PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 53)

- Thực trạng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014- 2019 diễn ra như thế nào ?

- Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn?

- Những giải pháp nào được thực hiện nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và các báo cáo tổng kết, hội thảo hội nghị của các cấp, các ngành và các báo cáo liên quan khác.

Tài liệu thu thập gồm: Các Nghị quyết trung ương, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về đầu tư XDCB trong XDNTM. Các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND về XDNTM; Quy hoạch NTM; Quyết định của UBND tỉnh và các báo cáo hàng năm, sơ kết 5 năm… Qua các tài liệu thứ cấp trên, các thông tin thứ cấp có thể thu thập gồm: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương về đầu tư XDCB trong XDNTM. Cơ chế, nguyên tắc huy động, cơ chế nguyên tắc quản lý, đánh giá hiệu quả đầu tư; những thành tựu và những tồn tại trong đầu tư và trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá sự hài lòng của các đơn vị liên quan đến công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM của tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Sở Tài chính, Sở

Kế hoạch Đầu tư, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn. Tác giả thực hiện thu thập thông tin qua phiếu điều tra với đối tượng điều tra là: Cán bộ Sở Tài chính (Phòng Tài chính đầu tư); cán bộ phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ phòng Tổng hợp của Văn phòng điều phối Nông thôn mới, Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch, BQL dự án, cán bộ địa phương các huyện, thị xã và thành phố; đơn vị hưởng lợi, các đơn vị thi công xây lắp.

Tác giả lựa chọn kích thước mẫu (Sample size)

Đối với mô hình phân tích nhân tố khám phá theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu và (2) số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình.

(1) Mức tối thiểu (Min) = 50

(2) Số lượng biến đưa vào phân tích mô hình.

Nếu mô hình có m thang đo, Pj: số biến quan sát của thang đo thức i.

n = ∑ kPj

Tỷ lệ của số mẫu so với 1 biến phân tích (k) là 5/1 hoặc 10/1.

Nếu n< mức tối tiểu, chọn mức tối thiểu. Minh họa:

Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 5/1 =>

n= 5*5 + 5*5 + …+ 5*5 =150

Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 10/1

=> n= 10*5 + 10*5 + … + 10*5 = 300

Áp dụng đối với mô hình đang ứng dụng: xác định kích thước mẫu (Sample size) n= 5*28 = 140 => mức tối thiểu là 140 quan sát.

Để đảm bảo độ tin cậy, kích thước mẫu điều tra khảo sát là 212 người tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (tại các địa phương mỗi đối tượng điều tra sẽ điều tra 04 phiếu), một số phòng ban chuyên môn thuộc huyện và các Sở chuyên ngành (điều tra 27 phiếu) và Sở Tài chính (điều tra 05 phiếu) tại tỉnh Bắc Kạn. Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: Phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra; Phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn nội dung cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ

tiêu định tính, để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra một cách chính xác và tin cậy, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert 5 bậc (Thang đo này được đặt theo tên của người đã tạo ra nó - nhà khoa học xã hội người Mỹ, Rensis Likert) để lấy ý kiến đánh giá, tương ứng với các mức sau:

1- Rất yếu kém 2- Yếu kém 3- Bình thường 4- Tương đối tốt 3- Rất tốt

Các mức đánh giá và ý nghĩa như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

1 Rất yếu kém 1,00 - 1,79 Kém

2 Yếu kém 1,80 - 2,59 Yếu

3 Trung bình 2,60 - 3,39 Trung bình

4 Tương đối tốt 3,40 - 4,19 Khá

5 Rất tốt 4,20 - 5,00 Tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2017.

Thông tin thu được tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu được xác định từ trước (theo vùng, theo địa bàn, quy mô, nguồn vốn, lĩnh vực. Theo năm, theo huyện, theo nguồn VĐT…).

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tượng cùng được lượng hóa cùng một nội dung, tính chất… So sánh qua chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện, so sánh giữa các huyện trong tỉnh.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội.

Dùng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian và chỉ số dùng để phân tích số liệu và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trong giai đoạn 2014-2019.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu chi cho XDNTM phản ảnh việc bố trí nguồn lực từ NSNN cho đầu tư XDNTM trên địa bàn

𝑇 𝑙ệ 𝑉Đ𝑇 𝑡 𝑁𝑆𝑁𝑁 𝑐ℎ𝑜 𝑋𝐷 𝑁𝑇𝑀 (%)

=Tổng số VĐT XDCB từ NSNN cho XDNTM

Tổng số VĐT XDCB từ NSNN của tỉnh × 100%

Chỉ tiêu phản ánh về công tác giao kế hoạch vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM.

Nhóm chỉ tiêu giao kế hoạch VĐT cho XDNTM đánh giá việc phân bổ vốn cho từng xã và từng dự án, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đó đã phù hợp theo các quy định của Chương trình hay chưa. Chỉ tiêu được thể hiện qua tổng số vốn đầu tư cơ bản giao cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới hàng năm.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM

Đối với nhóm chỉ tiêu này, đánh giá công tác giải ngân, thanh toán nguồn vốn thực hiện của năm kế hoạch, qua đó đánh giá được tình hình quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn như thế nào?

𝑇 𝑙ệ 𝑔𝑖𝑖 𝑛𝑔â𝑛, 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 (%)

= Tổng số vốn giải ngân, thanh toán

Tổng số kế hoạch vốn bố trí cho XDNTM× 100%

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM

Nhóm chỉ tiêu phản ảnh số lượng các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán, qua đó đánh giá được chất lượng quyết toán dự án hoàn thành và xác định được tình trạng nợ đọng XDCB trong XDNTM

Tỷ lệ quyết toán DAHT (% = Số công trình được quyết toán

Tổng số công trình hoàn thành× 100%

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về công tác thanh tra, kiểm tra vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM

Số lượt thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM trong năm (lần). Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM trong năm (lần). Số cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán bình quân một năm tiến hành trên một dự án đầu tư XDCB trong XDNTM (lần).

Chương 3

Một phần của tài liệu Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)