CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH
2. Kiến thức cơ bản
2.1 Bảng mô tả nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nắm đƣợc điều
kiện hình thành khuynh hướng dân chủ tƣ sản ở Việt Nam.
Trình bày đƣợc các hoạt động đấu tranh của khuynh hướng dân chủ tư sản từ 1919-1930.
Trình bày đƣợc những nét cơ bản của tổ chức Việt Nam Quốc dân
Phân biệt đƣợc điều kiện chủ quan và khách quan.
Rút ra đƣợc hoạt động tiêu biểu nhất của khuynh hướng dân chủ tư sản.
Nắm đƣợc ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại của khuynh hướng
So sánh đƣợc khuynh hướng dân chủ tƣ sản với ý thức hệ phong kiến cuối thế kỉ XIX và khuynh hướng vô sản từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930.
Rút ra đƣợc nét tiến bộ, hạn chế của khuynh hướng dân chủ tƣ sản.
Giải thích đƣợc tại sao lại thất bại.
18
đảng.
2.2 Kiến thức cơ bản
I. Điều kiện hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 1. Điều kiện khách quan
- Thế kỉ XX là thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, sự thắng thế của CNTB trên quy mô toàn thế giới, nhiều nước châu Á mang nặng tư tưởng phong kiến cũng đã chuyển biến theo con đường tư sản đã tác động mạnh đến nhận thức của giới sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam.
- Tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ trên thế giới đã được du nhập vào Việt Nam:
+ Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản tiến bộ ở Pháp
+ Tư tưởng duy tân ở Nhật Bản với cuộc cải cách của Minh Trị, cuộc vận động duy tân của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi ở Trung Quốc…
+ Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn với cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc
2. Điều kiện chủ quan
- Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến cuối thế kỉ XIX, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, thất bại đã đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra một con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã tác động mạnh mẽ đến nến kinh tế Việt Nam, dẫn đến sự phân hóa xã hội. Đặc biệt, sự ra đời của các lực lƣợng xã hội mới (tƣ sản, công nhân, tiểu tƣ sản) đã tạo nên cuộc vận động bên trong của phong trào yêu nước theo khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX: khuynh hướng dân chủ tư sản.
19
- Một bộ phận văn thân sĩ phu tiến bộ đã tiếp thu tích cực luồng tư tưởng mới, và tích cực hoạt động trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Đầu thế kỉ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản đã ra đời, nhanh chóng được quần chúng nhân dân hưởng ứng, đặc biệt là các văn thân sĩ phu tiến bộ, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
II. Khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX 1. Hoạt động của Phan Bội Châu
- Mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng dân tộc, xây dựng nền dân chủ.
- Chủ trương: bạo động
+ Từ 1904 – 1908: dựa vào Nhật, đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thành lập nền quân chủ lập hiến.
+ Từ 1912: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Việt Nam dân quốc.
- Xu hướng: bạo động.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Từ 1904- 1908: thành lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông Du nhƣng thất bại.
+ Từ 1912 đến 1914: Thành lập Việt Nam Quang phục hội, tổ chức bạo động giành chính quyền.
+ Năm 1913: Phan Bội Châu bị bắt.
2. Hoạt động của Phan Châu Trinh
- Mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng dân tộc, xây dựng nền dân chủ.
20
- Chủ trương: cải cách, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, dựa vào Pháp lật đổ chế độ phong kiến, , coi đó là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
- Xu hướng: cải cách.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Từ 1906 – 1908: Tổ chức Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì cùng một số văn thân sĩ phu tiến bộ, tiến hành cải cách trên một số lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục.
+ Năm 1908: Phan Châu Trinh bị Pháp bắt và đƣa sang Pháp.
* Bảng so sánh hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Mục đích Giải phóng dân tộc, thành lập dân chủ
Giải phóng dân tộc, thành lập dân chủ
Chủ trương Cứu nước rồi cứu dân Cứu dân rồi cứu nước
Xu hướng Bạo động Cải cách
Kết quả Thất bại Thất bại
Điểm giống: Đều muốn giải phóng dân tộc, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng dân chủ tƣ sản; muốn xây dựng xã hội mới dân chủ tiến bộ.
Điểm khác: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
3. Nguyên nhân thất bại
* Khách quan
- Thực dân Pháp còn mạnh, bộ máy cai trị đã ổn định.
21
* Chủ quan
- Chưa có một giai cấp tiên tiến và đường lối cứu nước đúng đắn:
+ Người tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản là các sĩ phu xuất thân từ nho giáo nên có những hạn chế.
+ Tư tưởng dân chủ tư sản tuy còn mới với người dân Việt Nam nhưng không đáp ứng đƣợc yêu cầu giải phóng dân tộc.
- Xã hội Việt Nam chƣa phân hóa thuần thục: giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản chƣa ra đời, giai cấp công nhân còn ít về số lƣợng và trong tình trạng tự phát; giai cấp nông dân nặng về ý thức tư hữu và không có hệ tư tưởng riêng.
- Phong trào đấu tranh thiếu sự liên kết, thống nhất.
4. Điểm mới của khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với ý thức hệ phong kiến cuối thế kỉ XIX.
- Xã hội: có sự ra đời của các lực lƣợng xã hội mới (công nhân, tƣ sản, tiểu tƣ sản).
- Tư tưởng: nhận thấy được sự thối nát của chế độ phong kiến, muốn xây dựng một xã hội dân chủ mới tiến bộ hơn; gắn liền cứu nước với cứu dân.
- Lãnh đạo: Bộ phận văn thân sĩ phu tiến bộ, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào.
- Lực lƣợng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.
- Phương pháp đấu tranh: không hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang, phương pháp đấu tranh phong phú (bạo động, cải cách…)
III. Sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản từ 1919 đến năm 1930 1. Tình hình xã hội Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất
22
* Trên thế giới
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một trật tự thế giới mới hình thành:
Trật tự Vecxai – Oasinhtơn.
- Cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi năm 1917 đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới.
- Sự phát triển của phong trào công nhân trên thế giới, với sự ra đời của các đảng cộng sản (Đảng công sản Pháp…) đã dẫn đến sự ra đời của Quốc tế Cộng sản nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
- Thực dân Pháp là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề. Để khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục vị thế của Pháp trước chiến tranh, một mặt Pháp tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác đẩy mạnh khai thác hệ thống thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
* Trong nước
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919- 1929) đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc của xã hội Việt Nam.
- Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số thành thị; về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế lạc hậu với phương thức sản xuất phong kiến là chủ yếu, mất cân đối và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế chính quốc.
- Về xã hội: phân hóa sâu sắc
+ Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận: đại địa chủ ngày càng giàu có, trở thành tay sai của thực dân Pháp; trung tiểu địa chủ: ít nhiều có tinh thần kháng Pháp.
23
+ Nông dân: tiếp tục bị bần cùng hóa; là lực lƣợng cách mạng to lớn và chỉ phát huy được sức mạnh khi đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Công nhân: phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng; sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
+ Tƣ sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, còn non trẻ và sớm bị tƣ bản Pháp chèn ép nên bị phân hóa thành hai bộ phận: Tƣ sản mại bản có quyền lợi kinh tế gắn chặt với Pháp, là tay sai của Pháp; Tƣ sản dân tộc có tinh thần kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên có tinh thần kháng chiến chống Pháp.
+ Tiểu tư sản: là lực lượng tiếp cận sớm nhất với tư tưởng tiến bộ trên thế giới, là lực lƣợng tham gia nhiệt tình phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Sự ra đời và phát triển của các giai cấp trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiếp tục phát triển trong những năm 1919-1930.
- Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ theo hai khuynh hướng song song:khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Đây là giai đoạn đấu tranh giành quyền lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam giữa hai khuynh hướng trên.
2. Sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong giai đoạn 1919- 1930
a. Các cuộc đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1925
* Cuộc đấu tranh của tư sản
- Mục đích: chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế.
- Tính chất: cải lương, dễ thỏa hiệp; không triệt để.
24
- Phương pháp đấu tranh: mittinh, đưa ra yêu sách, xuất bản sách báo tiến bộ, thành lập tổ chức chính trị...
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ 1919: Mở cuộc vận động tẩy chay hàng hóa người Hoa “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” .
+1923: Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo của Pháp ở Nam Kì.
+Tƣ sản và địa chủ Nam Kì thành lập “Đảng Lập hiến” (1923).
* Cuộc đấu tranh của tiểu tư sản
- Mục đích: đòi các quyền tự do, dân chủ.
- Tính chất: sôi nổi, quyết liệt, lôi kéo đƣợc các tầng lớp khác tham gia.
- Phương pháp đấu tranh: mittinh, đưa ra yêu sách, xuất bản sách báo tiến bộ, thành lập tổ chức chính trị...
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Thành lập một số tổ chức chính trị nhƣ: “Việt Nam nghĩa đoàn”, “Hội Phục Việt”, “Đảng Thanh niên”.
+ Sáng lập nhiều tờ báo ra đời nhƣ An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè…
+ Hoạt động mít tinh biểu tình, bãi khóa. Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926).
b. Sự thành lập và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng.
* Sự ra đời:
25
- Ngày 25-12-1927: trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là nhà xuất bản tiến bộ “Nam đồng thƣ xã”, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... thành lập “Việt Nam Quốc dân đảng”.
- Đây là tổ chức đại diện cho tƣ sản dân tộc
* Nền tảng tư tưởng
- Lúc mới thành lập còn chung chung chƣa rõ ràng.
- Sau đó chịu ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc theo khuynh hướng dân chủ tƣ sản.
* Mục đích: không rõ ràng
- Lúc đầu, nêu chung chung “trước làm cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới”.
- Năm 1929: đưa ra bản “chương trình hành động”, nêu rõ:
+ Cách mạng Việt Nam chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn cuối tiến hành đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thiết lập dân quyền.
+ Nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
* Chủ trương: tiến hành cách mạng bằng bạo lực tiến bộ.
* Thành phần
- Phức tạp, gồm: tiểu thương, tiểu chủ, phú nông,... chủ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp; kết nạp ồ ạt.
- Bị thực dân Pháp đưa người vào theo dõi hoạt động của hội.
* Tổ chức
- Thiếu chặt chẽ, chỉ xây dựng đƣợc ít cơ sở trong quần chúng nhân dân ở một số địa phương Bắc Kì.
26
* Hoạt động
- Tháng 2-1929: Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh - Tháng 2//1930: Tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái
+ Nguyên nhân: thực dân Pháp tiến hành khủng bố cách mạng Việt Nam, hội Việt Nam quốc dân đảng bị thiệt hại nặng nề, các cơ sở bị phá vỡ. Nguyễn Thái Học quyết định dồn lực lƣợng cuối cùng tiến hành khởi nghĩa “không thành công thì cũng thành nhân”.
khởi nghĩa trên thế bị động.
+ Diễn biến: 9-2-1930: khởi nghĩa bùng nổ, bắt đầu ở Yên Bái sau đó lan rộng ra Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại.
+ Nguyên nhân thất bại:Quá non nớt, mang nhiều yếu tố sai lầm; tổ chức, lực lƣợng ô hợp, phức tạp, lỏng lẻo, không có sự liên kết giữa 3 kì; hành động quá manh động, liều lĩnh. Trong khi đó, thực dân Pháp còn mạnh.
+ Ý nghĩa:Cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân.Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt hoạt động của hội Việt Nam quốc dân đảng, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.
3. Bước phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
Nội dung Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX
Khuynh hướng dân chủ tư sản từ năm 1919- 1930
Lãnh đạo Một bộ phận sĩ phu tiến bộ Giai cấp tƣ sản, tiểu tƣ sản tri thức
27
Lực lƣợng tham gia
Sĩ phu tiến bộ, nông dân Tƣ sản, tiểu tƣ sản trí thức, công nhân, nông dân.
Hình thức đấu tranh
Theo 2 xu hướng bạo động và cải cách
Phong phú: biểu tình, mít tinh, xuất bản sách báo tiến bộ, thành lập tổ chức chính trị tiến bộ...
Tổ chức hoạt động
Mang tính chất manh động Có tổ chức
4. Hạn chế của khuynh hướng dân chủ tư sản so với khuynh hướng vô sản trong những năm 1919-1930.
- Tư tưởng: Không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam.
- Mục đích: chƣa rõ ràng.
- Lãnh đạo: Còn non yếu về kinh tế và chính trị, mang tư tưởng cải lương, dễ thỏa hiệp.
- Tổ chức: thiếu chặt chẽ, chƣa chú trọng xây dựng cơ sở trong quần chúng nhân dân.
- Hành động: mang tính chất manh động, thiếu quyết liệt.
5. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
a. Ý nghĩa lịch sử
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới của cách mạng Việt Nam.
28
- Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho các phong trào đấu tranh mới về sau.
- Chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phải con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, chấm dứt vai trò của nó trong phong trào cách mạng Việt Nam.
b. Nguyên nhân thất bại
* Chủ quan
- Giai cấp tƣ sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- Ngọn cờ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
- Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.
- Tổ chức chính trị của giai cấp tƣ sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân đảng, rất lỏng lẻo về phương pháp tổ chức, lại thiếu cơ sở trong quần chúng nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
* Khách quan
- Đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố đƣợc nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chƣa xuất hiện, vì thế cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo bị thất bại nhanh chóng.
Khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 không ngừng phát triển (thể hiện thông qua mục đích đấu tranh, phương pháp đấu tranh, lực lượng tham gia) nhưng cuối cùng thất bại. Sự
29
thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc đã chứng minh sự sàng lọc khắt khe của lịch sử.