Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG
1.4. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT
1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên
Trong bồi dưỡng nói chung cũng như bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề mang tính định hướng cho hoạt động; kế hoạch bồi dưỡng cần phải thể hiện được các yêu cầu sau:
- Mục tiêu bồi dưỡng: Nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Đối tượng bồi dưỡng: Toàn bộ đội ngũ giáo viên thuộc các trường THPT.
- Nội dung bồi dưỡng: Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để xác định nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng tất cả các kỹ năng để phát triển chương trình trong chuyên đề bồi dưỡng; hoặc bồi dưỡng từng kỹ năng riêng biệt lồng ghép với nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học bao gồm: Bồi dưỡng quy trình phát triển chương trình; Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về chương trình nhà trường, các cách tiếp cận phát triển chương trình nhà trường, phát triển chương trình môn học, xây dựng được các chủ đề tích hợp, phát triển chương trình môn
học cấp độ bài giảng.
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường.
- Chủ thể bồi dưỡng là những giáo viên giáo viên cốt cán đã được các cấp quản lý giáo dục lựa chọn thông qua các đợt tập huấn.
1.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trường THPT
- Căn cứ vào kế hoạch và nội dung bồi dưỡng, cán bộ quản lý rà soát, xác định đối tượng cần bồi dưỡng, tập hợp và lập danh sách đề nghị được bồi dưỡng;
cán bộ quản lý cũng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên bằng các nội dung, hình thức đã được hoạch định trước. Khi tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cần chú ý việc có mời chuyên gia không? Có cử người đi học không?
- Căn cứ vào kế hoạch, nội dung, số lượng người tham gia bồi dưỡng để thành lập ban tổ chức và mời báo cáo viên cho các lớp bồi dưỡng. Lực lượng giảng viên, báo cáo viên căn cứ nội dung bồi dưỡng để thiết kế bài giảng bồi dưỡng tập trung hoặc xây dựng các modul cần bồi dưỡng, giao cho các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong năm học thông qua bồi dưỡng theo chuyên đề, nêu cao tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên học vượt chuẩn đề làm nhân tố nòng cốt trong các tổ chuyên môn.
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và theo cụm trường để các giáo viên trong trường có điều kiện gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
Tổ chức bồi dưỡng là quá trình triển khai, thực hiện một hoạt động cụ thể trong kế hoạch bồi dưỡng đã được xác định. Tổ chức bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp
như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?
Kết quả bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu đặt ra và đáp ứng với yêu cầu của công việc thức tế đòi hỏi cần có ở người giáo viên.
Do đó, để tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường được tốt, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể:
+ Ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu
+ Quyết định phân công giảng dạy và quản lý lớp học, quyết định mời giảng viên thỉnh giảng tham gia bồi dưỡng, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá kết quả đầu vào, kết thúc, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.
+ Mối quan hệ phối hợp chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và quản lý học viên tham gia bồi dưỡng, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ.
+ Thực hiện quy trình hóa quá trình tổ chức bồi dưỡng: Mỗi công việc hay hoạt động được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định, từ khâu thông báo tuyển sinh, đến khâu ra quyết định nhập học, đến khâu tổ chức quá trình bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
+ Phân công trách nhiệm thực hiện từng công việc cụ thể, từ việc cử giảng viên bồi tham gia bồi dưỡng đến việc lập danh sách học viên tham gia lớp bồi dưỡng và các nguồn tài liệu cần chuẩn bị cho hoạt động bồi dưỡng cần phải xác định cho từng cá nhân tổ chức chịu trách nhiệm rõ ràng.
+ Phối hợp các đơn vị, bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Ban giám hiệu theo dõi giám sát quá trình bồi dưỡng của học viên, xác định cơ chế phối hợp giữa trung tâm bồi dưỡng với các tổ chuyên môn trong việc tổ chức lớp học và thực hiện cơ chế theo dõi giám sát học viên trong quá trình tham gia bồi dưỡng.
+ Tiến hành thực hiện các hoạt động bồi dưỡng (tổ chức bồi dưỡng) theo nội dung, chương trình xây dựng đáp ứng yêu cầu năng lực phát triển chương trình nhà trường. Trong khâu tổ chức bồi dưỡng cần xác định rõ mục tiêu bồi
dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, cơ chế giám sát hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả kế hoạch bồi dưỡng. Kết quả bồi dưỡng cần phải được kiểm tra, đánh giá một cách sát thực có rút kinh nghiệm, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người tham gia bồi dưỡng nhằm đạt tới mục tiêu và chất lượng bồi dưỡng đặt ra.
Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng, nó có vai trò vô cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được cácmục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Nội dung chỉ đạo bao gồm:
- Đối với chủ thể quản lý:
+ Chỉ đạo khảo sát năng lực phát triển chương trình của giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng.
+ Chỉ đạo xây thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng đã xây dựng.
+ Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên.
+ Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
+ Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng.
+ Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên.
+ Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.
+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên.
- Đối với đội ngũ giáo viên:
+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học cần đạt được.
+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thiết kế các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hay những hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa của môn học.
+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động và dự kiến các phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng xác định các kiến thức trọng tâm và những khó khăn tâm lý của học sinh khi tiếp nhận bài học.
+ Chỉ đạo giáo viên tăng cường tự bồi dưỡng.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của công tác này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên không thể thiếu các hoạt động sau đây:
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
- Xác định rõ các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
- Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo chuẩn.
- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng năng lực phát
triển chương trình môn học cho giáo viên.
- Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng năng lực phát triển môn học.