Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 63)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trường THPT

2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

Kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát thực sẽ là tiền đề cho việc tổ chức, thực hiện, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng cũng đạt hiểu quả. Để tìm hiểu về điều này, tôi tiến hành khảo sát 15 CBQL, 345 giáo viên các trường THPT và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT

TT Nội dung kế hoạch

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

0 0,0 88 24,4 171 47,5 101 28,1

2

Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

104 28,9 130 36,1 110 30,6 16 4,4

3

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học

88 24,5 128 35,5 98 27,2 46 12,8

4

Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

88 24,4 110 30,6 119 33,1 43 11,9

5

Hướng dẫn tổ bộ môn và giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

46 12,8 112 31,1 134 37,2 68 18,9

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT thành phố Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định song cũng tồn tại những thiếu sót, hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

- Việc lập kế hoạch bồi dưỡng chỉ dựa trên nhận định chủ quản của nhà quản lý mà chưa dựa theo việc tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học của giáo viên. Chính vì vậy không có ý kiến nào đánh giá tốt cho nội dung này và có tới 75,6% ý kiến đánh giá là trung bình và yếu.

- Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên có 65,0% CBQL và giáo viên đánh giá thực hiện tốt và khá. Đây đang là nội dung thực hiện tốt nhất trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng.

Bởi vì việc tổ chức lớp bồi dưỡng cho giáo viên thường dựa trên mục tiêu, chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

- Hướng dẫn tổ bộ môn và giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học có 56,1% ý kiến cho rằng hiệu quả của nội dung này chỉ đạt được ở mức trung bình và yếu. Bởi vì, trong công tác quản lý của Hiệu trưởng việc chú trọng hướng dẫn giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chưa thực sự được quan.

Tóm lại việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT thành phố Bắc Ninh còn chưa hiệu quả. Muốn việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho giáo viên đạt được hiệu quả cao thì nhất định phải thực hiện tốt nội dung tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, bởi tìm hiểu nhu cầu thực tế của giáo viên về nhu cầu được tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu, nó sẽ thúc đẩy người giáo viên tích cực tham gia, tạo động cơ cho họ đạt hiệu quả cao trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học. Hiệu trưởng nhà trường chưa chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của giáo viên mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào nội dung, yêu cầu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên được phân bổ từ trên xuống. Đồng thời cũng chưa sát sao hướng dẫn giáo viên, tổ chuyên môn tự lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

- Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng:

Để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2016 - 2017, các trường THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh triển khai việc phát triển chương trình môn học. Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức tập huấn và triển khai cho các tổ chuyên môn viên thực hiện. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực giáo viên. Trong đó, tập trung phát triển chương trình môn học theo chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các nhà trường.

Tại các trường THPT sinh hoạt tổ chuyên môn đầu năm, nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn, đã được triển khai đến giáo viên.

Năng lực phát triển chương trình môn học được cụ thể hóa trong kế hoach bồi dưỡng của mỗi giáo viên dạy môn học. Tuy nhiên, các giáo viên gần như sao chép toàn bộ chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thay đổi là rất ít so với nội dung chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo cần có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn.

- Về chỉ đạo triển khai các hoạt động của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực giáo viên:

Tại các tổ chuyên môn, hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học đã được triển khai từ đầu năm học 2016 - 2017. Mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giáo viên. Các tổ chuyên môn cũng đã chủ động rà soát nội dung chương trình môn học, lựa chọn xây dựng chủ đề dạy học phù hợp với thực tiễn ở các trường THPT và đối tượng học sinh.

Trong năm học, giáo viên đã được bồi dưỡng về đổi mới phương pháp

dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và phỏng vấn, nhận thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Đại đa số ý kiến cho biết “đối với chúng tôi, nếu những khó khăn ban đầu có thể gặp như việc xác định chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra, các chủ đề về địa phương, việc hỗ trợ các phương tiện kĩ thuật… chỉ là bước đầu có thể khắc phục trong quá trình dạy học. Một số khó khăn mà giáo viên rất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn của các cấp quản lý”, cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, phát triển chương trình môn học còn mới đối với các trường THPT, với giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh…

+ Thứ hai, do chưa có những thông số cụ thể về đầu vào của học sinh, đa phần giáo viên chưa xây dựng được nội dung chương trình phù hợp, đặc biệt là khối lớp 10.

+ Thứ ba, khó khăn về nguồn kinh phí chi thực hiện các chủ đề dạy môn học, như xây dựng tư liệu phim, ảnh, in sao… thậm chí có những chuyên đề dạy học cần phân tích và xử lý mẫu cần nguồn kinh phí rất nhiều…

Để khắc phục những khó khăn, kiến nghị của đội ngũ giáo viên với các cấp quản lí là: cung cấp cho giáo viên đầy đủ tài liệu tham khảo, tổ chức nhiều hội thảo, xây dựng chương trình môn học mẫu… tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ triển khai thực hiện các chủ đề dạy học mới, dạy học liên môn, dạy học tích hợp các môn học...

- Phỏng vấn cán bộ thày N.T.Đ hiệu trưởng trường THPT Lý Nhân Tông và thàyN.Đ.K Phó Hiệu trưởng trường THPT Hàn Thuyên thông qua câu hỏi:

“Đồng chí cho biết định hướng công tác chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức hội thảo, chuyên đề về phát triển chương trình môn học trong giai đoạn đổi mới chương trình, sách giáo khoa? Nội dung, hình thức tổ chức và kết quả đạt được qua hội thảo, chuyên đề là gì?”. Kết quả cụ thể như sau:

+ Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, Hiệu trưởng các trường THPT đã chỉ đạo tổ chuyên môn tập trung bồi

dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chương trình môn học theo năng lực học sinh;

+ Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học là một nội dung mới được triển khai từ năm học 2016 - 2017, là một hoạt động chuyên môn của các trường THPT. Mục đích: đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, dạy học gắn với thực tiễn; giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn; đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục;

+ Sở GD&ĐT đã tổ chức triển khai các hội thảo chuyên đề bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT. Với quan điểm là chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và sáng tạo chương trình môn học, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục: Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, gắn với thực tiễn địa phương, phù hợp với nội dung học học; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh; trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, ở nhà; chú trọng hướng dẫn cho học sinh làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập.

- Tổ chức bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực giáo viên:

+ Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực giáo viên. Tăng cường trao đổi, thảo luận về chủ đề nội dung môn học; góp ý, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện chương trình môn học.

+ Xây dựng kế hoạch, phân công lựa chọn kiến thức, phương pháp phù hợp, phát huy vai trò của tổ chuyên môn tránh tình trạng giao việc rồi để cho cá nhân giáo viên tự lo, tự chuẩn bị. Kế hoạch phân công rõ ràng, tổ chức thực hiện nghiêm túc, khắc phục tình trạng hình thức, đối phó.

+ Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực giáo viên, phải đảm bảo tính hợp lí, khoa học: vừa huy

động được lực lượng đông giáo viên tham gia, vừa ổn định được nề nếp dạy học ở các trường THPT. Coi trọng công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thày cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

- Qua khảo sát bằng phiếu hỏi 15 CBQL và 345 giáo viên của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh về mức độ thực hiện và hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trường THPT

TT

Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi

dưỡng

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện (%) Mức độ hiệu quả (%) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Ít thường

xuyên

Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả 1

Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

CBQL 66,7 33,3 0,0 40,0 46,6 13,4

Giáo

viên 53,3 46,7 0,0 0,0 50,7 49,3

2

Thành lập tổ, nhóm báo cáo viên là các chuyên viên, giáo viên cốt cán của ngành, của trường.

CBQL 80,0 20,0 0,0 46,6 53,4 0,0

Giáo

viên 53,3 46,7 0,0 52,1 47,9 0,0

3

Tổ chức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở GD&ĐT

CBQL 73,3 26,7 0,0 26,7 60,0 13,3

Giáo

viên 60,0 40,0 0,0 32,4 52,1 15,5

4

Hướng dẫn thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

CBQL 53,2 33,5 13,3 20,0 66,7 13,3

Giáo

viên 53,9 38,8 7,3 33,0 58,2 8,8

5

Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện bồi dưỡng, tự bồi

CBQL 26,7 66,7 6,6 20,0 53,3 26,7

Giáo

17,3 60,8 21,9 19,7 50,1 30,2

TT

Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi

dưỡng

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện (%) Mức độ hiệu quả (%) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Ít thường

xuyên

Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả 6

Tổ chức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn

CBQL 66,7 26,7 6,6 0,0 46,7 53,3

Giáo

viên 0,0 56,5 43,5 0,0 40,0 60,0

7

Tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường

CBQL 0,0 26,6 73,4 0,0 33,3 66,7

Giáo

viên 0,0 11,0 89,0 0,0 72,7 27,3

8

Theo dõi, giám sát việc thực hiện bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

CBQL 0,0 20,0 80,8 0,0 33,3 66,7

Giáo

viên 0,0 41,4 58,6 0,0 56,6 43,5

9

Phối hợp với các lực lượng giáo dục tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

CBQL 0,0 26,6 73,4 0,0 40,0 60,0

Giáo

viên 0,0 32,7 67,3 0,0 35,0 65,0

(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT) - Kết quả khảo sát mức độ, hiệu quả bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường phổ thông thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, như sau:

+ Việc thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên: Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT sẽ đạt hiệu quả cao, khi xây dựng được Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Qua khảo sát cho thấy, hoạt động này được thực hiện tương đối thường xuyên (có 66,7% CBQL cho là thực hiện rất thường xuyên và 33,3% cho là thường xuyên; có 53,3% giáo viên cho là thực hiện rất thường xuyên và 46,7% cho là thường xuyên), truy nhiên mức độ hiệu quả không cao (có 40,0 % CBQL cho là rất hiệu quả, 46,6 % cho là hiệu quả và 13,4% cho là ít

hiệu quả; có 50,7 % giáo viên cho là hiệu quả và 49,3% cho là ít hiệu quả).

Nguyên nhân là do các đơn vị bị động trong việc xây dựng một Ban chỉ đạo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên vì không đủ nguồn lực, kinh phí để thực hiện công việc này; đa phần trưởng ban chỉ đạo là thủ trưởng đơn vị kiêm nhiệm theo từng đợt bồi dưỡng, công tác chỉ đạo điều hành còn thiếu linh hoạt trong quá trình thực hiện.

+ Thành lập tổ báo cáo viên là các giáo viên cốt cán của ngành, của trường:

qua khảo sát cho thấy, hoạt động này được thực hiện rất thường xuyên (có 80,0%

CBQL cho là thực hiện rất thường xuyên và 20,0% cho là thường xuyên; có 53,3% giáo viên cho là thực hiện rất thường xuyên và 46,7% cho là thường xuyên) và mức độ hiệu quả được đánh giá là hiệu quả (có 46,6% CBQL cho là rất hiệu quả, 53,4% cho là hiệu quả; có 52,1% giáo viên cho là rất hiệu quả và 47,9% cho là hiệu quả).

+ Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, qua thực tế khảo sát cho thấy, hoạt động này được thực hiện rất thường xuyên (có 73,3%

CBQL cho là thực hiện rất thường xuyên và 26,7% cho là thường xuyên; có 60,0% giáo viên cho là thực hiện rất thường xuyên và 40,0% cho là thường xuyên) và mức độ hiệu quả được đánh giá là hiệu quả (có 26,7% CBQL cho là rất hiệu quả, 60,0% cho là hiệu quả và 13,3% cho là ít hiệu quả; có 32,4% giáo viên cho là rất hiệu quả, 52,1% cho là hiệu quả và 15,5% cho là ít hiệu quả). Đây là hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên mỗi khi có sự thay đổi về nội dung chương trình và sách giáo khoa, hoặc là bồi dưỡng những chuyên đề vào các đợt bồi dưỡng hè. Kết quả thu được sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn tập trung chưa được tiến hành kiểm tra, đánh giá cụ thể, chỉ viết bài thu hoạch dưới dạng hình thức, chung chung. Số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng còn đại trà, số lượng đông nên chất lượng chưa cao.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn chính là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông

tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá... qua các hoạt động cụ thể để bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên như: hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng xây dựng chủ đề dạy học, hướng dẫn về qui trình xây dựng chương trình, tiến hành trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm,... Qua khảo sát cho thấy, hoạt động này được thực hiện rất thường xuyên (có 53,3,% CBQL cho là thực hiện rất thường xuyên, 33,5 % cho là thường xuyên; có 53,9% giáo viên cho là thực hiện rất thường xuyên và 38,8% cho là thường xuyên) và mức độ hiệu quả được đánh giá là hiệu quả (có 20,0% CBQL cho là rất hiệu quả, 66,7% cho là hiệu quả và 13,3% cho là ít hiệu quả; có 33,0% giáo viên cho là rất hiệu quả, 58,2% cho là hiệu quả và 8,8% cho là ít hiệu quả). Tuy nhiên qua thực tế đánh giá tổ chuyên môn chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, và CBQL nhà trường chưa thực sự tạo điều kiện để tổ chuyên môn thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THPT. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác này chưa đạt hiệu quả cao trong thời gian qua.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng: Yếu tố quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người giáo viên là tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT có vai trò to lớn trong việc định hướng và nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, song nó cũng đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi giáo viên phải có năng lực tự học, tự bồi dưỡng. Muốn giáo viên có thể thực hiện tốt hoạt động tự bồi dưỡng thì CBQL phải có sự định hướng, hướng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)