Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2019
3.4. Đánh giá sự hài lòng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.4.2. Đánh giá về cơ chế chính sách
Bảng 3.17: Đánh giá về chất lượng của cơ chế chính sách
TT Nội dung Giá trị
trung bình Ý nghĩa 1 CCCS1 - Chất lượng văn bản pháp luật trong
ĐTXDCB 3,774 Khá
2 CCCS2 - Đánh giá về chất lượng thực hiện
đơn giá/định mức XDCB 3,934 Khá
3 CCCS3 - Chất lượng văn bản hướng dẫn
thực hiện XDNTM 4,292 Tốt
(Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả)
Theo số liệu thu được từ phiếu điều tra tại bảng 3.17 thì đa số người được điều tra đều đánh giá mức độ khá cần thiết của cơ chế chính sách trong quản lý thực hiện chương trình, cụ thế: Cao nhất là biến CCCS3 (Chất lượng văn bản
hướng dẫn thực hiện XDNTM) là 4,292 điểm; biến thấp nhất CCCS1 (Chất lượng văn bản pháp luật trong đầu tư XDCB) là 3,774 điểm.
Điều đó cho ta thấy, việc quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN thực hiện XDNTM tại địa phương rất cần có văn bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể hóa nhằm mục tiêu sử dụng đúng hiệu quả nguồn vốn và thống nhất về cách thức triển khai trên các địa phương trong việc thực hiện XDNTM do trong hoạt động XDCB các văn bản thường có sự điều chỉnh dẫn đến việc thực hiện rất khó khăn; đồng thời việc triển khai các văn bản hướng dẫn vẫn phải phù hợp với các quy định của các văn bản khác trong quản lý ĐTXDCB và đơn giá/định mức trong XDCB, và dễ thực hiện tại các cơ sở.
Kết quả đạt được: Cơ chế chính sách các văn bản hướng dẫn ngày các được đơn giản hóa, các đơn giá/định mức XDCB đã được áp dụng đơn giản giúp cho việc quản lý sử dụng nguồn vốn ĐTXCBD tại địa phương được thuận tiện hơn, việc triển khai thực hiện các dự án được đơn giản hơn và các dự án sớm đưa vào sử dụng.
Hạn chế và nguyên nhân: Các dự án đầu tư trong lĩnh vực XDNTM vừa theo chính sách của chương trình và theo chính sách ĐTXDCB hiện hành, do các văn bản hướng dẫn đôi khi chồng chéo, dẫn đến đôi khi triển khai thực hiện các dự án gặp khó khăn.
3.4.3. Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư
Theo tổng hợp kết quả thu được và tính toán từ phiếu điều tra tại bảng 3.18 thì số người được điều tra đánh giá mức độ cần thiết của giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, trong đó được đánh giá cao nhất là biến CBĐT8 (Chất lượng công tác phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật) là 4,679 điểm, tiếp đó là biến CBĐT4 (Chất lượng thẩm định nguồn vốn và thẩm định khả năng cân đối vốn là 4.061 điểm và thấp nhất là biến CBĐT6 (Chất lượng khảo sát, thiết kế) là 3,189 điểm.
Bảng 3.18: Đánh giá chất lượng quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư
TT Nội dung Giá trị
trung bình Ý nghĩa
1 CBĐT1 - Chất lượng quy hoạch 3,392 Trung
bình 2 CBĐT2 - Chất lượng công tác tuyên truyền vận
động 3,189 Trung
bình 3 CBĐT3 - Chất lượng lập chủ trương đầu tư 3,406 Khá 4 CBĐT4 - Chất lượng thẩm định nguồn vốn và thẩm
định khả năng cân đối vốn 4,061 Khá
5 CBĐT5 - Chất lượng quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư 3,392 Trung
bình 6 CBĐT6 - Chất lượng khảo sát, thiết kế 3,189 Trung
bình 7 CBĐT7 - Chất lượng thẩm định/thẩm tra dự án 3,406 Khá 8 CBĐT8 - Chất lượng công tác phê duyệt báo
cáo kinh tế kỹ thuật 4,679 Tốt
(Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả)
Qua đây cho thấy trong quá trình triển chuẩn bị dự án, chất lượng của việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật là cần thiết, đây là căn cứ là để thực hiện các bước tiếp theo của dự án, bên cạnh đó việc thẩm định nguồn vốn và thẩm định khả năng cân đối vốn của dự án cũng có tính chất quan trọng, do khi xác định được mức vốn bố trí cho dự án mới quyết định đầu tư, qua đó tránh được tình trạng nợ đọng XDNTM. Cùng với đó các dự án XDNTM phải phù hợp với công tác quy hoạch để tránh tình trạng đầu tư dàn trải lãng phí nguồn vốn NSNN, bên cạnh đó cần phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân, để có thể triển khai thực hiện các dự án được thuận tiện.
Kết quả đạt được: Việc thẩm định, phê duyệt các dự án tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về ĐTXCBD. Trong quá trình thẩm định các dự án căn cứ vào các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030; Quy hoạch xây dựng NTM của các địa phương giai đoạn 2011-2020…. Việc lập kế hoạch đầu tư cho XDNTM đã bám sát vào kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn; việc bố trí kế hoạch vốn cho các dự án
thực hiện Chương trình đã thực hiện theo nguyên tác phân bổ vốn theo các hướng dẫn của các Bộ, ngành. Đã chú trọn cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nói chung và trong XDNTM nói riêng.
Hạn chế và nguyên nhân: Công tác quy hoạch đôi khi còn hạn chế (các quy hoạch thiếu sự gắn kết, chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực…) gây nên sự thất thoát lãng phí về nguồn vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM.
Năng lực của một số đơn vị tư vấn thẩm tra còn hạn chế, trong quá trình thẩm tra còn chưa phát sinh được những sai sót, bất cập, đơn giá áp dụng chưa đúng định mức. Công tác khải sát thiết kế còn sơ sài, chưa sát với thực tế dẫn đến việc thiết kế còn nhiều bất cập, đến khi triển khai thực hiện dự án phát hiện nhiều bất cập, phải điều chỉnh bổ sung thiết kế là tăng tổng mức đầu tư của dự án.
3.4.4. Quản lý quá trình đầu tư
Bảng 3.19: Đánh giá chất lượng quản lý quá trình đầu tư
TT Nội dung Giá trị
Trung bình
Ý nghĩa 1
QTĐT1 - Chất lượng phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB, và quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư
4,033 Khá
2 QTĐT2 - Chất lượng lập kế hoạch vốn 3,934 Khá 3 QTĐT3 - Chất lượng đền bù giải phóng
mặt bằng thực hiện dự án 3,679 Khá
4 QTĐT4 - Chất lượng chỉ thầu/đấu thầu 4,193 Khá 5 QTĐT5 - Chất lượng quản lý và thực hiện
dự án 4,085 Khá
6 QTĐT6 - Chất lượng kiểm tra, giám sát,
tạm ứng, nghiệm thu thanh toán 4,288 Tốt
(Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả)
Theo tổng hợp kết quả thu được và tính toán từ phiếu điều tra thu được tại bảng 3.19 thì theo số người được phỏng đều đều cho rằng quá trình đầu tư dự án
là cần thiết, trong đó cao nhất là biến QTĐT6 (Chất lượng kiểm tra, giám sát, tạm ứng, nghiệm thu thanh toán) là 4,288 điểm, thấp nhất là biến QTĐT3 (Chất lượng đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện dự án) với 3,679 điểm.
Qua đây ta thấy trong quá trình triển khai thực hiện các dự án XDNTM, cần phải chú trọng đến chất lượng kiểm tra, giám sát, nghiệm thu thanh toán do công tác này sẽ tác động lớn đến chất lượng công trình, do qua việc giám sát và kiểm tra thì việc thực hiện thi công xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo tính kỹ thuật mỹ thuật, đồng thời việc thanh toán nghiệm thu cho nhà thầu sẽ tạo điều kiện về nguồn lực cho nhà thầu thực hiện các dự án tiếp theo.Cùng với đó cũng phải tăng cường công tác đấu thầu/chỉ đầu đảm bảo tìm được các nhà thầu thi công đủ năng lực để thực hiện.
Kết quả đạt được: Trình độ năng lực của các chủ đầu tư và các BQL dự án được được nâng cao, công tác đấu thầu lựa nhà nhà thầu được thực hiện theo đúng Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý hiện hành. Công tác quản lý và thực hiện dự án được thực hiện nghiêm minh đúng pháp luật, mặt khác với sự vào cuộc của chính quyền và cấp ủy của địa phương, công tác tuyên truyền đến nhân dân được tốt, đã có tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng các các dự án XDNTM được thuận lợi, từ đó nhằm tạo điều kiện để các dự án nhanh được triển khai và bàn giao đưa vào sử dụng.
Hạn chế và nguyên nhân: Mặc dù có nhiều chuyển biến trong công tác đấu thầu, tuy nhiên công tác đấu thầu đôi khi vẫn còn có hiện tượng quân xanh, quân đỏ. Chất lượng công tác nghiệm thu khối lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiệm thu công việc không đúng với việc áp dụng đơn giá định mức…
còn phổ biến gây lãng phí nguồn vốn từ NSNN cho XDNTM. Trong công tác thi công chưa đúng theo tiến độ theo hợp đồng đã cam kết, vẫn còn có tình trạng tập trung khối lượng thực hiện vào thời điểm giá nguyên nhiên vật liệu và nhân công tăng. Việc làm hồ sơ hoàn công của một số đơn vị xây lắp chưa đầy đủ, kịp thời.
3.4.5. Quản lý quá trình kết thúc dự án
Bảng 3.20: Đánh giá chất lượng quản lý quá trình kết thúc dự án
TT Nội dung Giá trị
trung bình Ý nghĩa 1 KTDA1 - Chất lượng nghiệm thu bàn giao công
trình đưa vào sử dụng 3,934 Khá
2 KTDA2 - Chất lượng quyết toán vốn DAHT 3,679 Khá 3 KTDA3 - Chất lượng bảo hành/bảo trì công trình 4,193 Khá
(Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả)
Theo tổng hợp kết quả thu được và tính toán từ phiếu điều tra tại bảng 3.20 thì số người được phỏng vấn đều đánh giá sự cần thiết của quá trình kết thúc dự án, trong đó cao nhất là biến KTDA3 (Chất lượng bảo hành/bảo trì công trình) với 4,193 điểm và thấp nhất là biến KTDA2 (chất lượng quyết toán vốn) với 3,679 điểm.
Qua đó cho ta thấy, trong quá trình kết thúc dự án khi mà các giai đoạn trước đã thực hiện tốt, thì đến giai đoạn này công tác quyết toán công trình sẽ
được tiến hành một cách thuận lợi, đồng thời việc chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý các công trình chậm lập và nôp báo cáo quyết toán DAHT, cũng như trong công tác thu hồi sai phạm sau thẩm tra chưa được chú trọng . Còn đối với công tác bảo hành/bảo trì công trình số đông người được điều tra đều đánh giá mức cần thiết, do công tác này đánh giá được chất lượng công trình có thi công được đảm bảo hay không? Thể hiện năng lực của các nhà thầu thi công cũng như trách nhiệm của họ đối với các công trình đã thực hiện, và trách nhiệm của người được bàn giao sử dụng tài sản đó có duy tu bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ của các công trình XDNTM tại địa phương.
Kết quả đạt được: Đơn vị thi công và chủ đầu tư đã chủ động phối hợp hoàn thiện hồ sơ hoàn công để chủ đầu tư trình kho bạc nhà nước các cấp để tiến hành kiểm soát hồ sơ để giải ngân thanh toán vốn theo đúng quy đinh. Khi các công trình đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng chủ đầu tư đã chủ động
lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng phân cấp. Công tác bảo hành công trình được thực hiện theo đúng quy định, trong thời gian bảo hành, nếu công trình có hỏng hóc thì chủ đầu tư yêu cầu đơn vị xây dựng thực hiện công tác bảo hành công trình.
Hạn chế và nguyên nhân: Có một số chủ đầu tư còn chậm làm hồ sơ đề nghị quyết toán, dẫn đến có dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhiều năm mà chưa lập báo cáo quyết toán. Công tác bảo trình công trình đã được thực hiện, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn NSNN cho công tác bảo trì công trình còn hạn chế, có dự án chưa được cân đối nguồn vốn để bảo trì theo quy định, dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ công trình.
3.4.6. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư
Bảng 3.21: Đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư
TT Nội dung Giá trị trung bình Giá trị
1 KTGS1 - Chất lượng thanh tra, kiểm tra,
giảm sát dự án của cấp quản lý 4,033 Khá
2 KTGS2 - Chất lượng thanh tra, kiểm tra,
giảm sát dự án của cấp trên 3,934 Khá
3 KTGS3 - Chất lượng kiểm toán của cơ
quan kiểm toán Nhà nước 3,679 Khá
4 KTGS4 - Chất lượng giám sát của người
dân địa phương 4,193 Khá
5 KTGS5 - Chất lượng giám sát của ban
giám sát cộng đồng 4,085 Khá
(Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả)
Theo kết quả điều tra và tính toán từ phiếu điều tra Bảng 3.23 mang tại bảng 3.21 thì đa số người được điều tra đều đánh giá sự cần thiết phải kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư tuy nhiên mức độ đánh giá lại khác nhau,
cao nhất là biến KTGS4 (Chất lượng giám sát của người dân địa phương) với 4,193 điểm, tiếp đó là biến KTGS5 (Chất lượng giám sát của ban giám sát cộng đồng) với 4,085 điểm và thấp nhất là biến KTGS3 (Chất lượng kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nước) với 3,679 điểm.
Qua đây cho ta thấy việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư đối với dự án XDNTM nói riêng và ĐTXDCB nói chung rất quan trọng sẽ tránh được tình trạng thất thoát lãng phí trong XDCB cũng như uốn nắn các Chủ đầu tư và các đơn vị thi công thực hiện cho đúng các quy định, cùng với đó vai trò giám sát của nhân dân địa phương, và ban giám sát cộng đồng hết sức quan trọng, nguyên nhân các công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng thì họ chính là người sử dụng các công trình hàng ngày, do đó việc giám sát chặt chẽ
quá trình thi công các công trình sẽ đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng, và kéo dài thời gian sử dụng của các công trình.
Ưu điểm: Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đầu tư được thường xuyên, cũng phát hiện ra các sai phạm trong quá trình đầu tư XDNTM, qua đó để chấn chỉnh và uốn nắn các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện vào nền nếp và đúng quy trình.
Hạn chế: Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên trong quá trình thanh tra ít phát hiện ra những sai phạm, hoặc có phát sinh sai phạm nhưng mức độ sai sót nhỏ.
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới 3.5.1. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại tỉnh Bắc Kạn
Ngoài các quy định chung về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Trung ương, Tỉnh cũng đã ban hành những văn bản như Công văn số 381/CV-TU ngày 09/9/2016 về việc phân công các đơn vị giúp đỡ các xã khó khăn xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, trong đó phân
công các đơn vị giúp đỡ 59 xã đạt dưới 09 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đây là một cách làm hay trong việc xây dựng Nông thôn mới, là một điểm sáng trong cơ chế chính sách mà Tỉnh đã đạt được.
Về phần vốn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 quy định mức hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng nông thôn thuộc CTMTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020 trong đó hỗ trợ 100% vốn ngân sách nhà nước để xây dựng đường giao thông trục xã, đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ, xóm, kênh mương nội đồng, xây dựng trường học đạt chuẩn, trạm y tế xã, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn, công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư.
Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 19/4/2018 ban hành mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh trong đó tổ chức thực hiện 11 nội dung thành phần để phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới theo QĐ 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó phân bổ vốn trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương, lồng ghép và huy động các các nguồn vốn khác để thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy Chương trình, UBND tỉnh cũng ban hành thêm những quy định khác về tạm ứng chi phí đối với các dự án có quy mô nhỏ thực hiện cơ chế đặc thù thuộc nguồn vốn CTMT, Quyết định số 23/2017/QĐ- UBND ngày 11/8/2017 quy định về việc quản lý, thanh toán, quyết toán phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu xây dựng và các hình thức hỗ trợ khác thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 quy định cụ thể về nguồn vốn hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, thanh toán vốn, quyết toán vốn hàng năm, quyết toán công trình hoàn thành.
Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 ban hành quy chế sử dụng và quyết toán nguồn vốn huy động khác thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 quy định cụ thể về đối tượng huy động vốn, nguyên tắc huy động vốn, tổ chức huy động vốn, các hình thức