Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, phía tây giáp huyện Yên Phong, phía đông giáp huyện Quế Võ, phía nam giáp huyện Tiên Du, phía bắc giáp huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang). Thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính. Diện tích tự nhiên 8.260,88 ha. Tổng dân số toàn thành phố 223.616 người, độ tuổi từ 0 đến 17 tuổi là 68.589 người, chiếm 30,7% dân số toàn thành phố. Dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp là chủ yếu trên 95%.
Bắc Ninh là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa cử, đồng thời cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được tỉnh và Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt Bắc Ninh có Dân ca quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội Bắc Ninh có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 10,2% (2019). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó năm 2019, tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,4%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 0,9%. Số doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng với 797 doanh nghiệp thành lập mới. Sự nghiệp giáo dục của thành phố tiếp tục được phát triển. Chất lượng học sinh giỏi cũng như chất lượng các hoạt động văn - thể - mỹ được nâng cao. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,8%.
Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của các địa phương, các gia đình không đồng đều dẫn đến sự nhận thức và công tác chăm lo cho giáo dục của các địa phương và các gia đình cũng có những khác biệt.
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của
đất nước, trước yêu cầu phát triển của địa phương. Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới để đáp ứng tiến độ và phát triển của kinh tế - xã hội, tạo ra sức lao động kỹ thuật được đào tạo có chất lượng.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh a. Khái quát về học sinh.
- Trong ba năm học gần đây, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có 5 trường THPT với quy mô học sinh phát triển trong ba năm học (Bảng 2.1.) như sau:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng khối lớp, học sinh cấp THPT
Năm học Số lớp
Số học sinh
So sánh số HS tăng (+) HS giảm (-) Khối 10 Khối 11 Khối 12
2017-2018 2067 1984 1972 6023 + 87
2018-2019 2222 1982 1898 6102 + 79
2019-2020 2026 2233 1975 6234 + 132
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT) Tổng hợp kết quả thống kê trong ba năm học cho thấy:
+ Khối lớp 10, năm học 2017-2018 là 2067 học sinh; năm học 2018-2019 là 2222 học sinh; năm học 2019-2020 là 2026 học sinh.
+ Khối lớp 11, năm học 2017-2018 là 1984 học sinh; năm học 2018-2019 là 1982 học sinh; năm học 2019-2020 là 2233 học sinh.
+ Khối lớp 12, năm học 2017-2018 là 1972 học sinh; năm học 2018-2019 là 1898 học sinh; năm học 2019-2020 là 1975 học sinh.
Quy mô học sinh trong ba năm học của các trường THPT là ổn định: Năm học 2017-2018 là 6023 học sinh; Năm học 2018-2019 là 6102 học sinh; Năm học 2019-2020 là 6234 học sinh.
- Chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh THPT thành phố Bắc Ninh Bảng 2.2: Thống kê chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
Năm học Xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2017-2018 5345 88.9 626 10.4 42 0.5 10 0.2 2018-2019 5467 89.6 586 9.6 43 0.7 6 0.1 2019-2020 5377 86.3 786 12.6 63 1.0 8 0.1
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT) Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh (Bảng 2.2), trong ba năm cho thấy:
học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm từ 86,3% đến 89,6%; hạnh kiểm xếp loại khá từ 9,6% đến 12,6%; hạnh kiểm xếp loại yếu chỉ có 0,1% đến 0.2%.
- Chất lượng giáo dục văn hóa của học sinh THPT
Bảng 2.3: Thống kê chất lượng giáo dục văn hóa học sinh Năm học
Xếp loại học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2017-2018 1650 27.4 3361 55.8 1000 16.6 12 0.2 2018-2019 1669 27.4 3386 55.5 1037 17.0 10 0.2 2019-2020 1742 27.9 3431 55.0 1051 16.9 10 0.2
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT) Chất lượng giáo dục văn hóa (Bảng 2.3), trong ba năm cho thấy: học sinh được xếp loại văn hóa giỏi chiếm từ 27,4% đến 27,9%; xếp loại văn hóa khá từ 55,0% đến 55,8%; xếp loại văn hóa trung bình từ 16,6% đến 17,9%; xếp loại văn hóa yếu 0,2%.
b. Khái quát về đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh
- Về đội ngũ CBQL và giáo viên:
Bảng 2.4: Số lượng, trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên
TT Năm học CB QL
Đội ngũ giáo viên Trình độ chuyên môn giáo viên
Giáo viên
Tỉ lệ GV/lớp
Nữ Trong biên
chế Đạt chuẩn Trên chuẩn
SL % SL % SL % SL %
1 2017-2018 15 339 2.35 281 82.9 310 91.4 164 48.4 175 51.6 2 2018-2019 15 348 2.40 288 82.8 319 91.7 172 49.4 176 50.6 3 2019-2020 15 345 2.36 287 83.1 316 91.5 180 52.1 165 47.9
(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT) Thống kê cho thấy số lượng đội ngũ CBQL, giáo viên ở các trường THPT đáp các chuẩn quy định. Tỷ lệ CBQL, giáo viên trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%; trong đó, trên chuẩn là 47,9%. Như vậy, chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên có thể đáp ứng tốt hơn cho việc tác quản lí nhà trường, quản lý dạy học và bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Việc tuyển dụng xây dựng đội ngũ giáo viên THPT thành phố Bắc Ninh nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh quản lý; tổ chức thi tuyển, hoặc xét tuyển trên cơ sở nhu cầu của các trường THPT thuộc tỉnh.
- Hiệu trưởng các trường THPT quản lý và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hàng năm có đánh giá, xếp loại dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước và địa phương; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.