Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn - Những thuận lợi:
+ Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; các cấp ủy Đảng - chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội từ thành phố đến các xã, phường,
+ Đội ngũ CBQL, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
hoàn thành nhiệm vụ với khả năng cao nhất;
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư: trang thiết bị, đồ dùng dạy học được mua sắm và bổ sung đáp ứng dạy và học theo hướng hiện đại hóa.
+ Nhận thức về đổi mới GD&ĐT của nhân dân, hội cha mẹ học sinh và học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào “xã hội hoá giáo dục” đang phát triển.
+ Số lượng học sinh giỏi cấp cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng hàng năm.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục được quan tâm và thực hiện đồng bộ.
- Những khó khăn:
+ Mối quan hệ trong quản lý Nhà nước với một số cơ quan, doanh nghiệp còn thụ động;
+ Việc chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động còn hạn chế: Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá còn chung chung, chưa có chiều sâu chất lượng;
+ Chất lượng mũi nhọn chưa xứng với yêu cầu và tiềm năng đầu tư của thành phố;
+ Quản lý ở một số đơn vị trường học chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, một bộ phận CBQL chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp.
2.4.2. Những ưu điểm và hạn chế - Những ưu điểm:
Đội ngũ CBQL, giáo viên cơ bản đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; chỉ có một bộ phận giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về vấn đề trên.
Việc quản lý kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên đã được tiến hành thường xuyên; công tác tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đã được Hiệu trưởng các trường THPT
thực hiện phù hợp với mục tiêu giáo dục quốc gia.
Hiệu trưởng các trường THPT đã tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng; nhiều hoạt động quản lý đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn vững, bước đầu đã tiếp cận với phát triển chương trình môn học theo chương trình sách giáo khoa mới. Các chủ đề dạy học liên môn, chủ đề dạy học tự chọn đã được thiết kế, tổ chức thực hiện, tạo được hứng thú đối với học sinh trong quá trình học tập môn học.
- Những hạn chế:
Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên nội dung, chương trình và hình thức tổ chức bồi dưỡng đều phụ thuộc kế hoạch và hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo. Các trường THPT chưa thực sự chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên tuy đã được triển khai thực hiện ở bốn bước: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá, nhưng lệ thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo; các trường THPT chưa chủ động trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
Phương pháp bồi dưỡng còn nặng về thuyết trình, một số phương pháp đặc trưng của bồi dưỡng kỹ năng chưa được sử dụng. Một bộ phận giáo viên còn lệ thuộc vào nội dung môn học trong sách giáo khoa. Năng lực sử dụng trang thiết bị, kỹ thuật dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến tâm lí ngại đổi mới; Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững chương tình môn học mới, nên việc áp dụng PPDH tích cực còn lúng túng, máy móc.
Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng phát triển chương trình môn học chưa sát với năng lực của giáo viên, chưa sử dụng làm căn cứ để động viên khen thưởng; chưa tổng kết, đánh giá sau mỗi đợt bồi dưỡng, chưa có chế tài và có biện pháp xử lý nghiêm những giáo viên không tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng.
Tài liệu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng phát triển chương trình nôn học tuy đã được đầu tư những không đồng bộ. Kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc ngân sách Nhà nước chưa đáp nhu cầu tổ chức bồi dưỡng hàng năm ở cá trường THPT thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Một số giáo viên (nhất là những giáo viên đã có thâm niên công tác từ 25 năm trở lên), bằng lòng với kinh nghiệm và năng lực của mình; tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, năng lực phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT.
- Bên cạnh đó, do mức sống của giáo viên còn quá thấp, công việc hàng ngày khá căng thẳng, trong khi chế độ ưu đãi, hỗ trợ giáo viên hiện nay vẫn chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Các trường chưa có chính sách mạnh trong thi đua khen thưởng, động viên giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Sự thiếu động viên, khuyến khích làm cho giáo viên không tập trung cho công tác bồi dưỡng, không nhận thức đúng nhiệm vụ, quyền lợi bồi dưỡng để nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học của bản thân là góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên. Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu thuyết trình, mang tính
hàn lâm, làm cho giáo viên không hứng thú. Nội dung bồi dưỡng chưa thể hiện được xu hướng đổi mới cách dạy và cách học, không phát huy được tính tích cực của đội ngũ giáo viên để nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu.
- Năng lực sư phạm của giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng còn thiếu tính thuyết phục, chưa phát huy được tính tự học của học viên, nặng về lý thuyết, không bám sát thực tế. Mong đợi của đội ngũ giáo viên sau bồi dưỡng không được đáp ứng kịp thời. Do đó, giáo viên không tìm thấy động lực để tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học.
- Các trường THPT chưa có chế độ hỗ trợ, khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng. Điều này cũng làm giảm sự nhiệt tình của giáo viên trong quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng. Sự phối hợp với các đơn trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, chưa được thường xuyên còn mang tính thời vụ, khi cần mới phối hợp.
Kết luận chương 2
Nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cho thấy bước đầu các trường THPT đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả nhất định trong bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định như:
Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá còn lệ thuộc và sự chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo. Các trường THPT chưa chủ động trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, để xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên một cách chủ động và linh hoạt; Nhân thức của một số giáo viên và CBQL về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn hạn chế, chưa thấy hết được ý nghĩa và sự cần thiết của
phương pháp tổ chức bồi dưỡng còn phụ thuộc tài liệu, nặng về thuyết trình; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng còn phụ thuộc ngân sách Nhà nước cấp, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội hóa, hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng và dạy học ở các trường THPT trong thành phố. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa sát với năng lực giáo viên, chưa làm tốt công tác động viên khen thưởng; tài liệu phục vụ bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn rất hạn chế.
Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên nêu trên, là cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.