Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang
3.2.1. Tình hình doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang
3.2.1.1. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp
Bảng 3.1 cho biết: số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến hết ngày 31/12 hàng năm; mức tăng hàng năm của số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến hết ngày 31/12 hàng năm; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới mỗi năm; và số doanh nghiệp tính trên 1 vạn dân trong mỗi năm của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp Tuyên Quang, 2016-2019
Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Số doanh nghiệp tính đến 31/12 hàng năm (doanh nghiệp) 1.180 1.352 1.518 1.701 Mức tăng số doanh nghiệp hàng năm (%) - 14,6 12,3 12,1 Số doanh nghiệp thành lập mới (doanh nghiệp) 130 203 200 212 Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới so với số doanh nghiệp
đang hoạt động (%) 11,0 15,0 13,2 12,5
Số doanh nghiệp giải thể (doanh nghiệp) 31 31 36 33 Số doanh nghiệp tính trên 1 vạn dân (doanh nghiệp/10
nghìn dân) 15,5 17,6 19,5 21,6
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Ta thấy, số lượng doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang còn khiêm tốn; đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh có 1.701 doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này nói lên rằng nền kinh tế Tuyên Quang phát triển chưa bền vững; số lượng doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao. Trong giai đoạn 2016-2019, năm 2017 số lượng doanh nghiệp có mức tăng lớn nhất đạt 14,6%;
năm 2018 tăng 12,3%; năm 2019 tăng 12,1%. Mức tăng của các năm 2018 và 2019 giảm so với năm 2017, là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động của Tuyên Quang vẫn không cao.
Về số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm, giai đoạn 2016-2019 bình quân mỗi năm có khoảng 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; năm 2019 số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao nhất là 212 doanh nghiệp. Nhìn chung số doanh nghiệp thành lập mới ngày càng cao hơn nhưng con số tuyệt đối còn rất khiêm tốn.
Tính theo tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2019 đạt 11%-15%, đây là một tỷ lệ còn thấp.
Về chỉ tiêu số doanh nghiệp tính trên 1 vạn dân, giai đoạn 2016-2019 mức cao nhất là năm 2019 cũng chỉ đạt 26,1 doanh nghiệp tính trên 10 nghìn dân. Con số này cũng nói lên số lượng doanh nghiệp và mật độ doanh nghiệp trong dân số còn rất thấp. Tuy nhiên tín hiệu khả quan là chỉ tiêu này càng ngày càng tăng nhanh: năm 2016 có 15,5 doanh nghiệp tính trên 1 vạn dân, năm 2019 đã đạt 26,1 doanh nghiệp tính trên một vạn dân, tăng gần 40% so với năm 2016.
3.2.1.2. Tình hình cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Từ sau năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều biến động bất thường, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, tình hình cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp (phân chia theo trách nhiệm pháp lý) của năm 2018 phản ánh đầy đủ và chính xác nhất cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Bảng 3.2 cho biết các thông tin về cơ cấu loại hình doanh nghiệp này.
Bảng 3.2: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang năm 2018
Chỉ tiêu Số doanh nghiệp
(doanh nghiệp)
Cơ cấu (%)
Tổng số doanh nghiệp 1.461 100,00
Doanh nghiệp Nhà nước 14 0,96
Công ty tư nhân 346 23,68
Công ty TNHH 953 65,23
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1 0,07
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 143 9,79
Doanh nghiệp FDI 4 0,27
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2018 Chú ý rằng số doanh nghiệp nêu trong Bảng 3.2 chỉ là số liệu sơ bộ chưa được hiệu chỉnh được nêu trong Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2018 nên khác với số doanh nghiệp năm 2018 mà Bảng 3.1 đã nêu ra. Tuy nhiên, số liệu trong Bảng 3.2 vẫn đưa ra một mô tả khá chính xác về cơ cấu loại hình doanh nghiệp Tuyên Quang.
Theo Bảng 3.2, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có 953 công ty trong tổng số 1.461 công ty của tỉnh Tuyên Quang, chiếm 65,23% số lượng công ty của tỉnh Tuyên Quang; loại hình công ty tư nhân đứng thứ nhì với 346 công ty, chiếm 23,68%; loại hình công ty cổ phần không có vốn nhà nước có 143 công ty, chiếm 9,79%; loại hình doanh nghiệp nhà nước có 14 công ty, chiếm 0,96%; loại hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 4 công ty, chiếm 0,27%; ít nhất là loại hình công ty cổ phần có vốn nhà nước, chỉ có 1 công ty, chiếm 0,07%. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang các loại hình công ty TNHH và công ty tư nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm gần 89% tổng số công ty của tỉnh Tuyên Quang. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước vì số công ty TNHH bao giờ cũng có số lượng lớn nhất, tiếp theo là đến các công ty tư nhân và tính gộp cả hai loại hình doanh nghiệp này thì tỷ lệ sẽ chiếm trên dưới 90% số công ty.
3.2.1.3. Tình hình cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh
Bảng 3.3 cho biết tình hình cơ cấu doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang phân theo lĩnh vực kinh doanh trong 3 ngành: Nông lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp -
xây dựng; Thương mại, dịch vụ trong giai đoạn 2016-2019. Trên cơ sở Bảng 3.3, Hình 3.1 cho biết cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh trong cùng giai đoạn.
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang phân theo lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn 2016-2019
ĐVT: doanh nghiệp
Năm 2016 2017 2018 2019
Doanh nghiệp nông lâm nghiệp, thủy sản 41 44 52 62 Doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng 507 577 647 722
Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 632 731 819 917
Tổng số doanh nghiệp 1.180 1.352 1.518 1.701
Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp Tuyên Quang theo lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn 2016-2019
Nguồn: Tính toán theo số liệu Bảng 3.3 Bảng 3.3 và Hình 3.1 cho ta biết, mặc dù số lượng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh đều tăng lên qua các năm nhưng cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh không thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn 2016-2019 các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản chỉ dao động từ 3,3%-3,6% tổng số doanh nghiệp; số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng dao động từ 42,4%-43%; số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ dao động từ 53,6%-54,1%. Tính bình quân, trong giai đoạn 2016-2019 cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh tương đối giữ nguyên ở mức: các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 3,5% tổng số doanh nghiệp; các doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42,7% tổng số doanh nghiệp; các doanh nghiệp thương mại,
3.5 3.3 3.4 3.6
43 42.7 42.6 42.4
53.6 54.1 54 53.9
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2016 2017 2018 2019
Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng Doanh nghiệp nông lâm thủy sản
dịch vụ chiếm khoảng 53,9% tổng số doanh nghiệp. Tình hình nói trên cho thấy tỉnh Tuyên Quang không có dịch chuyển mạnh về cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh.
3.2.1.4. Tình hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tuyên Quang
Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn luôn chiếm số lượng lớn và hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, mọi địa điểm khác nhau nên là thành phần sáng tạo GDP và tạo việc làm lớn nhất trong toàn khối doanh nghiệp nên cần được xem xét chi tiết hơn. Bảng 3.4 cho biết mức vốn, lao động và doanh thu bình quân của mỗi doanh nghiệp Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019.
Bảng 3.4: Bình quân số vốn, lao động, doanh thu trên mỗi doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019
Vốn tỷ đồng 18,5 17,6 16,5 16,8
Số lao động người 25,1 21,1 18,0 17,7
Doanh thu tỷ đồng 14,4 15,8 16,8 17,7
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Bảng 3.4 cho biết tính bình quân trên mỗi doanh nghiệp thì quy mô vốn khoảng từ 16,5 tỷ đồng đến 18,5 tỷ đồng; quy mô lao động từ 17,7 người đến 25,1 người; quy mô doanh thu từ 14,4 tỷ đồng đến 17,8 tỷ đồng. Các con số này cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn Tuyên Quang chủ yếu là nhỏ và vừa.
Cụ thể, xét theo quy mô về vốn năm 2019 tỉnh Tuyên Quang có 1.276 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 89,42 % tổng số doanh nghiệp; có 150 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 8,06% tổng số doanh nghiệp; có 21 doanh nghiệp vừa, chiếm 1,82% tổng số doanh nghiệp. Xét theo quy mô về lao động năm 2019 tỉnh Tuyên Quang có 655 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 77,88% tổng số doanh nghiệp; có 171 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 20,34% tổng số doanh nghiệp; có 15 doanh nghiệp vừa, chiếm 1,78% tổng số doanh nghiệp. Xét theo quy mô về doanh thu, tỉnh Tuyên Quang có 915 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 73,32% tổng số doanh nghiêp; có 260 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 20,83%
tổng số doanh nghiệp; có 47 doanh nghiệp vừa, chiếm 3,77% tổng số doanh nghiệp.
Các phân tích trên cho thấy tình hình phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang là rất phù hợp với xu thế chung của đất nước.
3.2.1.5. Tình hình vốn, lao động và doanh thu của các doanh nghiệp
Bảng 3.5 trình bày vốn, lao động và doanh thu của khối doanh nghiệp Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019. Từ Bảng 3.5 ta tính ra mức tăng vốn, lao động và doanh thu hàng năm của toàn khối doanh nghiệp Tuyên Quang trong giai đoạn 2017- 2019, kết quả được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.5: Vốn, số lao động và doanh thu của khối doanh nghiệp Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019
Vốn tỷ đồng 21.861,2 23.824,7 25.069,4 28.557,9 Số lao động nghìn người 29,65 28,49 27,35 30,13 Doanh thu tỷ đồng 17.000,13 21.349,06 25.514,91 30.074,40 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Tuyên Quang Bảng 3.6: Mức tăng vốn, lao động và doanh thu của khối doanh nghiệp
Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019
ĐVT: %
Mức tăng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Vốn 9,0 5,2 13,9
Số lao động -3,9 -4,0 10,2
Doanh thu 25,6 19,5 17,9
Nguồn: Tính toán từ số liệu Bảng 3.3 Ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang tăng trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017 tăng 9%, năm 2018 mức tăng thấp hơn năm 2017, ở mức 5,2%; năm 2019 tăng khá cao ở mức 13,9%. Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên những mức tăng vốn nói trên là những tín hiệu khả quan đối với tình hình phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Năm 2017-2018, số lao động khối doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang giảm 3,9%-4%; năm 2019 nhu cầu tuyển dụng tăng 10,2%. Về doanh thu của khối doanh nghiệp Tuyên Quang liên tục tăng cao, năm 2017 đạt 25,6%, năm 2018 đạt 19,5%, năm 2019 đạt 17,9%. Tuy nhiên mức tăng đã giảm, năm 2019 giảm 7,7% so với năm 2017.
3.2.1.6. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Lợi nhuận của các doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp hiện tại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và kích thích đầu tư của xã hội để thành lập các doanh nghiệp mới. Do vai trò này, có thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đề tài này chúng ta sẽ xem xét lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp tại Tuyên Quang.
Số liệu về lợi nhuận trước thuế của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cung cấp. Tuy nhiên các số liệu này không bóc tách riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra khỏi các hộ kinh doanh mà gộp chung lại thành khối kinh tế tư nhân nên chúng ta sẽ xem xét các số liệu này, qua đó có thể đánh giá một phần về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 3.7 trình bày tình hình lợi nhuận trước thuế của toàn bộ các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, bao gồm khối doanh nghiệp nhà nước, khối kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh) và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là khối doanh nghiệp FDI) trong giai đoạn 2016-2019.
Bảng 3.7: Tình hình lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019
Khu vực kinh tế
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Lợi
nhuận (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%) Khối doanh nghiệp
nhà nước 62,25 17,2 70,55 12,8 80,55 10,8 73,16 8,8 Khối kinh tế tư nhân 258,43 71,3 410,23 74,2 573,83 76,8 748,90 89,9 Khối doanh nghiệp
FDI 41,89 11,6 72,39 13,1 93,09 12,5 11,37 1,4
Tổng số 362,57 100,0 553,17 100,0 747,47 100,0 833,43 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Khối kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: trong các năm 2016-2019 lợi nhuận của khối kinh tế tư nhân lần lượt đạt 258,43 tỷ đồng, 410,23 tỷ đồng, 573,83 tỷ đồng và 748,9 tỷ đồng; lần lượt chiếm 71,3%, 74,2%, 76,8% và 89,9% tổng lợi nhuận trước
thuế của tất cả các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khối doanh nghiệp nhà nước đạt lần lượt 62,25 tỷ đồng, 70,55 tỷ đồng, 80,55 tỷ đồng và 73,16 tỷ đồng; lần lượt chiếm 17,2%, 12,8%, 10,8% và 8,8% tổng lợi nhuận trong các năm tương ứng. Tình hình lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: năm 2016 đạt 41,98 tỷ đồng (11,6%); năm 2017 đạt 72,39 tỷ đồng (13,1%);
năm 2018 đạt 93,09 tỷ đồng (12,5%) và năm 2019 đạt 11,37 tỷ đồng (1,4%).
Tỷ lệ trong tổng số lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm đi, nếu như năm 2016 đạt 17,2% thì các năm sau ngày càng giảm dần và đến năm 2019 chỉ còn 8,8% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước ngày càng sút giảm. Đặc biệt, tình hình lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các năm 2016-2019 thì tương đối ổn định ở mức trên dưới 12,4% nhưng sang đến năm 2019 thì chỉ chiếm 1,4%. Đây là điều biến động bất thường, điều này nói lên rằng tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Tuyên Quang còn rất nhiều khó khăn, rào cản cần phải được tháo gỡ.
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế của khối kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh) ngày càng tăng cao, năm 2016 chiếm 71,3%
tổng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2019 đã chiếm gần 90% tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này chứng tỏ khối kinh tế tư nhân kinh doanh rất năng động, hiệu quả.
Trong khối kinh tế tư nhân có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên có thể thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này là rất cao. Trong khối kinh tế tư nhân cũng có các hộ kinh doanh, cũng có thể thấy rằng các hộ kinh doanh này cũng đạt hiệu quả kinh doanh rất cao và đây chính là một nguồn tiềm năng đầy hứa hẹn để có thể khuyến khích họ tiến tới đăng ký thành lập doanh nghiệp, giúp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3.2.1.7. Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước
Vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế thể hiện ở nhiều khía cạnh nhưng trong đó có một khía cạnh đặc biệt quan trọng là sự đóng góp vào ngân sách nhà nước để nhà nước có nguồn thu sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong đánh giá tình hình doanh nghiệp của Tuyên Quang chúng ta cũng cần phải xem xét sự đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Tương
tự như số liệu về lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp, số liệu về đóng góp vào ngân sách nhà nước của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng do Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cung cấp. Tuy nhiên các số liệu này không bóc tách riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra khỏi các hộ kinh doanh mà gộp chung lại thành khối kinh tế tư nhân nên chúng ta sẽ xem xét các số liệu này, qua đó có thể đánh giá một phần về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 3.8: Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019
Năm 2016 2017 2018 2019
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang (tỷ đồng) 1.630,0 1.777,0 1.965,0 2.165,0 Đóng góp của các doanh nghiệp và
các hộ kinh doanh vào ngân sách nhà nước (tỷ đồng)
1.012,3 1.105,2 1.218,7 1.301,7
Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong tổng thu ngân sách nhà nước (%)
62,1 62,2 62,0 60,1
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Bảng 3.8 trình bày tình hình đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong giai đoạn 2016-2019. Mức đóng góp năm 2016 là 1.012,3 tỷ đồng, năm 2017 là 1.105,2 tỷ đồng, năm 2018 là 1.218,7 tỷ đồng, năm 2019 là 1.301,7 tỷ đồng. Ta thấy con số tuyệt đối của mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh ngày càng tăng lên. Qua các năm trong giai đoạn 2016-2019 ta cũng thấy các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh đóng góp phần lớn nhất trong tổng thu ngân sách của tỉnh Tuyên Quang, mỗi năm chiếm từ 60,1% đến 62,2% tổng thu ngân sách của tỉnh. Như vậy, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh là bộ phận đóng thuế chủ lực của tỉnh Tuyên Quang.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về tình hình đóng góp ngân sách của từng khu vực kinh tế tính theo: các doanh nghiệp nhà nước, khối kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh) và các doanh nghiệp có