thanh toán theo mẫu của Bộ Tài chính.

+ Do việc phân cấp thanh kiểm tra của ngành còn hạn chế do vậy kế hoạch kiểm tra các đơn vị sự nghiệp công lập hàng năm kiểm tra theo đề cương còn ít, mới thực hiện được 5 đơn vị trên toàn tỉnh.

+ Cán bộ bố trí cho công tác thanh tra còn ít, công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành chưa được nhiều

- Tại đơn vị sử dụng NSNN:

+ Bảng kê chứng từ thanh toán 01 liên lưu tại KBNN, 01 liên lưu tại đơn vị SDNSNN không khớp nhau, một số bảng kê không khớp nội dung thanh toán, không khớp chứng từ gốc

+ Sử dụng mẫu chứng từ quy định của Bộ tài chính chưa đúng.

+ Thanh toán các khoản công tác phí chi chưa đúng đối tượng theo danh sách lưu tại đơn vị.

+ Việc hạch toán mục lục ngân sách nhà nước: Vẫn còn một số đơn vị hạch toán chưa khớp mục tại báo cáo của đơn vị với báo cáo tại KBNN.

+ Đối với một số khoản chi không dùng tiền mặt theo Thông tư số 13 và Thông tư số 136 đơn vị vẫn dùng tiền mặt để thanh toán cho nhà cung cấp

* Các đơn vị thực hiện khoán biên chế và quản lý hành chính, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế chưa thực sự được tự chủ trong quá trình chi tiêu của đơn vị do cơ chế điều hành của cơ quan Tài chính - kế hoạch.

* Lượng công việc nhiều, số lượng cán bộ công chức còn hạn chế dẫn tới tình trạng quá tải thường xảy ra, khiến cho các cán bộ cảm thấy căng thẳng và lo có thể xảy ra sai sót trong công việc.

* Trình độ tin học của công chức cơ quan tài chính địa phương đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nên khá hạn chế trong khi tác nghiệp với các phần mềm kiểm soát chi NSNN, ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại cơ quan tài chính không ngừng nâng cao trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành.

* Năng lực của đội ngũ cán bộ còn bất cập, hạn chế. Đội ngũ công chức KBNN Bắc Kạn không chỉ thiếu về số lượng, một số công chức còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa hiểu sâu, nắm rõ những quy định của Nhà nước, chưa có kinh nghiệm công tác thực tiễn nên trong việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát còn chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ; năng lực của đội ngũ công chức xã làm công tác kế toán còn chưa vững, một số công chức chưa có nghiệp vụ kế toán, chế độ, chính sách được triển khai tại xã tương đối nhiều, tuy nhiên có nhiều xã không phân biệt được nhiệm vụ của từng nguồn kinh phí, phải chờ khi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định quyết toán mới xác định nguồn hoặc giúp hạch toán sổ sách kế toán.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ qua kho bạc nhà nước bắc kạn (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)