Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang

- Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên:

Đặc điểm đồi núi, rừng và khí hậu của tỉnh Tuyên Quang giúp cho tỉnh có lợi thế trong việc phát triển một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hết sức phong phú, đa phân ngành, cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Trong từng phân ngành lại có thể có cơ cấu đa dạng hóa rất cao. Ví dụ, về trồng trọt có thể trồng cả cây lương thực lẫn cây công nghiệp, cây ăn quả, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị thương phẩm cao; hoặc ngành chăn nuôi có lợi thế đặc biệt về cả về chăn nuôi đại gia sức lẫn chăn nuôi gia cầm. Tuyên Quang có diện tích đất nông lâm nghiệp lớn; điều kiện đất đai màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, cùng với khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Tỉnh đã quy hoạch vùng chè nguyên liệu 9.000 ha, vùng mía nguyên liệu trên 18.500 ha, vùng cam 8.500 ha, vùng

nguyên liệu giấy 130.000 ha, vùng lạc 4.200 ha. Chăn nuôi trâu và thủy sản phát triển là cơ sở tốt cho chế biến sản phẩm nông sản. Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang kết hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội cũng tạo cho Tuyên Quang một tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn, đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Với nguồn tài nguyên quý giá nước khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh có trên 44.000 ha rừng đặc dụng và trên 120.000 ha rừng phòng hộ với nhiều thảm thực vật nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi ven hồ, các thác nước đẹp, bản làng nguyên sơ là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Tuyên Quang là một yếu tố ảnh hưởng rất thuận lợi đến phát triển doanh nghiệp du lịch nói riêng và dịch vụ nói chung.

Đặc điểm có nhiều tài nguyên, khoáng sản và có nhiều rừng của Tuyên Qaung cũng ảnh hưởng tới việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế công nghiệp một cách tích cực sang nhiều phân ngành khác nhau như khai khoáng, điện năng, chế biến lâm sản, sản xuất giấy… Tỉnh có tiềm năng lớn để hình thành và phát triển các khu công nghiệp.

Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trong công nghiệp.

Tuy nhiên, vị trí địa lý có tính chất “vùng đất giữa” của Tuyên Quang, không có cảng biển, không có cửa khẩu, chưa có đường sắt, chưa có đường cao tốc, cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của Miền Bắc là Thủ đô Hà Nội và cách cảng Hải Phòng khá xa. Điều này làm hạn chế rất nhiều các hoạt động đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa xuất nhập khẩu hàng hóa và do đó hạn chế rất nhiều đến thu hút đầu tư, đến sức cầu của các địa phương khác đối với hàng hóa sản xuất tại Tuyên Quang, gây hạn chế rất lớn đến phát triển thị trường và liên kết kinh tế, thu hút đầu tư từ bên ngoài tỉnh, phát triển các loại hình dịch vụ nên hạn chế rất lớn đến phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội: Tỉnh Tuyên Quang có sự ổn định về chính trị, xã hội rất tốt. Các tác động tiêu cực của môi trường kinh tế vĩ mô nhìn chung nếu có xảy ra thì mức độ ảnh hưởng xấu đến Tuyên Quang cũng không

nhiều. Các yếu tố về văn hóa của Tuyên Quang rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch. Tuy nhiên, do xuất phát điểm kinh tế của Tuyên Quang còn khiêm tốn, với mức GRDP đầu người còn rất thấp khiến cho thị trường hoạt động chưa thật nhộn nhịp, sôi nổi. Thị trường là nhân tố quyết định đến sự phát triển doanh nghiệp nên một thị trường yếu khiến cho Tuyên Quang gặp khó khăn trong công tác phát triển doanh nghiệp.

Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương của Việt Nam đặt trụ sở làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, với trên 500 di tích lịch sử cách mạng là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch lịch sử cách mạng.

Tuyên Quang còn là điểm dừng chân của khách bộ hành, vì vậy có thể kết hợp với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang… hình thành các tour du lịch liên tỉnh qua các địa danh như: Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo, Tân Trào, Suối khoáng Mỹ Lâm. Phát triển du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào trong nước và khách nước nước ngoài trở về với cội nguồn cách mạng thì không những có ý nghĩa chính trị mà còn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch cho tỉnh. Tiềm năng du lịch là điều kiện thuận lợi để thúc đấy phát triển du lịch và các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đây chính là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch nói riêng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ nới chung.

Tuy nhiên, xuất phát điểm kinh tế của Tuyên Quang rất thấp, nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế; dân số tương đối ít và phân bố thưa thớt, đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn… Cơ sở hạ tầng của Tuyên Quang tuy đã hình thành nhưng so với những địa phương khác như tỉnh Phú Thọ hay tỉnh Thái Nguyên thì còn rất thiếu, đặc biệt là về hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị.

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến mời gọi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở Tuyên Quang, do đó sẽ là yếu tố khó khăn, cản trở cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Năng lực quản trị kinh doanh của chủ doanh nghiệp:

Năng lực quản trị kinh doanh bao gồm các tiêu chí sau đây:

 Năng lực hiểu biết chung về hệ thống chính trị, pháp luật, sử dụng công nghệ thông tin, tiếng Anh, thống kê ứng dụng, v.v…

 Năng lực về kỹ thuật: Là kiến thức và năng lực chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức học thuật cốt lõi; năng lực liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh.

 Năng lực về con người: Là năng lực về kinh nghiệm, tính sáng tạo, đạo đức và đạo đức nghề nghiệp; sự hiểu biết về khác biệt văn hóa và cá nhân, mối quan hệ giữa các cá nhân, đời sống văn hóa và niềm tin vào hiệu quả của cá nhân.

 Năng lực về thông tin: Là năng lực giao tiếp và sử dụng thông tin; khả năng tiếp tục học hỏi, nhận thức và vận dụng các kiến thức có tổ chức, được tư liệu hoá như các lý thuyết, khái niệm, các phương pháp, các quy trình của ngành kinh doanh.

 Năng lực về tổ chức: Là khả năng hiểu biết cơ cấu tổ chức, mối liên hệ, sự phối hợp, liên kết trong quản lý và điều hành với các tổ chức bên trong, bên ngoài ngành nghề; khả năng tư duy lập luận, tầm nhìn và thiết lập kế hoạch mục tiêu; kỹ năng quản lý và giải quyết vấn đề, thức đẩy và kiểm soát các hoạt động.

Tỉnh Tuyên Quang tuy có những chủ doanh nghiệp năng động sáng tạo nhưng về mặt bằng chung thì năng lực quản trị kinh doanh vẫn chưa bảo đảm đầy đủ các tiêu chí nói trên. Tình trạng này khiến cho công tác phát triển doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang gặp nhiều hạn chế.

- Các nhân tố thuộc về người lao động:

Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, có xu hướng tăng dần qua các năm và đang ở giai đoạn phát triển cao trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động tuổi từ 15-60 chiếm 64,3% tổng dân số; đa số có sức khoẻ tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 57,1%, trong đó đào tạo nghề đạt 35,3%. Đặc điểm về nguồn nhân lực tạo cho tỉnh có lợi thế trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Tuyên Quang còn hạn chế về trình độ học vấn, kỹ năng xã hội, kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là đối với những ngành nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao; điều này ảnh hưởng đến công tác phát triển doanh nghiệp của Tuyên Quang.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp: Với sự nỗ lực, sáng tạo,

chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang đã hết sức tích cực thực hiện công tác phát triển doanh nghiệp với các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đúng đắn, kịp thời. Nhờ đó, mặc dù có các bất lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tầng lớp doanh nhân, lực lượng lao động nhưng Tuyên Quang đã đạt được những bước tiến to lớn trong phát triển doanh nghiệp. Điều này cho thấy yếu tố cơ chế, chính sách ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)