Nội dung công tác phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 22 - 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp

1.1.5. Nội dung công tác phát triển doanh nghiệp

Theo chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thì công tác phát triển doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau đây.

1.1.5.1. Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi công vụ và tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Để thực hiện được nội dung này, phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Triển khai và thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Triển khai và thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Triển khai và thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; mở một chuyên Mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử; công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh (nếu có), kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.

- Coi nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp và tạo lập môi trường đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên.

- Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức trực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.

- Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính;

chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.

- Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

1.1.5.2. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Để thực hiện được nội dung này, phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao.

- Nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển;

hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường...

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đặc biệt tập trung triển khai theo dõi quá trình triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư vào khu, cụm công nghiệp.

Triển khai và thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy định hiện hành về chính sách cấp phép xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp theo đúng các cam kết quốc tế.

- Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin, hướng dẫn thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, APEC, WTO,...) và các hiệp định kinh tế - thương mại, đặc biệt là các hiệp định - thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp, tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu và đầu tư.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công.

1.1.5.3. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát huy hiệu quả cơ chế công khai minh bạch và giám sát các hoạt động đối thoại

- Đổi mới công tác tiếp xúc doanh nghiệp theo từng chuyên đề, thiết thực và hiệu quả; đến tận cơ sở tổ chức đối thoại, hướng dẫn doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

- Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đối thoại doanh nghiệp ở cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

- Triển khai đường dây nóng, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của các sở, ngành, địa phương nhằm giải quyết triệt để những khó khăn, kiến nghị của doanh

nghiệp. Thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không quá 01 lần trong 01 năm đối với 01 doanh nghiệp.

-Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch.

- Tuyên truyền và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho người dân và doanh nghiệp, các tổ chức liên quan.

1.1.5.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển nhân lực và công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang.

- Hoàn thiện và tiếp tục phát huy cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế phối hợp đào tạo nghề giữa 3 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp”.

- Nâng cao chất lượng đầu ra của lao động đảm bảo lao động có tay nghề, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Cam kết tạo các cơ hội liên tục bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề ngay tại nơi làm việc cho người lao động.

- Phát huy vai trò cổng thông tin giới thiệu việc làm của tỉnh về quảng bá và tuyên truyền lợi ích khi làm việc tại Tuyên Quang, tiếp tục cung cấp danh mục đầy đủ các cơ hội việc làm cho người lao động.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập cơ sở đào tạo ngay trong doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động thường xuyên, liên tục ngay tại nơi làm việc.

- Triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

1.1.5.5. Tuyên truyền và vận động hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp - Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, không chỉ thông qua các

hội nghị, hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí mà bằng những cách thức khác như tọa đàm, buổi nói chuyện, cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu hỏi đáp, tờ gấp, tờ rơi, panô, áp phích, lồng ghép việc tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt cộng đồng.

- Mở rộng phạm vi hoạt động tuyên truyền đến các thôn, bản, cụm dân cư thông qua các hoạt động của tổ dân phố, khu phố.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)